Lớp Giáo Lý
Công Vụ Các Sứ Đồ 12:1–19


Công Vụ Các Sứ Đồ 12:1–19

An angel assisting Peter in his release from prison. The prison guards are unconscious on the ground.

Các Vị Sứ Đồ đối mặt với sự chống đối khi họ cố gắng xúc tiến công việc của Đấng Cứu Rỗi. Gia Cơ bị hành hình vì đạo theo lệnh của Hê Rốt, trong khi Phi E Rơ bị cầm tù nhưng sau đó được một thiên sứ giải cứu để đáp ứng lời cầu nguyện của các tín hữu trong Giáo Hội. Bài học này nhằm giúp em phát triển lòng tin cậy nhiều hơn nơi Cha Thiên Thượng và những sự đáp ứng của Ngài cho lời cầu nguyện.

Tích cực ghi nhận những phản hồi của học viên. Hãy ghi nhận câu trả lời của học viên bằng một câu “cảm ơn” đơn giản hoặc bằng cách khen một điều gì đó cụ thể trong câu trả lời của các em. Làm như vậy sẽ giúp cho học viên thấy rằng những đóng góp của các em là đáng giá và cần thiết cho kinh nghiệm học tập. Điều này có thể giúp học viên cảm thấy thoải mái hơn khi chia sẻ câu trả lời, những hiểu biết sâu sắc và kinh nghiệm trong tương lai.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên chuẩn bị chia sẻ một kinh nghiệm khi những lời cầu nguyện được đáp ứng theo cách mà các em hoặc những người khác đã hy vọng, và khi mà những lời cầu nguyện dường như không được đáp ứng hoặc được đáp ứng theo một cách không như mong đợi.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Các kết quả khác nhau

Hãy thông cảm với hoàn cảnh của học viên và điều chỉnh các tình huống sau đây cho phù hợp. Nhắc học viên tham khảo phần chuẩn bị cho buổi học trong suốt quá trình học.

Hãy suy ngẫm về những cách khác nhau mà mọi người có thể phản ứng với các tình huống sau đây:

Một thiếu niên siêng năng cầu nguyện trong nhiều năm để cha mình được chữa khỏi bệnh ung thư, nhưng người cha không khỏi bệnh.

Một thiếu nữ khẩn thiết cầu nguyện cho mẹ mình được chữa khỏi bệnh ung thư, và sau nhiều năm gặp khó khăn, người mẹ đã hồi phục một cách kỳ diệu.

  • Có khi nào em hoặc những người khác có những lời cầu nguyện không được đáp ứng theo cách đã hy vọng không?

  • Em đã phản ứng như thế nào?

  • Mức độ tin cậy nơi Cha Thiên Thượng ảnh hưởng như thế nào đến phản ứng của em?

Trong nhật ký ghi chép việc học tập của em, hãy nhận ra những phép lạ hoặc phước lành mà em đang tìm kiếm. Hãy suy ngẫm xem việc đặt sự tin cậy lớn lao hơn nơi Thượng Đế có thể ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của em. Trong khi học, hãy tìm kiếm những lẽ thật và ví dụ có thể giúp em phát triển sự tin cậy lớn lao hơn nơi Cha Thiên Thượng và những sự đáp ứng của Ngài cho những lời cầu nguyện.

Sự ngược đãi các tín hữu của Giáo Hội

Khi phúc âm tiếp tục được truyền bá, các tín hữu và các vị lãnh đạo của Giáo Hội đã bị những lãnh đạo người La Mã và Do Thái ngược đãi. Một số người lãnh đạo Giáo Hội, chẳng hạn như Phi E Rơ và Giăng, đã được Thượng Đế giải cứu một cách kỳ diệu (xin xem Công Vụ Các Sứ Đồ 5:17–21), trong khi những người khác, như Ê Tiên, thì không (xin xem Công Vụ Các Sứ Đồ 7:54–60).

Hãy tưởng tượng em là một tín hữu của Giáo Hội trong những sự kiện này khi em đọc Công Vụ Các Sứ Đồ 12:1–4 . Từ hà hiếp có nghĩa là áp bức hoặc làm hại. Câu 4 có nghĩa là Hê Rốt đã đặt 16 người lính để canh gác Phi E Rơ trong khi định công khai xử tử ông sau đó.

