Lớp Giáo Lý
Công Vụ Các Sứ Đồ 8:1–3; 9:1–20


Công Vụ Các Sứ Đồ 8:1–3; 9:1–20

“Chúa Muốn Con Làm Điều Gì?”

Saul on the road to Damascus having a vision.

Vào thời điểm “Hội thánh gặp cơn bắt bớ dữ tợn” (Công Vụ Các Sứ Đồ 8:1), Sau Lơ đã xông vào nhiều nhà, bắt những người tin Chúa Giê Su Ky Tô đem nhốt vào tù (xin xem Công Vụ Các Sứ Đồ 8:3). Khi Sau Lơ đi đến Thành Đa Mách để tiếp tục công kích Các Thánh Hữu, Chúa Giê Su Ky Tô đã biểu lộ chính Ngài cho Sau Lơ (xin xem Công Vụ Các Sứ Đồ 9:3–5). Với sự kinh ngạc tột độ, Sau Lơ hỏi Chúa: “Chúa muốn con làm điều gì?” (Công Vụ Các Sứ Đồ 9:6). Bài học này nhằm giúp em suy ngẫm về những điều Chúa làm để giúp em thay đổi theo hướng tốt hơn và cách tìm kiếm để biết điều Ngài muốn em làm.

Sử dụng nhiều câu chuyện thánh thư. Đôi khi thánh thư có nhiều câu chuyện về cùng một sự kiện. Hãy tìm kiếm cơ hội để mời học viên nghiên cứu từng câu chuyện và nhận ra những lẽ thật bổ sung mà các em có thể học được khi làm như vậy. Khuyến khích học viên tìm kiếm cơ hội để cũng làm điều này trong khi học thánh thư riêng cá nhân.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên nói chuyện với một người trong gia đình hoặc bạn bè về những cách thức mà Chúa Giê Su Ky Tô mời gọi và giúp chúng ta thay đổi.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Thay đổi phương hướng

Back of young woman on soccer field, with soccer ball in hand, contemplating goal. (horiz)

Mời học viên lăn một viên bi hoặc một quả bóng trên một mặt phẳng và quan sát nó đổi hướng khi va vào vật gì đó.

  • Cần những gì để cho viên bi hoặc quả cầu đổi hướng?

  • So sánh vật thể lăn với một người, một số lý do nào khiến ai đó có thể thay đổi theo hướng tốt hơn và thay đổi phương hướng của cuộc đời họ? Một số lý do nào khiến người ta không thể thay đổi?

Cho học viên cơ hội để đánh giá cuộc sống của chính mình. Đoạn tiếp theo là một cách để thực hiện điều này. Học viên có thể trả lời một số câu hỏi này trong nhật ký ghi chép việc học tập.

Suy ngẫm về phương hướng của chính cuộc đời em. Em cảm thấy được tình yêu thương và sự chấp thuận của Chúa trong những phương diện nào? Có bất kỳ thay đổi nào đối với phương hướng trong cuộc sống của em mà Chúa có thể mời gọi em thực hiện không? Hãy tìm kiếm sự mặc khải cho những câu hỏi này khi em học bài học này.

“Sau Lơ, Sau Lơ, tại sao lại ngược đãi ta?”

Chúa đã giúp một người tên Sau Lơ thay đổi cuộc đời. Ban đầu, Sau Lơ là một người Pha Ri Si đã làm “tàn hại hội thánh” ( Công Vụ Các Sứ Đồ 8:3). Ông ủng hộ việc giết chết môn đồ Ê Tiên (xin xem Công Vụ Các Sứ Đồ 7:58 ; 8:1 ; 22:20) và “bỏ tù những người tin [Chúa] và đánh đòn trong các nhà hội” ( Công Vụ Các Sứ Đồ 22:19).

Chia đôi một trang trong nhật ký ghi chép và đặt tiêu đề một bên là “Cách Chúa đã giúp Sau Lơ thay đổi.” Đặt tiêu đề cho bên kia là “Phản ứng của Sau Lơ với Chúa.”Đọc một hoặc nhiều câu chuyện về trải nghiệm của Sau Lơ trên đường đến Thành Đa Mách và điền vào biểu đồ dựa theo những gì em tìm thấy.

Có thể chia học viên thành các nhóm nhỏ, trong đó chỉ định mỗi học viên đọc một câu chuyện khác nhau. Các em có thể làm việc cùng nhau để liệt kê những điều mình tìm thấy dựa trên từng câu chuyện về trải nghiệm của Sau Lơ. Khi chia lớp thành các nhóm nhỏ, hãy cân nhắc đến nhu cầu và khả năng của học viên. Sắp xếp học viên với nhau thành các nhóm mà có thể nâng cao kinh nghiệm học tập cho tất cả mọi học viên.

