Lớp Giáo Lý
Công Vụ Các Sứ Đồ 6–7


Công Vụ Các Sứ Đồ 6–7

Ê Tiên Đã Phục Vụ giống như Đấng Ky Tô

Hình Ảnh
Young man and young woman helping an elderly woman with her groceries.

Quan tâm đến người nghèo và những người cần giúp đỡ luôn là một phần quan trọng của việc trở thành một Ky Tô Hữu. Khi các góa phụ bị bỏ mặc, Các Vị Sứ Đồ đã chọn Ê Tiên và sáu người khác để phục sự các nhu cầu của họ. Đáng buồn thay, mặc dù Ê Tiên đã thực hiện những phép lạ phi thường với quyền năng của Thượng Đế, người Do Thái đã ném đá ông vì chứng ngôn của ông về Chúa Giê Su Ky Tô. Khi học, hãy suy ngẫm về những cách em có thể ban phước cho người khác bằng cách cố gắng tuân theo Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô, trở nên giống như Hai Ngài và làm chứng về Hai Ngài.

Trở nên giống như Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô. Hãy giúp học viên nhận ra thuộc tính, hành động và thái độ giống như Đấng Ky Tô trong thánh thư. Hãy giúp học viên thấy được cách phát triển những thái độ và thuộc tính này và việc thực hiện những hành động này có thể giúp các em trở nên giống như Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô hơn.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên xem lại các mục tiêu của mình đối với chương trình Trẻ Em và Giới Trẻ và suy ngẫm xem các em đang trở nên giống như Đấng Cứu Rỗi hơn như thế nào.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Giải thích vắn tắt hội đồng tiểu giáo khu là gì và liệt kê một số thành viên trong hội đồng (giám trợ, chủ tịch Hội Phụ Nữ, chủ tịch nhóm túc số các anh cả, chủ tịch Hội Thiếu Nữ, chủ tịch Hội Thiếu Nhi, người lãnh đạo truyền giáo tiểu giáo khu, v.v.). Tổ chức lớp học thành một hoặc nhiều hội đồng tiểu giáo khu (tùy thuộc vào số lượng học viên) và cho mỗi học viên một chức vụ kêu gọi cụ thể. Cung cấp cho mỗi hội đồng tình huống sau đây và mời các em thảo luận về những điều các em có thể làm để giúp đỡ. Có thể là hữu ích nếu tóm tắt tình huống đó lên trên bảng.

Hội đồng tiểu giáo khu là một nhóm gồm các thành viên với những chức vụ kêu gọi nhất định (giám trợ, chủ tịch nhóm túc số các anh cả, chủ tịch Hội Phụ Nữ, chủ tịch Hội Thiếu Nữ, chủ tịch Hội Thiếu Nhi, v.v.), họ gặp nhau thường xuyên để giải quyết các tình huống và thử thách khác nhau trong tiểu giáo khu của họ. Hãy tưởng tượng rằng các em có tình huống sau đây trong tiểu giáo khu hoặc chi nhánh của mình: Một người mẹ đơn thân tên là Lydia có một cậu con trai 16 tuổi, một bé gái 7 tuổi và một em bé 6 tháng tuổi. Lydia sẽ được phẫu thuật trong tuần này và sẽ ở lại bệnh viện trong năm ngày. Làm cách nào mà các thành viên khác nhau của hội đồng tiểu giáo khu có thể giúp đỡ gia đình này?

Sau khi đã thấy có đủ thời gian rồi, hãy mời học viên chia sẻ cách các thành viên cụ thể của một hội đồng tiểu giáo khu có thể giúp đỡ trong tình huống này.

  • Em nghĩ tại sao hội đồng tiểu giáo khu hoặc các tổ chức tương tự khác là quan trọng?

  • Những người đang nhận được sự trợ giúp từ hội đồng tiểu giáo khu hoặc nhóm tương tự có thể cảm thấy như thế nào?

