Lớp Giáo Lý
Công Vụ Các Sứ Đồ 16–21


Công Vụ Các Sứ Đồ 16–21

Khái Quát

Trong Công Vụ Các Sứ Đồ 16–21, chúng ta đọc về cuộc hành trình truyền giáo lần thứ hai và thứ ba của Sứ Đồ Phao Lô. Phao Lô và những người bạn đồng hành của ông đã trải qua những phép lạ đáng kinh ngạc và giúp nhiều người đến cùng Đấng Ky Tô, chịu phép báp têm và nhận ân tứ Đức Thánh Linh. Phao Lô và những người bạn đồng hành của ông cũng trải qua nỗi buồn phiền, sự ngược đãi và chối bỏ.

Chuẩn Bị Giảng Dạy

Thông tin sau đây cung cấp cho giảng viên những ý tưởng về những điều có thể cần phải chuẩn bị trước cho mỗi bài học:

Công Vụ Các Sứ Đồ 16

Mục đích của bài học: Bài học này sẽ giúp học viên nhận ra sự giúp đỡ mà Đấng Cứu Rỗi mong muốn ban cho các em khi các em cố gắng chia sẻ phúc âm của Ngài với những người khác.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên thành tâm cầu xin Cha Thiên Thượng giúp các em nhận ra một người nào đó mà Ngài đã chuẩn bị để nghe phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Gợi ý giảng dạy qua việc học trực tuyến: Sau khi có được sự chấp thuận phù hợp, hãy mời một người khách đến giảng dạy trong nửa giờ còn lại của lớp học về những cách mà các tín hữu của Giáo Hội có thể thực hiện công việc truyền giáo. Hãy cân nhắc yêu cầu người khách mời này đưa các nguyên tắc của công việc truyền giáo được Phao Lô và những người bạn đồng hành của ông nêu gương trong Công Vụ Các Sứ Đồ 16. Người khách mời có thể là một vị lãnh đạo truyền giáo, một người truyền giáo mới được giải nhiệm trở về hoặc một cặp đồng hành truyền giáo hiện đang phục vụ. Hãy dành thời gian vào cuối giờ học cho học viên đặt câu hỏi. Nói chuyện với điều phối viên lớp giáo lý và viện giáo lý tại địa phương để xin sự chấp thuận cho người khách mời này.

Công Vụ Các Sứ Đồ 17:1–14

Mục đích của bài học: Bài học này có thể giúp học viên cảm thấy ước muốn lớn hơn để có được những phước lành của việc học thánh thư hằng ngày.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên chuẩn bị chia sẻ điều gì đó có ý nghĩa mà các em đã tìm thấy gần đây trong việc học thánh thư hằng ngày.

Công Vụ Các Sứ Đồ 17:16–34

Mục đích của bài học: Bài học này có thể giúp học viên cảm thấy tầm quan trọng của nguồn gốc của các em là con của Thượng Đế.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên lập một bản liệt kê các từ hoặc cụm từ mô tả đúng các em nhất và suy ngẫm xem những từ hoặc cụm từ nào quan trọng nhất đối với các em.

Công Vụ Các Sứ Đồ 19:1–7

Mục đích của bài học: Bài học này có thể giúp học viên nhận được những phước lành mà Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô muốn ban cho các em qua ân tứ Đức Thánh Linh.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên suy ngẫm về những hành động mời sự đồng hành của Đức Thánh Linh và cố gắng thực hiện những điều đó thường xuyên hơn trong cuộc sống của các em.

  • Hình ảnh cần trưng ra: Hình ảnh Joseph Smith hiện đến cùng Brigham Young

  • Bản Đồ:Những Cuộc Hành Trình Truyền Giáo của Sứ Đồ Phao Lô

  • Dụng cụ trực quan: Ba chiếc cốc, một vật chứa nước tràn (chẳng hạn như khay), một tờ giấy hoặc nắp và một vật cứng chiếm phần lớn không gian bên trong một trong các cốc (chẳng hạn như một hòn đá)

Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 15

Mục đích của bài học: Bài học này sẽ giúp học viên có cơ hội tập áp dụng một số đoạn thông thạo giáo lý vào nhiều tình huống giảng dạy khác nhau.

Xin lưu ý: Có thể cần dạy bài học về đoạn thông thạo giáo lý thay cho bài học ôn tập này. Hãy tham khảo thời khóa biểu do giám đốc hoặc điều phối viên giáo vùng hay khu vực cung cấp để đảm bảo rằng mỗi bài học về đoạn thông thạo giáo lý sẽ được giảng dạy trong khi tổ chức lớp giáo lý.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên suy ngẫm về những kinh nghiệm các em đã có khi sử dụng thánh thư để trả lời các câu hỏi hoặc giảng dạy phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô cho người khác.

  • Biểu đồ: Một biểu đồ về các đoạn thông thạo giáo lý và các cụm từ thánh thư then chốt của đoạn đó

  • Sinh hoạt nhóm: Ghi ra giấy các tiêu đề cho bốn tình huống trong sinh hoạt nhóm. Chuẩn bị một cách để trưng ra những hướng dẫn và câu hỏi mà học viên sẽ thảo luận trong sinh hoạt nhóm.

  • Gợi ý giảng dạy qua việc học trực tuyến: Để tạo cơ hội cho nhiều học viên chia sẻ những ý nghĩ của mình hơn, hãy cân nhắc chia học viên thành bốn phòng họp nhỏ và chỉ định mỗi nhóm một trong các tình huống từ sinh hoạt nhóm.