Công Vụ Các Sứ Đồ 9:3–20 (Lu Ca viết về sự cải đạo của Sau Lơ)

Công Vụ Các Sứ Đồ 22:6–16 (Sau Lơ kể cho những người khác về câu chuyện cải đạo của mình)

Công Vụ Các Sứ Đồ 26:12–20 (Sau Lơ kể cho Vua Ạc Ríp Ba về câu chuyện cải đạo của mình)

Back of young woman on soccer field, with soccer ball in hand, contemplating goal. (horiz)

Mời vài học viên chia sẻ điều họ đã tìm được. Cân nhắc đặt ra thêm những câu hỏi như sau: Chúa biết gì về Sau Lơ và về con người mà ông có thể trở thành? Bằng cách nào Chúa đã làm cho Sau Lơ khiêm nhường? Chúa đã phái ai đến để giúp Sau Lơ? Tại sao?

Dựa trên những điều em đã viết trong nhật ký của mình, hãy suy ngẫm về những lẽ thật hoặc bài học mà em đã học được từ câu chuyện này.

Mời một vài học viên chia sẻ một số lẽ thật mà các em đã học được. Một lẽ thật có thể được chú trọng một cách chi tiết hơn là Chúa Giê Su Ky Tô có thể giúp chúng ta thay đổi và đạt được tiềm năng mà Ngài nhìn thấy ở chúng ta.

Chúa mong muốn sự thay đổi ở chúng ta

Hãy dành một chút thời gian để suy ngẫm về một người mà em biết là đã thay đổi nhờ ảnh hưởng của Chúa Giê Su Ky Tô trong cuộc sống của họ.

Hãy cân nhắc chia sẻ một kinh nghiệm cá nhân về việc cải đạo theo Chúa Giê Su Ky Tô. Cũng có thể yêu cầu học viên báo cáo về phần chuẩn bị của các em cho buổi học.

  • Em nghĩ Chúa Giê Su Ky Tô đã ảnh hưởng đến người này như thế nào để thay đổi?

Back of young woman on soccer field, with soccer ball in hand, contemplating goal. (horiz)

Đối với Sau Lơ, người còn thường được biết đến với tên La Tinh là Phao Lô (xin xem Công Vụ Các Sứ Đồ 13:9), việc tuân theo sự chỉ dẫn của Chúa đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời ông. Phao Lô ngừng ngược đãi những người Ky Tô Hữu và thay vào đó trở thành một môn đồ hùng mạnh của Chúa Giê Su Ky Tô. Phao Lô đã đi đến nhiều quốc gia với tư cách là một người truyền giáo và viết những lá thư để khích lệ và giảng dạy cho Các Thánh Hữu. Mười bốn lá thư trong số này được đưa vào Kinh Tân Ước (xin xem Sách Hướng Dẫn Thánh Thư “ Phao Lô ,” scriptures.ChurchofJesusChrist.org. Quyết định noi theo Chúa Giê Su Ky Tô của Phao Lô tiếp tục ban phước cho vô số người ngày nay.

Cân nhắc trưng ra đồ họa thông tin về cuộc đời của Phao Lô và mời học viên xem lại đồ họa này. Có thể hữu ích để thỉnh thoảng tham khảo đồ họa thông tin này trong khi học viên nghiên cứu cuộc đời và những bức thư của Phao Lô.

New Testament Seminary Teacher Manaul - 2023

Chúa biết chúng ta và mời gọi chúng ta thay đổi cuộc sống của mình. Đây có thể là những điều chỉnh đáng kể, nhưng cũng có thể là những thay đổi nhỏ.

Trong nhật ký của em, hãy chia đôi một trang khác và đặt tiêu đề một bên là “Cách Chúa mời gọi tôi thay đổi” và bên kia là “Phản ứng của tôi với Chúa.” Hãy suy ngẫm những câu hỏi sau đây để giúp em viết câu trả lời trong nhật ký ghi chép việc học tập bên dưới tiêu đề “Cách Chúa mời gọi tôi thay đổi.”

  • Mặc dù dường như Chúa không hiện đến cùng em trong khải tượng, nhưng Ngài đã làm gì, hoặc Ngài đang làm gì để giúp em tạo ra những thay đổi tích cực trong cuộc sống của mình?

  • Ngài đã phái ai đến để giúp em thay đổi theo hướng tốt hơn?

Trong phần “Phản ứng của tôi với Chúa”, hãy viết về cách em muốn đáp lại những nỗ lực của Ngài để giúp em thay đổi theo hướng tốt hơn.

Có thể là hữu ích để nói với học viên rằng trong một bài học trong tương lai, các em sẽ có cơ hội suy ngẫm về những nỗ lực để đáp lại Chúa và đánh giá sự phát triển của cá nhân mình.

Hãy làm chứng với học viên rằng Chúa sẽ giúp chúng ta thay đổi và đạt được tiềm năng mà Ngài nhìn thấy ở chúng ta nếu chúng ta khiêm nhường đáp lại những lời mời gọi của Ngài.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Chúa có thể yêu cầu tôi thực hiện những thay đổi nào?

Chị Becky Craven, Đệ Nhị Cố Vấn trong Chủ Tịch Đoàn Trung Ương Hội Thiếu Nữ, đã dạy:

Sister Rebecca L. Craven, second counselor, Young Women general presidency. Official Portrait as of October 2018.

