Lớp Giáo Lý
Công Vụ Các Sứ Đồ 10, Phần 2


Công Vụ Các Sứ Đồ 10, Phần 2

Các Nguyên Tắc để Nhận Được Sự Mặc Khải

A young woman with a book in her lap and holding a candle looking over her shoulder at a bright light.

Cha Thiên Thượng nhân từ đã ban phước cho Cọt Nây và Phi E Rơ với sự mặc khải để giúp họ hiểu rõ hơn ý muốn của Ngài. Khi họ hành động theo sự mặc khải mà họ nhận được, họ được ban phước để có thêm sự sáng và sự hiểu biết. Bài học này có thể giúp em gia tăng sự hiểu biết về cách Cha Thiên Thượng có thể mặc khải ý muốn của Ngài cho mình.

Mời học viên đặt câu hỏi. Việc mời học viên đặt câu hỏi trong suốt bài học có thể giúp anh chị em làm cho bài học thích ứng với nhu cầu của học viên và làm cho đề tài phù hợp hơn với học viên.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên nhận ra những nhu cầu hoặc mối quan tâm trong cuộc sống của mình mà các em muốn nhận được sự mặc khải.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Gửi một sứ điệp quan trọng

Mời một người tình nguyện lên trước lớp. Giao cho học viên này nhiệm vụ truyền đạt thông điệp “Cha Thiên Thượng yêu thương các anh chị em” cho các học viên khác mà không cần nói. Học viên đó có thể viết, ra điệu bộ hoặc sử dụng bất kỳ hình thức giao tiếp nào ngoại trừ nói.

Hãy tưởng tượng rằng em phải đưa ra một thông điệp quan trọng cho một người không ở cùng mình.

  • Em có thể gửi thông điệp đó cho họ bằng một số cách nào?

  • Cha Thiên Thượng có thể gửi những sứ điệp quan trọng cho em bằng một số cách nào?

Cha Thiên Thượng có nhiều sứ điệp quan trọng để chia sẻ với con cái của Ngài. Một số sứ điệp là dành cho tất cả mọi người, trong khi những sứ điệp khác chỉ dành riêng cho em. Cha Thiên Thượng giao tiếp với mỗi người qua sự mặc khải cá nhân. Khi em học bài học này, hãy tìm các cách mà Thượng Đế có thể mặc khải những sứ điệp quan trọng của Ngài để em có thể nhận ra sự mặc khải khi nó đến.

Cha Thiên Thượng mặc khải ý muốn của Ngài cho cả Phi E Rơ và Cọt Nây

Hãy xem lại câu chuyện của Cọt Nây và Phi E Rơ trong Công Vụ Các Sứ Đồ 10:1–28, 44–48 (xin xem thêm bài học “Công Vụ Các Sứ Đồ 10, Phần 1”). Khi em ôn lại, hãy tìm kiếm cách họ tiến đến việc hiểu những điều Cha Thiên Thượng đang mặc khải cho họ.

Học viên có thể cùng nhau xem lại Công Vụ Các Sứ Đồ 10, đọc câu chuyện và thỉnh thoảng tạm dừng để chia sẻ những điều các em đang học. Hoặc là, học viên có thể làm việc theo cặp, với một em tập trung vào kinh nghiệm của Cọt Nây ( các câu 1–8, 44–48) và em kia tập trung vào kinh nghiệm của Phi E Rơ ( các câu 9–28, 44–48). Khi học viên ôn lại, các em có thể chia sẻ với nhau điều mình tìm được.

  • Em học được điều gì về sự mặc khải từ câu chuyện này?

Hãy lắng nghe kỹ câu trả lời của học viên để sẵn sàng đặt ra thêm những câu hỏi soi dẫn.Cân nhắc mời học viên viết các lẽ thật lên trên bảng. Một số lẽ thật về sự mặc khải mà học viên có thể nhận ra bao gồm Cha Thiên Thượng mặc khải lẽ thật của Ngài từng hàng chữ một Cha Thiên Thượng có thể ban thêm cho chúng ta sự mặc khải khi chúng ta tuân theo sự mặc khải mà chúng ta tiếp nhận. Học viên cũng có thể ghi lại những lẽ thật này trong nhật ký ghi chép việc học tập hoặc thánh thư của các em.Cân nhắc chia sẻ một kinh nghiệm cá nhân và mời học viên chia sẻ những kinh nghiệm minh họa cho các lẽ thật đã được nhận ra.

  • Em có thể học được gì về Cha Thiên Thượng từ những lẽ thật về sự mặc khải mà mình đã nhận ra?

  • Phi E Rơ và Cọt Nây có thể đã không nhận được những phước lành và lẽ thật nào nếu họ không hành động theo những điều đã nhận được?

Từng hàng chữ một

Thích ứng cuộc thảo luận sau đây dựa trên những điều học viên đã hiểu về lẽ thật này. Nếu một số học viên đã hiểu rõ lẽ thật này, thì hãy cân nhắc mời các em dạy cho những học viên khác.