Hãy đọc Công Vụ Các Sứ Đồ 6:1 , tìm kiếm một vấn đề mà Giáo Hội thời kỳ đầu gặp phải.

Vì số lượng góa phụ nghèo hoặc cần giúp đỡ trong Giáo Hội, Nhóm Túc Số Mười Hai đã dành quá nhiều thời gian cố gắng giúp đỡ họ đến nỗi họ không thể thuyết giảng phúc âm toàn thời gian theo cách mà Đấng Cứu Rỗi đã yêu cầu.

Hãy đọc Công Vụ Các Sứ Đồ 6:2–8 và nhận ra giải pháp mà Nhóm Túc Số Mười Hai đã đưa ra.

  • Những sự kêu gọi trong Giáo Hội và các hội đồng tiểu giáo khu ngày nay giống với giải pháp mà Các Vị Sứ Đồ thời kỳ đầu đã đề xuất như thế nào?

  • Khi đọc về bảy người được chọn để trợ giúp Các Vị Sứ Đồ, em nhận thấy họ có những thuộc tính nào giống như Đấng Ky Tô?

  • Em nghĩ làm thế nào mỗi thuộc tính này có thể giúp người nào đó phục vụ và ban phước cho những người đang cần giúp đỡ?

Một lẽ thật mà chúng ta có thể nhận ra từ những câu này là: Khi chúng ta phát triển các thuộc tính giống như Đấng Ky Tô, chúng ta có thể phục sự và ban phước cho những người đang cần giúp đỡ một cách tốt hơn.

  • Chúa Giê Su Ky Tô có một số đặc điểm nào khác giúp Ngài phục sự những người cần giúp đỡ?

Hãy dành một chút thời gian để suy ngẫm xem em đã phát triển tốt những đức tính giống như Đấng Ky Tô này ra sao. Có bất kỳ thuộc tính nào trong số này liên quan đến bất kỳ mục tiêu cá nhân nào của em cho chương trình Trẻ Em và Giới Trẻ không? Nếu vậy, hãy dành một chút thời gian để viết vào nhật ký ghi chép việc học tập về cách em đang làm trong việc phát triển thuộc tính đó. Nếu không, hãy cân nhắc lập kế hoạch trong nhật ký ghi chép việc học tập về cách em sẽ làm việc để phát triển đặc điểm đó giống như Đấng Ky Tô để em có thể phục sự và ban phước cho những người đang cần giúp đỡ một cách tốt hơn.

Chứng ngôn và sự tuẫn đạo của Ê Tiên

Anh Cả Bruce R. McConkie (1915–1985) thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã viết:

Hình Ảnh
Head and shoulders portrait of Elder Bruce R. McConkie.

Những điều tuyệt vời không đến dễ dàng; những sự kiện chấn động địa cầu gặp phải vô vàn phản kháng.

(Bruce R. McConkie, “Once or Twice in a Thousand Years”, Ensign, tháng Mười Một năm 1975, trang 18)

Lời phát biểu của Anh Cả McConkie rất đúng với Ê Tiên. Mặc dù ông “làm dấu kỳ phép lạ rất lớn trong dân[,] … có mấy hội viên của nhà hội … cãi lẫy cùng [ông]” ( Công Vụ Các Sứ Đồ 6:8–9). Ê Tiên bị đưa ra trước Hội Đồng Do Thái và các nhân chứng giả đã được đưa ra để làm chứng chống lại ông.

Khi Ê Tiên đứng trước các lãnh đạo của người Do Thái, ông kể lại việc người Do Thái đã chống lại Đức Thánh Linh trong nhiều thế hệ, chối bỏ và giết các vị tiên tri mà Thượng Đế đã sai đến cùng họ như thế nào. Sau đó, Ê Tiên làm chứng rằng những thái độ nổi loạn này vẫn còn tiếp tục cho đến ngày đó, vì dân chúng thậm chí đã sát hại Chúa Giê Su Ky Tô, Vị Nam Tử của Thượng Đế (xin xem Công Vụ Các Sứ Đồ 7:51–52).