  • Em có thể có những cảm nghĩ và thắc mắc nào với tư cách là một tín hữu của Giáo Hội vào lúc này?

Hãy đọc Công Vụ Các Sứ Đồ 12:5 và tìm kiếm cách phản ứng của các tín hữu Giáo Hội.

  • Tại sao việc thực hành đức tin bằng cách cầu nguyện cho Phi E Rơ lại là một thử thách?

  • Em nghĩ các tín hữu trong Giáo Hội hiểu gì về Cha Thiên Thượng mà đã thúc đẩy họ làm điều này?

Hãy đọc Công Vụ Các Sứ Đồ 12:6–11 và tìm kiếm xem những lời cầu nguyện của các tín hữu trong Giáo Hội đã được đáp ứng như thế nào.

  • Em có thể đã trải qua những cảm nghĩ hoặc suy nghĩ nào nếu chứng kiến sự đáp ứng cho lời cầu nguyện này?

  • Sự kiện như thế này có thể ảnh hưởng như thế nào đến lòng tin cậy của em nơi Cha Thiên Thượng?

  • Chúng ta có thể học được những lẽ thật nào về lời cầu nguyện từ câu chuyện này?

Cầu nguyện chân thành và nhiệt thành

Một lẽ thật mà chúng ta có thể học được từ câu chuyện này là những lời cầu nguyện chân thành và nhiệt thành của chúng ta mời những phép lạ và phước lành của Thượng Đế vào cuộc sống của chúng ta và cuộc sống của những người khác.

Nếu học viên muốn được lợi ích từ một ví dụ, hãy cân nhắc chia sẻ một kinh nghiệm cá nhân, hoặc ví dụ sau đây do Chủ Tịch Ballard chia sẻ.

Các phép lạ xuất phát từ lời cầu nguyện trung tín thường nhỏ và đơn giản thay vì lớn và mạnh mẽ.

Em có thể muốn xem “Vậy, Hãy Tỉnh Thức Luôn và Cầu Nguyện” từ mã thời gian 12:17 đến 13:07, trên trang ChurchofJesusChrist.org, hoặc đọc lời phát biểu sau đây để nhìn thấy một phép lạ từ lời cầu nguyện trong cuộc đời của Chủ Tịch M. Russell Ballard thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ.

15:1
Official portrait of President M. Russell Ballard of the Quorum of the Twelve Apostles, 2004.

Tôi biết được quyền năng của sự cầu nguyện bằng kinh nghiệm riêng của mình. Mới gần đây tôi đã ở một mình trong văn phòng của tôi. Tôi vừa trải qua một cuộc phẫu thuật tay. Tay tôi thâm tím, sưng tấy và rất đau đớn. Khi ngồi vào bàn làm việc, tôi đã không thể tập trung vào những vấn đề quan trọng và then chốt vì tôi bị phân tâm bởi cơn đau này.

Tôi quỳ xuống và cầu xin Chúa giúp tôi tập trung để tôi có thể hoàn thành công việc của mình. Tôi đứng dậy và quay trở lại đống giấy tờ trên bàn làm việc. Hầu như ngay lập tức, sự minh mẫn và tập trung đến với tâm trí tôi và tôi đã có thể hoàn thành những vấn đề cấp bách trước mắt.

(M. Russell Ballard, “Vậy, Hãy Tỉnh Thức Luôn và Cầu Nguyện”, Liahona, tháng Mười Một năm 2020, trang 79)

  • Em hoặc những người khác đã có những kinh nghiệm gì khi Thượng Đế đáp ứng các lời cầu nguyện?

  • Những kinh nghiệm này dạy cho em điều gì về mong muốn và cảm nghĩ của Cha Thiên Thượng dành cho em và những người khác?

  • Những kinh nghiệm này đã ảnh hưởng như thế nào đến mong muốn và khả năng của em để tin cậy nơi Cha Thiên Thượng?

Khi học viên trả lời, hãy cảm ơn các em vì đã chia sẻ kinh nghiệm và những hiểu biết sâu sắc của các em, đồng thời giúp các em hiểu những đóng góp đó có ý nghĩa như thế nào đối với lớp học.