Học viên có thể được lợi ích từ việc đọc 2 Nê Phi 28:30 và thảo luận về cách Phi E Rơ và Cọt Nây nhận được sự mặc khải từng hàng chữ một.

Lẽ thật về sự mặc khải được minh họa trong câu chuyện này là Cha Thiên Thượng mặc khải lẽ thật của Ngài từng hàng chữ một (xin xem 2 Nê Phi 28:30).

Hãy lưu ý rằng cả Cọt Nây lẫn Phi E Rơ đều không nhận được ngay tất cả các thông tin mà Thượng Đế có cho họ. Cọt Nây được thiên sứ bảo hãy đi tìm Phi E Rơ, là người sẽ bảo ông mọi việc phải làm ( Công Vụ Các Sứ Đồ 10:5–6). Sau khi Phi E Rơ nhận được sự mặc khải của mình, ông “nghi ngờ về ý nghĩa của sự hiện thấy mình đã thấy” ( Công Vụ Các Sứ Đồ 10:17). Ông không hoàn toàn hiểu ý nghĩa của khải tượng cho đến khi gặp Cọt Nây.

Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã mô tả điều này có thể như thế nào đối với chúng ta. Hãy đọc lời phát biểu sau đây.

3:4
Elder David A. Bednar, Quorum of the Twelve Apostles official portrait. 2020.

Việc ánh sáng dần dần tỏa ra từ mặt trời mọc cũng giống như việc tiếp nhận một sứ điệp từ Thượng Đế “từng hàng chữ một, từng lời chỉ giáo một” ( 2 Nê Phi 28:30). Thường xuyên nhất, sự mặc khải đến theo mức độ nhỏ rồi tăng dần theo thời gian và được ban cho tùy theo ước muốn, mức độ xứng đáng và sự chuẩn bị của chúng ta. … Mẫu mực mặc khải này được cho thấy phổ biến hơn.

(David A. Bednar, “Tinh Thần Mặc Khải”, Liahona, tháng Năm năm 2011, trang 88)

  • Việc Cha Thiên Thượng ban cho chúng ta sự mặc khải dần dần thay vì tất cả cùng một lúc có thể là một phước lành ra sao?

  • Mẫu mực mặc khải này có thể giúp chúng ta phát triển những thuộc tính nào giống như Đấng Ky Tô?

Hành động theo sự mặc khải

Vì Cọt Nây và Phi E Rơ đã hành động dựa trên những điều mặc khải mà họ nhận được vào lần đầu tiên nên họ được ban phước với sự hiểu biết trọn vẹn hơn. Điều này minh họa một lẽ thật khác có trong Công Vụ Các Sứ Đồ 10 : Cha Thiên Thượng sẽ ban thêm cho chúng ta sự mặc khải khi chúng ta tuân theo sự mặc khải mà chúng ta nhận được.

Anh Cả Ronald A. Rasband thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ giải thích tầm quan trọng của việc hành động theo sự mặc khải từ Cha Thiên Thượng. Xem video “Hãy Để Đức Thánh Linh Hướng Dẫn”, trên trang ChurchofJesusChrist.org, từ mã thời gian 14:41 đến 15:19 hoặc đọc lời phát biểu sau đây.

15:43
Official Portrait (as of June 2016) of Elder Ronald A. Rasband of the Quorum of the Twelve Apostles.

Nếu chúng ta lưu ý đến những thúc giục đến với mình thì chúng ta sẽ phát triển trong tinh thần mặc khải và nhận được thêm nhiều hơn nữa sự hướng dẫn và hiểu biết sâu sắc mà được Thánh Linh soi dẫn. Chúa đã phán: “Hãy đặt sự tin cậy vào Thánh Linh là Đấng dẫn dắt làm điều tốt lành” [ Giáo Lý và Giao Ước 11:12 ].

Cầu xin cho chúng ta hãy nghiêm chỉnh tuân theo lời kêu gọi của Chúa: “Hãy vui lên, vì ta sẽ hướng dẫn các ngươi đi” [ Giáo Lý và Giao Ước 78:18 ]. Ngài dẫn dắt chúng ta đi bởi Đức Thánh Linh. Cầu xin cho chúng ta sống gần với Thánh Linh, hành động nhanh chóng theo những thúc giục đầu tiên của mình, vì biết rằng những thúc giục này đến từ Thượng Đế.

(Ronald A. Rasband, “Hãy Để Đức Thánh Linh Hướng Dẫn”, Liahona, tháng Năm năm 2017, trang 96)

  • Làm thế nào em có thể tự chuẩn bị để nhận được sự mặc khải?

Sự mặc khải cho cuộc sống của em

  • Em đã học được điều gì về sự mặc khải mà có thể giúp em trong những hoàn cảnh riêng?

  • Cha Thiên Thượng đã ban cho em điều mặc khải nào mà em cần phải hành động theo, và em có thể hành động như thế nào theo sự mặc khải đó?

