Lớp Giáo Lý
Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 8


Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 8

Học Thuộc Lòng Phần Tham Khảo và Cụm Từ Thánh Thư Chính Yếu

Hình Ảnh
A Bolivian boy reading scriptures.

Việc ghi nhớ các đoạn thánh thư và những lẽ thật được dạy trong các đoạn này có thể giúp em theo nhiều cách. Trong suốt cả năm, em sẽ được khuyến khích học thuộc lòng những phần tham khảo thánh thư và các cụm từ thánh thư chính yếu cho mỗi đoạn trong 24 đoạn thánh thư thông thạo giáo lý trong Kinh Tân Ước. Bài học này nhằm giúp em học thuộc lòng một số phần tham khảo thánh thư và các cụm từ thánh thư chính yếu từ 11 đoạn thánh thư thông thạo giáo lý đầu tiên trong Kinh Tân Ước.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên mang theo các tạp chí cũ của Giáo Hội mà các em có thể cắt ra để làm hình ảnh cho việc học thuộc lòng các đoạn thông thạo giáo lý.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Có thể cần dạy bài học về đoạn thánh thư thông thạo thay cho bài học ôn tập này. Hãy tham khảo lịch trình về tiến độ giảng dạy do vị giám đốc hoặc điều phối viên giáo vùng hoặc khu vực cung cấp để đảm bảo rằng mỗi bài học về đoạn thông thạo giáo lý sẽ được giảng dạy trong khi tổ chức lớp giáo lý.

Đối với sinh hoạt của bài học này, hãy mang theo các vật dụng sau đây đến lớp: một vài tạp chí cũ của Giáo Hội, một vài cây kéo, keo dán, giấy màu, bút dạ và bút sáp màu. Học viên cũng có thể sử dụng thiết bị riêng của các em để tìm kiếm hình hoặc tranh ảnh trong thư viện phương tiện của Giáo Hội.

Sử dụng hình ảnh để giúp học thuộc lòng

Cân nhắc sử dụng một bài học với đồ vật để minh họa về lợi ích của việc sử dụng hình ảnh trực quan để giúp học thuộc lòng.

Một cách để làm việc này là mô tả một tình huống hoặc liệt kê một bộ các đồ vật, rồi yêu cầu học viên nhắc lại những chi tiết đó. Sau đó, sử dụng một hình ảnh trực quan, chẳng hạn như tranh ảnh hoặc hình vẽ, để mô tả một tình huống khác hoặc để liệt kê một bộ các đồ vật khác, rồi yêu cầu học viên nhắc lại những chi tiết đó. Hỏi học viên xem phương pháp nào trong hai phương pháp đó giúp các em dễ ghi nhớ các chi tiết hơn.

Việc học thuộc lòng các đoạn thánh thư thông thạo giáo lý có thể giúp em ghi nhớ những lời của Đấng Cứu Rỗi và nhớ lại các lời này trong những lúc cần thiết. Em có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để học thuộc lòng thánh thư. Bài học này sẽ chú trọng vào việc sử dụng hình ảnh trực quan để giúp em củng cố khả năng học thuộc lòng những cụm từ thánh thư chính yếu nhất định từ các đoạn thông thạo giáo lý trong Kinh Tân Ước.

Sau đây là bản liệt kê 11 đoạn thánh thư thông thạo giáo lý đầu tiên trong Kinh Tân Ước. Cân nhắc đánh dấu các đoạn này cùng với cụm từ thánh thư chính yếu trong đoạn đó nếu em chưa làm như vậy.

Trưng ra giấy phát tay sau đây để học viên có thể tham khảo cho đến khi các em hoàn thành việc tạo hình ảnh trực quan của mình trong sinh hoạt tiếp theo.