Hãy đọc Công Vụ Các Sứ Đồ 7:54–60 , tìm kiếm xem Ê Tiên đã hành động như thế nào bất chấp cơn tức giận và sự chống đối đó.

Hãy cân nhắc trưng ra hình ảnh sau đây.

Hình Ảnh
This painting depicts the stonong of Stephen as described in Acts 7:54-60. From a reclining position Stephen acknowledges through gesture the presence of the Father and the Son who stand in white at the top of the painting in the opened heavens. Those stoning Stephen do so with hatred and gross violence. Saul holds the garments of two of them. Two priests with indifferent looks stand to the right. The painting is signed, “Walter Rane.”
  • Em chú ý điều gì nhất trong câu chuyện về sự tuẫn đạo của Ê Tiên?

Học viên có thể chia sẻ nhiều câu trả lời khác nhau. Hãy chân thành suy ngẫm những câu hỏi nào cần được đặt ra để có thể giúp học viên hiểu sâu hơn, chẳng hạn như những câu hỏi sau đây:

  • Ê Tiên đã được ban phước như thế nào, mặc dù ông bị giết? Em nghĩ tại sao ông nhận được khải tượng như vậy?

  • Khải tượng của Ê Tiên dạy cho chúng ta điều gì về Cha Thiên Thượng và Vị Nam Tử Yêu Dấu của Ngài?

  • Ê Tiên giống như Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào, ngay cả khi bị chống đối khủng khiếp như vậy?

Như câu chuyện về sự tuẫn đạo của Ê Tiên cho thấy, những người tốt và chính nghĩa thường gặp phải “vô vàn phản kháng.”

  • Em đã thấy điều này như thế nào trong cuộc sống của mình?

Giống như Ê Tiên, khi em chọn chia sẻ niềm tin và chứng ngôn của mình về Đấng Cứu Rỗi và phúc âm của Ngài, em có thể gặp phải sự phản kháng hoặc thậm chí bị ngược đãi.Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:

Hình Ảnh
Official Portrait of Elder Jeffrey R. Holland. Photographed January 2018.

Tôi xin nói với tất cả mọi người và nhất là giới trẻ của Giáo Hội rằng nếu các anh chị em chưa thấy, thì một ngày nào đó các anh chị em sẽ thấy mình được kêu gọi để bảo vệ đức tin của mình hoặc thậm chí có lẽ còn chịu đựng một số ngược đãi cá nhân chỉ vì các anh chị em là tín hữu của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô. Những giây phút như vậy đòi hỏi các anh chị em phải có cả lòng dũng cảm lẫn lễ độ.

(Jeffrey R. Holland, “Cái Giá—và Phước Lành—để Làm Môn Đồ”, Liahona, tháng Năm năm 2014, trang 6)

  • Em nghĩ tại sao việc làm chứng và bảo vệ Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô là điều đáng làm?

  • Em nghĩ Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô có thể giúp gì cho em khi em gặp sự ngược đãi vì làm chứng và bảo vệ Hai Ngài?

Hãy dành một chút thời gian để suy ngẫm về cách em có thể chọn làm chứng và bảo vệ Cha Thiên Thượng và Vị Nam Tử Yêu Dấu của Ngài trong suốt tuần tới.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Công Vụ Các Sứ Đồ 6:1–6 . Ngày nay, ai được kêu gọi để phụ giúp Các Vị Sứ Đồ về các vấn đề thế tục?