Đó có thể là một sự thay đổi trong suy nghĩ, trong thói quen, hoặc trong đường hướng mà chúng ta đang theo. Để đổi lại cái giá vô giá mà Ngài đã trả cho mỗi chúng ta, Chúa muốn chúng ta có một sự thay đổi trong lòng. Sự thay đổi mà Ngài yêu cầu ở mỗi chúng ta thì không phải vì lợi ích của Ngài mà là vì lợi ích của chúng ta.

(Becky Craven, “Giữ Lại Sự Thay Đổi”, Liahona, tháng Mười Một năm 2020, trang 58)

Tôi nên hiểu gì về những sự lựa chọn và phương hướng của cuộc đời tôi?

Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã giảng dạy:

Official Portrait of Elder Jeffrey R. Holland. Photographed January 2018.

Thượng Đế gần như không quan tâm đến việc các anh chị em đã ở đâu mà Ngài quan tâm đến việc các anh chị em đang ở đâu và với sự giúp đỡ của Ngài, các anh chị em sẵn sàng đi đến đâu.

(Jeffrey R. Holland, “The Best is Yet to Be”, Ensign, tháng Một năm 2010, trang 27)

Anh Cả Dieter F. Uchtdorf thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã giảng dạy:

Official portrait of Elder Dieter F. Uchtdorf of the Quorum of the Twelve Apostles, 2006. Called as Second Counselor in the First Presidency, 3 February 2008. Made official portrait in 2008 replacing portrait taken in 2004.

Sa Tan muốn chúng ta nghĩ rằng khi chúng ta phạm tội thì chúng ta đã vượt qua “điểm không thể trở về”—rằng đã quá trễ để thay đổi hướng đi của chúng ta. …

Đấng Ky Tô đến để cứu rỗi chúng ta. Nếu chúng ta đi sai đường, Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô có thể cho chúng ta sự bảo đảm rằng … có thể có một sự trở về an toàn nếu chúng ta chịu tuân theo kế hoạch của Thượng Đế dành cho sự cứu rỗi của mình. …

Ân tứ của Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô cung ứng cho chúng ta các phước lành của sự hối cải và sự tha thứ vào bất cứ lúc nào và ở bất cứ nơi đâu. Nhờ vào ân tứ này, cơ hội để có được sự trở về an toàn từ hướng đi tai hại của tội lỗi thì luôn luôn dành sẵn cho tất cả chúng ta vào bất cứ lúc nào.

(Dieter F. Uchtdorf, “Điểm Trở Về An Toàn”, Liahona, tháng Năm năm 2007, trang 99, 101)

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Sự đổi mới và lời mời gọi của Chúa để thay đổi

Để giúp học viên nhận ra sự cần thiết phải thực hiện những thay đổi trong cuộc sống của chúng ta với sự giúp đỡ của Chúa, hãy cân nhắc sử dụng một phép so sánh. Một ý tưởng là đọc vài phần hoặc toàn bộ bài nói chuyện “Sứ Điệp Chào Mừng”, của Chủ Tịch Nelson, trong đó ông so sánh những sự đổi mới xung quanh Đền Thờ Salt Lake với lời mời gọi của Đấng Cứu Rỗi để chúng ta “tiếp tục thay đổi, phát triển và trở nên thanh sạch hơn” (xin xem Liahona, tháng Năm năm 2021, trang 6–7). Những câu hỏi sau đây có thể giúp học viên suy ngẫm về cách các em đã thực hiện những thay đổi hoặc cách các em có thể thay đổi:

Chúa đã ban phước cho các em như thế nào khi các em tiến từng bước nhỏ để tuân theo Ngài?

Chủ Tịch Nelson đã nói điều gì mà giúp các em thấy được cách tạo ra những thay đổi trong cuộc sống của mình?

Những tấm gương về sự thay đổi qua Chúa Giê Su Ky Tô

Sau đây là những ví dụ khác về những người đã được thay đổi khi chấp nhận lời mời gọi theo Chúa Giê Su Ky Tô.

Một thiếu niên đã được làm phép báp têm và qua việc chứng kiến sự thay đổi của cậu ấy, những người còn lại trong gia đình cũng đã chấp nhận lời mời gọi tuân theo Chúa Giê Su Ky Tô (xin xem Sam Lofgran và Annelise Gardiner, “His Example for Change”, New Era, tháng Tám năm 2020).

Juan Mendoza cảm thấy một sự trống trải bên trong mà cậu ấy cố gắng lấp đầy bằng cách làm theo những sự thúc giục của Thánh Linh. Điều này đã giúp Juan biết Chúa và cảm thấy khao khát được phục vụ Ngài.

3:52

Dominic Still đã cảm thấy ảnh hưởng của Chúa để giúp anh thay đổi cuộc sống của mình theo hướng tốt hơn. Lưu ý rằng ví dụ này bao gồm chủ đề nhạy cảm về tự tử.

4:35