Lớp Giáo Lý
Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 14


Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 14

Hiểu Rõ và Giải Thích

Hình Ảnh
Jesus Christ is standing on a hill over looking a river

Một trong những mục đích của việc thông thạo giáo lý là giúp em hiểu rõ những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi trong các đoạn thông thạo giáo lý và có thể giải thích những đoạn này bằng lời của mình. Bài học này sẽ tạo cơ hội cho em hiểu sâu hơn và giải thích những lẽ thật về một hoặc nhiều đoạn thánh thư thông thạo giáo lý từ Kinh Tân Ước.  

Học viên chuẩn bị: Mời học viên ôn lại các đoạn thông thạo giáo lý sẽ được học trong bài học này và sẵn sàng thảo luận các đoạn đó khi đến lớp. Học viên có thể sử dụng Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý (năm 2022) hoặc ứng dụng Thông Thạo Giáo Lý để giúp các em ôn tập.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Có thể cần dạy bài học về đoạn thông thạo giáo lý thay cho bài học ôn tập này. Hãy tham khảo thời khóa biểu do giám đốc hoặc điều phối viên giáo vùng hay khu vực cung cấp để đảm bảo rằng mỗi bài học về đoạn thông thạo giáo lý sẽ được giảng dạy trong khi tổ chức lớp giáo lý. Nếu cần, hãy thay thế bất kỳ đoạn nào đã ôn lại trong bài học này bằng các đoạn khác mà học viên có thể cần chú trọng.

Ôn Tập

Tạo cơ hội cho học viên ôn lại các đoạn thông thạo giáo lý của bài học này và các cụm từ thánh thư then chốt có liên quan đến các đoạn đó. Cân nhắc sử dụng sinh hoạt ghép nối sau đây hoặc một sinh hoạt khác. (Đáp án đúng cho sinh hoạt này là 1-b, 2-d, 3-a, 4-c.)

  1. 1 Cô Rinh Tô 6:19–20

  2. 1 Cô Rinh Tô 11:11

  3. 1 Cô Rinh Tô 15:20–22

  4. 1 Cô Rinh Tô 15:40–42

a. Một số người trong gia đình của em đang cảm thấy khổ sở vì một người thân vừa qua đời và họ cảm thấy sẽ không bao giờ được gặp lại người đó nữa.

b. Một số người tin rằng cơ thể của họ là của riêng họ và họ có thể làm những gì họ muốn với cơ thể của mình. Họ không nhận ra rằng Đấng Cứu Rỗi đã trả giá để cứu chuộc chúng ta, từ này được hiểu là “chuộc lại chúng ta.” Vì lý do này, chúng ta không phải là của riêng chúng ta mà là của Đấng Cứu Rỗi.

c. Nhiều người tin vào thiên đường và ngục giới nhưng hiểu sai về những lẽ thật về cuộc sống sau cái chết và thể xác phục sinh.

d. Một người bạn hỏi em tại sao em lại ưu tiên cho mối quan hệ hôn nhân và gia đình bền chặt hơn là tiền bạc và thành công trong sự nghiệp.

Hiểu rõ và giải thích

Chủ Tịch Russell M. Nelson đã dạy cách thánh thư có thể kết nối chúng ta với Chúa Giê Su Ky Tô.

Hình Ảnh
Official portrait of President Russell M. Nelson taken January 2018

[Thánh thư] dạy chúng ta về Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài, tầm quan trọng của Sự Chuộc Tội của Ngài, và kế hoạch hạnh phúc và cứu chuộc vĩ đại của Đức Chúa Cha. Việc hằng ngày chú tâm đến lời của Thượng Đế là rất thiết yếu cho sự sống còn thuộc linh nhất là trong [thời gian] biến động càng ngày càng gia tăng này. Hằng ngày, khi chúng ta nuôi dưỡng những lời nói của Đấng Ky Tô, thì những lời này sẽ cho chúng ta biết cách đối phó với những khó khăn mà chúng ta không bao giờ nghĩ là mình sẽ gặp phải.

(Russell M. Nelson, “Hãy Nghe Lời Người”, Liahona, tháng Năm năm 2020, trang 89)

Hãy giúp học viên hiểu rõ hơn về giáo lý trong các đoạn thông thạo giáo lý. Sinh hoạt sau đây là một cách để có thể thực hiện điều này. Học viên có thể chú trọng vào các đoạn đã ôn tập ở trên hoặc bất kỳ đoạn thông thạo giáo lý nào trong Kinh Tân Ước.

Nếu sử dụng sinh hoạt sau đây, hãy sẵn sàng để giúp học viên tìm thấy những sự liên hệ có ý nghĩa với Chúa Giê Su Ky Tô trong những đoạn các em đã chọn. Có thể hữu ích để xếp học viên vào các nhóm nhỏ và mời các em chia sẻ câu trả lời của mình cho các câu hỏi với cả nhóm.

Hãy tưởng tượng rằng, để bắt đầu một sinh hoạt dành cho giới trẻ, em được yêu cầu chia sẻ một câu thánh thư đã giúp em học được hoặc cảm nhận được một điều gì đó về Chúa Giê Su Ky Tô. Chọn một trong những đoạn thông thạo giáo lý từ bài học này hoặc một đoạn khác từ Kinh Tân Ước. Mời Đức Thánh Linh giúp em nhận ra những lẽ thật về Đấng Cứu Rỗi giúp em hiểu sâu hơn về Ngài, phúc âm của Ngài, Sự Chuộc Tội của Ngài hoặc kế hoạch cứu rỗi của Cha Thiên Thượng.

  • Em đã chọn đoạn thông thạo giáo lý nào?

  • Em đã nhận ra được lẽ thật hay giáo lý nào từ đoạn này?

  • Cuộc sống của một người nào đó có thể khác đi như thế nào nếu họ không biết lẽ thật mà em đã nhận ra?

  • Làm thế nào mà việc hiểu được lẽ thật này có thể giúp em đến gần Đấng Cứu Rỗi hơn?

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Ôn tập với ứng dụng Thông Thạo Giáo Lý

Cân nhắc sử dụng ứng dụng Thông Thạo Giáo Lý để giúp học viên ôn tập hoặc học thuộc lòng các đoạn thông thạo giáo lý.

Những cách khác để giúp học viên hiểu và giải thích

Hiểu—Học viên có thể tra cứu ý nghĩa của các từ trong các đoạn thông thạo giáo lý mà các em đã chọn và báo cáo về những sự hiểu biết sâu sắc mà các em đã đạt được thêm. Học viên có thể sử dụng từ điển hoặc Sách Hướng Dẫn Thánh Thư để tra cứu các từ.

Hiểu—Học viên có thể viết lại những đoạn thông thạo giáo lý mà các em đã chọn bằng lời riêng của mình.

Giải thích—Để giúp học viên giải thích những lẽ thật trong các đoạn thông thạo giáo lý, hãy cân nhắc mang đến lớp nhiều loại đồ vật nhỏ và mời học viên chọn một đồ vật mà các em cảm thấy minh họa được lẽ thật trong đoạn thông thạo giáo lý mà các em đã chọn. Sau đó, học viên có thể sử dụng đồ vật mà các em đã chọn để giúp giải thích cho lẽ thật đó.

In