Tin cậy nơi Thượng Đế

Hãy đọc Công Vụ Các Sứ Đồ 12:12–17 để xem câu chuyện này kết thúc như thế nào. Hãy nhớ rằng Gia Cơ được đề cập trong câu 17 không phải là cùng một Gia Cơ mà đã được đề cập đến trong câu 2 .

Đôi khi những lời cầu nguyện không được đáp ứng theo cách chúng ta hy vọng. Sự tuẫn đạo của Gia Cơ có thể là một trong những ví dụ như vậy. Vào thời điểm này, Các Thánh Hữu có lẽ cũng đã cầu nguyện cho Gia Cơ, nhưng ông vẫn bị Hê Rốt giết chết (xin xem Công Vụ Các Sứ Đồ 12:2).

Hãy suy ngẫm về các tình huống từ đầu bài học và những lần trong cuộc sống của em khi Thượng Đế không đáp ứng lời cầu nguyện của em theo cách em đã hy vọng.

  • Em biết gì về Cha Thiên Thượng mà có thể giúp em tin cậy nơi Ngài trong những tình huống này?

Chủ Tịch Dallin H. Oaks thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã dạy một điều có thể hữu ích khi những lời cầu nguyện của chúng ta có thể không được đáp ứng theo cách chúng ta hy vọng. Em cũng có thể muốn xem “Chữa Lành Người Bệnh” từ mã thời gian 15:19 đến 16:55 hoặc đọc lời phát biểu sau đây.

17:35
Official portrait of President M. Russell Ballard of the Quorum of the Twelve Apostles, 2004.

Là con cái của Thượng Đế, khi biết về tình yêu thương lớn lao và sự hiểu biết tột bậc của Ngài về điều gì tốt nhất cho sự an lạc vĩnh cửu của mình, chúng ta tin cậy nơi Ngài. Nguyên tắc đầu tiên của phúc âm là đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và đức tin có nghĩa là tin cậy. Tôi cảm thấy được niềm tin cậy đó trong bài nói chuyện của người anh họ của tôi đưa ra trong tang lễ của một thiếu nữ chết vì bệnh nặng. Anh ấy nói những lời này mà thoạt đầu làm cho tôi kinh ngạc, nhưng rồi sau đó những lời này soi sáng cho tôi: “Tôi biết chính là ý muốn của Chúa mà em ấy chết. Em ấy đã được chăm sóc tận tình về y tế. Em ấy đã được ban cho các phước lành của chức tư tế. Tên em đã được gửi vào danh sách những người được cầu nguyện trong đền thờ. Em đã được hằng trăm người cầu nguyện để sức khỏe của em được phục hồi. Và tôi biết rằng gia đình này có đủ đức tin để em ấy được chữa lành trừ phi đó là ý muốn của Chúa để mang em ấy về nhà vào lúc này.” Tôi cũng cảm thấy cùng niềm tin cậy đó nơi những lời của người cha về một em gái chọn lọc khác cũng mới vừa qua đời vì bệnh ung thư khi còn niên thiếu. Người ấy nói: “Đức tin của gia đình chúng tôi là nơi Chúa Giê Su Ky Tô, chứ không tùy thuộc vào kết quả.” Những lời giảng dạy đó nghe có vẻ rất đúng đối với tôi. Chúng ta đều làm hết sức mình vì sự chữa lành cho một người thân và rồi chúng ta tin cậy nơi Chúa về kết quả.

(Dallin H. Oaks, “Chữa Lành Người Bệnh”, Liahona, tháng Năm năm 2010, trang 50)

  • Chủ Tịch Oaks đã dạy điều gì mà em cảm thấy quan trọng để ghi nhớ? Tại sao?

Dựa trên những điều em đã học được ngày hôm nay, hãy viết một đoạn trong nhật ký đề cập đến một hoặc nhiều gợi ý sau đây:

1. Những điều em đã học được về Cha Thiên Thượng làm gia tăng lòng tin cậy của em nơi Ngài

2. Điều em đã học được về lời cầu nguyện mà em muốn ghi nhớ

3. Những ấn tượng em đã nhận được từ Đức Thánh Linh về cách cải thiện lời cầu nguyện của chính em hoặc cách em có thể tin cậy Cha Thiên Thượng nhiều hơn

Sau khi học viên đã có đủ thời gian để viết, hãy mời các em chia sẻ các đoạn nhật ký của các em theo cặp hoặc nhóm nhỏ. Kết thúc bằng cách chia sẻ chứng ngôn cá nhân về Cha Thiên Thượng và khả năng cũng như sự sẵn lòng của Ngài để đáp ứng những lời cầu nguyện vào kỳ định và cách thức riêng của Ngài. Mời những học viên nào sẵn sàng để cũng chia sẻ chứng ngôn.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Chúng ta cần hiểu gì khi những sự đáp ứng cho lời cầu nguyện dường như không xảy ra?