Hình Ảnh
Doctrinal Master - Matthew - John

Đoạn Tham Khảo Thánh Thư

Cụm Từ Thánh Thư Chính Yếu

Lu Ca 2:10–12

“Ấy là hôm nay tại thành Đa Vít đã sanh cho các ngươi một Đấng Cứu Thế, là [Ky Tô], là Chúa.”

Giăng 3:5

“Nếu một người chẳng nhờ nước và Thánh Linh mà sanh, thì không được vào nước Đức Chúa Trời.”

Giăng 3:16

“Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài.”

Ma Thi Ơ 5:14–16

“Sự sáng các ngươi hãy soi trước mặt người ta như vậy.”

Ma Thi Ơ 11:28–30

“Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ.”

Ma Thi Ơ 16:15–19

Chúa Giê Su phán: “Ta sẽ giao chìa khóa nước thiên đàng cho ngươi.”

Giăng 7:17

“Nếu ai khứng làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời, thì sẽ biết đạo lý.”

Ma Thi Ơ 22:36–39

“Ngươi hãy yêu mến Chúa, là Đức Chúa Trời ngươi. … Ngươi hãy yêu kẻ lân cận.”

Lu Ca 22:19–20

Chúa Giê Su Ky Tô truyền lệnh, hãy dự phần Tiệc Thánh “để nhớ đến ta.”

Giăng 17:3

“Vả, sự sống đời đời là nhìn biết Cha, tức là Đức Chúa Trời có một và thật, cùng [Giê Su Ky Tô].”

Lu Ca 24:36–39

“Thần thì không có thịt xương, mà các ngươi thấy ta có.”

Tạo một hình ảnh trực quan

Tùy thuộc vào quy mô của lớp học, sinh hoạt sau đây có thể được thực hiện riêng rẽ, theo cặp hoặc theo nhóm nhỏ. Nếu có thể, hãy mang các tạp chí cũ của Giáo Hội đến lớp để học viên sử dụng. Nếu không có sẵn tranh ảnh thì hãy yêu cầu học viên tự vẽ hình ảnh lên giấy. Cân nhắc tạo một hình ảnh trực quan cùng với học viên. Mời học viên chia sẻ hình ảnh trực quan của các em khi kết thúc sinh hoạt này.

Tìm hoặc vẽ những bức tranh có thể giúp em ghi nhớ phần tham khảo thánh thư và cụm từ thánh thư chính yếu từ một trong 11 đoạn thánh thư thông thạo giáo lý đầu tiên trong Kinh Tân Ước. Tác phẩm của em có thể gồm một hoặc hai hình ảnh giúp em ghi nhớ toàn bộ một cụm từ thánh thư chính yếu, hoặc có thể gồm các hình ảnh khác nhau cho mỗi từ trong cụm từ thánh thư chính yếu. Khi em đang thực hiện bức vẽ của mình, hãy suy ngẫm về cách mà đoạn em đang tập trung vào liên quan đến Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài.

Khi các học viên đã làm xong, hãy mời các em chia sẻ bức vẽ của mình với những bạn khác trong lớp học.

Nếu có thời gian, học viên cũng có thể chuẩn bị một bài học ngắn về đoạn mà các em đã chọn để có thể sử dụng trong buổi họp tối gia đình hoặc khi học thánh thư gia đình. Mời học viên tìm cách sử dụng hình ảnh trực quan mà các em đã tạo ra như một phần của bài học. Những câu hỏi sau đây có thể hướng dẫn học viên khi chuẩn bị cho bài học:

  • Đoạn thánh thư này giúp chúng ta hiểu điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài?

  • Những lẽ thật từ đoạn thánh thư này có thể ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của các em?

  • Các em đã có những kinh nghiệm nào liên quan đến các lẽ thật được dạy trong đoạn thánh thư này?

Cân nhắc khuyến khích học viên luyện tập tự học thuộc lòng các phần tham khảo thánh thư và cụm từ thánh thư chính yếu. Thậm chí các em có thể cân nhắc chọn học thuộc lòng nguyên cả đoạn.

In