Giống như Chúa đã kêu gọi bảy người xứng đáng để phụ giúp Nhóm Túc Số Mười Hai chu cấp cho các nhu cầu thế tục của Giáo Hội như được ghi lại trong sách Công Vụ Các Sứ Đồ, Chúa đã kêu gọi Giám Trợ Đoàn Chủ Tọa để phụ giúp Nhóm Túc Số Mười Hai chu cấp cho các nhu cầu thế tục của Giáo Hội ngày nay. Vị Giám Trợ Chủ Tọa và hai cố vấn của ông phục vụ dưới sự dẫn dắt của Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn để điều hành các công việc thế tục của Giáo Hội. Của lễ nhịn ăn là một phần thiết yếu của chương trình này và cung cấp sự hỗ trợ tạm thời để duy trì sự sống cho người nghèo trên khắp thế giới.

Tôi sẽ phải đương đầu với sự ngược đãi hay phải bảo vệ đức tin của mình?

Xem video “Cái Giá—và Phước Lành—để Làm Môn Đồ” (trên trang ChurchofJesusChrist.org) từ mã thời gian 1:01 đến 2:31 hoặc đọc lời phát biểu bên dưới.

//media.ldscdn.org/webvtt/general-conference/april-2014-general-conference/2014-04-1020-elder-jeffrey-r-holland-en.vtt

Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã đưa ra ví dụ về một người nào đó bị ngược đãi trong khi cố gắng làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô:

Hình Ảnh
Official Portrait of Elder Jeffrey R. Holland. Photographed January 2018.

Gần đây một chị truyền giáo đã viết cho tôi: “Người bạn đồng hành của tôi và tôi thấy một người đang ngồi ăn trưa trên một [băng ghế] ở quảng trường của thị trấn. Khi chúng tôi đến gần, người ấy nhìn lên và thấy thẻ tên truyền giáo của chúng tôi. Với một ánh mắt giận dữ, người ấy [chồm] lên và giơ tay đánh tôi. Tôi tránh kịp, nhưng lại bị người ấy phun thức ăn lên khắp cả người tôi và bắt đầu chửi thề những điều khủng khiếp nhất. Chúng tôi bỏ đi không nói gì cả. Tôi cố gắng lau thức ăn trên mặt mình, và bất ngờ cảm thấy có một nhúm khoai tây nghiền ném trúng vào phía sau đầu tôi. Đôi khi rất khó để làm một người truyền giáo vì [ngay lúc đó] tôi muốn quay lại để túm lấy người đàn ông nhỏ con đó, và nói: ‘XIN LỖI, Ông làm gì vậy!’ Nhưng tôi đã không làm như vậy.”

Tôi xin nói với người truyền giáo tận tụy này, chị truyền giáo thân mến, chị đã gia nhập một nhóm những người đàn ông và phụ nữ rất đặc biệt, và như tiên tri Gia Cốp trong Sách Mặc Môn đã nói, họ là những người “suy ngẫm về cái chết [của Đấng Ky Tô], vác thập tự giá của Ngài và [gánh lấy] sự hổ thẹn của thế gian” [Gia Cốp 1:8].

(Jeffrey R. Holland, “Cái Giá—và Phước Lành—để Làm Môn Đồ”, Liahona, tháng Năm năm 2014, trang 6)

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Có ba nhân vật riêng biệt trong Thiên Chủ Đoàn

Sau khi học viên đọc về khải tượng của Ê Tiên, hãy hỏi điều đó dạy điều gì về Thiên Chủ Đoàn. Một lẽ thật mà chúng ta có thể học được từ câu chuyện này là Cha Thiên Thượng, Chúa Giê Su Ky Tô và Đức Thánh Linh là ba nhân vật riêng và khác biệt. Sau đó, học viên có thể xem qua mục đề mục có tiêu đề là “Thiên Chủ Đoàn” trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư và tìm các phần tham khảo chéo mà có thể giúp các em hiểu thêm về giáo lý này. Học viên cũng có thể ghi lại trong nhật ký ghi chép việc học tập cách họ sẽ đáp lại một người nào đó đã khẳng định rằng Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô là cùng một Nhân Thể.

In