Anh Cả Richard G. Scott thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã giải thích:

Final official portrait of Elder Richard G. Scott of the Quorum of the Twelve Apostles, 2004. Passed away 22 September 2015.

Khi những sự đáp ứng cho lời cầu nguyện cấp bách dường như không xảy ra, có thể là chúng ta không hiểu một số lẽ thật về lời cầu nguyện hoặc vì chúng ta không nhận ra những sự đáp ứng khi chúng đến. …

… Ngài nghe được mọi lời cầu nguyện và đáp ứng lời cầu nguyện theo cách của Ngài.

(Richard G. Scott, “Learning to Recognize Answers to Prayer”, Ensign, tháng Mười Một năm 1989, trang 30–31)

Làm cách nào mà những lời cầu nguyện của tôi có thể ban phước cho các vị lãnh đạo Giáo Hội ngày nay?

Trong thánh thư, chúng ta biết rằng Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn được tán trợ bởi “sự tín nhiệm, đức tin, cùng lời cầu nguyện của giáo hội” (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 107:22). Trong khi phục vụ với tư cách là Chủ Tịch Giáo Hội, Thomas S. Monson (1927–2018) đã chia sẻ: “Như tôi đã nói trong các đại hội trước, tôi cám ơn các anh chị em về những lời cầu nguyện thay cho tôi. Tôi cần những lời cầu nguyện đó; tôi cảm nhận được những lời cầu nguyện đó” (“Xin Thượng Đế Ở Cùng với Các Anh Chị Em Cho Đến Khi Chúng Ta Gặp Lại Nhau”, Liahona, tháng Mười Một năm 2012, trang 111).

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Công Vụ Các Sứ Đồ 12–14. Chúa sẽ hoàn thành công việc của Ngài bất kể sự chống đối công việc đó

Mời học viên chọn một trong những câu chuyện sau đây từ Công Vụ Các Sứ Đồ 12–14 và tìm hiểu xem công việc của Chúa bị chống đối như thế nào, cách Chúa đã giúp dân Ngài vượt qua sự chống đối và công việc vẫn tiến triển như thế nào.

Công Vụ Các Sứ Đồ 12:1–19, 24Công Vụ Các Sứ Đồ 13:4–12, 43–52Công Vụ Các Sứ Đồ 14:1–23

Học viên có thể chia sẻ những ví dụ mà các em đã thấy về công việc của Chúa đang phát triển bất chấp sự chống đối trong thời kỳ của chúng ta. Sau đó, các em có thể xem “The Truth of God Shall Go Forth (Lẽ Thật của Thượng Đế Sẽ Thẳng Tiến” từ mã thời gian 12:07 đến 16:03 để xem Chủ Tịch M. Russell Ballard thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ chia sẻ một số ví dụ về những điều các em có thể làm để giúp xúc tiến công việc của Chúa.

NaN:NaN

//media.ldscdn.org/webvtt/mormon-channel/mormon-messages-2017/2017-01-004-defenders-of-the-faith-eng.vtt

2:3

Mục đích của sự chống đối

Hãy cân nhắc tập trung bài học này vào mục đích của sự chống đối và cách sự chống đối có thể chuẩn bị cho chúng ta vào được vương quốc của Thượng Đế (xin xem Công Vụ Các Sứ Đồ 14:22) bằng cách giúp chúng ta trở nên giống Chúa Giê Su Ky Tô hơn. Sau khi học viên hiểu rằng Phi E Rơ, Phao Lô và Ba Na Ba đều gặp phải sự chống đối, hãy mời học viên nhận ra những lẽ thật trong Công Vụ Các Sứ Đồ 14:22 ; 2 Nê Phi 2:11 ; Giáo Lý và Giao Ước 122:7–9 .

2:3