  • Em đã học được điều gì mà có thể giúp em nhìn thấy được tình yêu thương của Cha Thiên Thượng dành cho mình?

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Tôi nên làm gì nếu tôi không cảm thấy mình nhận được sự mặc khải từ Cha Thiên Thượng, ngay cả khi tôi tìm kiếm điều đó?

Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã giải thích:

2:3
Elder David A. Bednar, Quorum of the Twelve Apostles official portrait. 2020.

Trong nhiều lúc bấp bênh và thử thách chúng ta gặp trong cuộc sống của mình, Thượng Đế đòi hỏi chúng ta phải làm hết khả năng của mình, để tự hành động chứ không bị tác động (xin xem 2 Nê Phi 2:26), và tin cậy nơi Ngài. Chúng ta có thể không thấy được các thiên sứ, nghe tiếng nói của Chúa, hoặc nhận được vô số những ấn tượng thuộc linh. Chúng ta thường có thể tiến bước với hy vọng và cầu nguyện—nhưng không có gì là bảo đảm tuyệt đối—rằng chúng ta đang làm theo ý muốn của Thượng Đế. Nhưng khi chúng ta tôn trọng các giao ước của mình và tuân giữ các lệnh truyền, khi chúng ta cố gắng một cách kiên trì hơn để làm điều thiện và để trở nên tốt hơn thì chúng ta có thể bước đi với sự tin tưởng rằng Thượng Đế sẽ hướng dẫn bước đi của chúng ta.

(David A. Bednar, “Tinh Thần Mặc Khải”, Liahona, tháng Năm năm 2011, trang 90)

Những thói quen hoặc hành động nào có thể khiến tôi không nhận được sự mặc khải?

Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã nói:

2:3
Elder David A. Bednar, Quorum of the Twelve Apostles official portrait. 2020.

Trong thánh thư, ảnh hưởng của Đức Thánh Linh thường được nhận ra như là “một tiếng nói nhỏ êm ái” ( 1 Các Vua 19:12 ; 1 Nê Phi 17:45 ; xin xem thêm 3 Nê Phi 11:3) và một “tiếng nói hết sức dịu dàng” ( Hê La Man 5:30). Vì Thánh Linh mách bảo chúng ta một cách dịu dàng và nhỏ nhẹ, nên rất dễ để chúng ta hiểu lý do tại sao phải tránh những phương tiện truyền thông không thích hợp, hình ảnh sách báo khiêu dâm, cũng như những chất và thói quen nghiện ngập đầy tai hại. Những công cụ này của kẻ thù nghịch có thể làm suy yếu và cuối cùng hủy diệt khả năng của chúng ta để nhận biết và đáp ứng các sứ điệp tinh vi do Thượng Đế ban cho qua quyền năng của Thánh Linh Ngài.

(David A. Bednar, “Tinh Thần Mặc Khải”, Liahona, tháng Năm năm 2011, trang 88)

Tôi có thể làm gì để gia tăng khả năng của mình để nhận được sự mặc khải?

Chủ Tịch Dallin H. Oaks thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã nói:

Official Portrait of President Dallin H. Oaks taken March 2018.

Tiến bước với sự phục vụ và việc làm của chúng ta là một cách quan trọng để hội đủ điều kiện cho sự mặc khải. Trong việc học thánh thư của mình, tôi để ý rằng hầu hết những sự mặc khải đến với con cái của Thượng Đế khi họ hành động, chứ không phải khi họ ngồi tại chỗ của mình để chờ Chúa phán bảo bước đầu tiên phải làm. …

Chúng ta sẽ nhận được những thúc giục của Thánh Linh khi đã làm hết sức của mình, khi chúng ta ra ngoài nắng làm việc thay vì ngồi trong bóng râm cầu nguyện để được hướng dẫn cách thực hiện bước đầu tiên. Sự mặc khải đến khi con cái của Thượng Đế hành động.

Vì vậy, chúng ta làm tất cả những gì có thể. Rồi chúng ta chờ đợi Chúa để nhận được mặc khải của Ngài. Ngài có thời gian biểu của riêng Ngài.

(Dallin H. Oaks, ”In His Own Time, In His Own Way”, Ensign, tháng Tám năm 2013, trang 22, 24)

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Ví dụ về những người khác nhận được sự mặc khải

Cân nhắc mời học viên nhận ra các ví dụ từ thánh thư về những người khác mà đã nhận được sự mặc khải (ví dụ, xin xem 1 Nê Phi 4:6–18 ; Ê Nót 1:1–18 ; An Ma 5:43–47). Yêu cầu học viên liệt kê các ví dụ lên trên bảng. Sau đó, các em có thể chọn một ví dụ, tìm ví dụ đó trong thánh thư và nghiên cứu ví dụ đó, tìm kiếm những hiểu biết sâu sắc về sự mặc khải từ Cha Thiên Thượng.

  • So sánh câu chuyện các em đã chọn với những kinh nghiệm của Cọt Nây và Phi E Rơ. Các em đã thấy những điểm tương đồng nào? Những điểm khác biệt nào?