Lớp Giáo Lý
Đánh Giá Việc Học Tập của Em 4


Đánh Giá Việc Học Tập của Em 4

Ma Thi Ơ 14–20; Mác 6–10; Lu Ca 10; 12; 14–18; Giăng 5–11

Newport Beach Seminary

Bài học này nhằm giúp em đánh giá những mục tiêu đã đặt ra, những điều đang học và sự phát triển cá nhân mà em đã trải qua trong quá trình học Kinh Tân Ước.

Cầu nguyện cho các học viên. Để tập trung tốt hơn vào từng học viên, hãy cầu nguyện cho các em theo tên. Cầu xin sự giúp đỡ của Cha Thiên Thượng trong việc hiểu những nhu cầu của học viên và biết cách sử dụng chiến lược giảng dạy nào để giúp đáp ứng những nhu cầu đó. Lắng nghe những thúc giục về cách giúp đỡ từng học viên.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên suy ngẫm về sự phát triển thuộc linh mà các em đã trải qua trong quá trình học Kinh Tân Ước. Việc học Kinh Tân Ước có giúp các em biết, yêu thương và phục vụ Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô không? Các em đã có những kinh nghiệm ý nghĩa nào?

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Bài học này nhằm giúp học viên đánh giá các mục tiêu mà các em đã đặt ra, khả năng giải thích những lời giảng dạy trong Kinh Tân Ước, hoặc cách mà thái độ, mong muốn và khả năng sống theo phúc âm của các em đang thay đổi. Nội dung nghiên cứu của lớp học về Ma Thi Ơ 14–20; Mác 6–10; Lu Ca 10; 12; 14–18; và Giăng 5–11 có thể đã nhấn mạnh những lẽ thật khác với những lẽ thật trong các sinh hoạt sau đây. Nếu vậy, các sinh hoạt sau có thể được thích ứng để bao gồm những lẽ thật đó.

Đến cùng Chúa Giê Su Ky Tô và trở thành môn đồ của Ngài

Hãy dành chút thời gian để suy ngẫm về cách em phát triển trong vai trò làm môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô và cách em tìm đến Ngài một cách trọn vẹn hơn khi em học Kinh Tân Ước. Một số cách mà em được khuyến khích để thực hiện điều này là nằm trong khả năng của em để nhận được và tuân theo sự mặc khải cá nhân, đồng thời giải thích một số vai trò và danh xưng của Chúa Giê Su Ky Tô, cũng như nỗ lực của em để tìm kiếm sự bình an trong cuộc sống này qua Chúa Giê Su Ky Tô. Hãy tìm kiếm để biết từ Cha Thiên Thượng rằng em đang phát triển như thế nào trong những khả năng này, cũng như bất kỳ hành động nào em nên tiếp tục thực hiện hoặc điều chỉnh để tiếp tục củng cố hơn vai trò môn đồ của em với Chúa Giê Su Ky Tô.

Hãy gia tăng khả năng tiếp nhận sự mặc khải của em

Bắt đầu buổi học bằng cách phát khe khẽ một bài hát quen thuộc. Âm lượng cần phải đủ nhỏ để ngay cả khi học viên tạo ra ít tiếng ồn nhất thì những người ngồi gần nguồn phát âm thanh nhất cũng không nghe thấy nhạc. Hãy yêu cầu các học viên nhận ra bài hát đang phát.

Dành ra một phút để lắng nghe âm thanh xung quanh em.

  • Những âm thanh nào em chỉ có thể nghe được khi lắng nghe kỹ?

  • Em có thể làm gì khi nghe được một điều gì đó rất nhỏ và muốn biết nó là gì?

Học viên có thể trả lời rằng họ sẽ di chuyển đến gần nguồn phát ra âm thanh hơn, cố gắng giữ im lặng và yên tĩnh, tập trung suy nghĩ vào việc lắng nghe hoặc phớt lờ tiếng ồn xung quanh. Cân nhắc viết những câu trả lời của học viên lên trên bảng, rồi yêu cầu học viên sử dụng các phương pháp đó để cố gắng nhận ra bài hát đang phát.

  • Sinh hoạt này giống như việc nhận được sự mặc khải từ Đức Thánh Linh như thế nào?

Một mục tiêu quan trọng trong lớp giáo lý là giúp em gia tăng khả năng nhận được sự mặc khải cá nhân từ Đức Thánh Linh.

Hãy suy ngẫm về những nhu cầu của học viên và liệu thông tin trong đoạn sau đây có hữu ích cho các em hay không.

Trong Sách Mặc Môn, Nê Phi đã mô tả Đức Thánh Linh như một “tiếng nói nhỏ nhẹ êm ái” mà chúng ta cảm thấy nhiều hơn là chúng ta nghe ( 1 Nê Phi 17:45). Chúng ta có thể cải thiện khả năng nghe hoặc cảm nhận Đức Thánh Linh trong lòng mình theo những cách tương tự như cách chúng ta sử dụng để lắng nghe âm thanh có âm lượng nhỏ. Đến gần Thượng Đế về mặt thuộc linh, tĩnh lặng trong tâm trí, tập trung suy nghĩ và phớt lờ tiếng ồn xung quanh là tất cả những cách hiệu quả để gia tăng khả năng nhận ra lời mách bảo của Đức Thánh Linh.

Hãy dành chút thời gian để suy ngẫm về những kinh nghiệm gần đây mà em đã có về việc nhận được sự mặc khải cá nhân từ Đức Thánh Linh. Em có thể xem lại những ghi chú mình đã viết trong sách thánh thư hoặc nhật ký ghi chép việc học tập. Em cũng có thể cầu xin Cha Thiên Thượng giúp em nhận ra hoặc ghi nhớ sự mặc khải cá nhân mà em nhận được. Sau đó, ghi lại những cảm nghĩ và cảm giác xuất hiện trong tâm trí và tấm lòng của em.

  • Em đã có những trải nghiệm gì gần đây khi nhận được sự mặc khải cá nhân? Làm thế nào em nhận ra những kinh nghiệm này là đến từ Thượng Đế?

  • Em đã học được điều gì trong quá trình nghiên cứu Kinh Tân Ước mà có thể giúp em nhận ra Đức Thánh Linh?

  • Em có thể chia sẻ những hiểu biết sâu sắc nào với một người đang gặp khó khăn để nhận ra Thánh Linh?

Một trong những vai trò chính của Đức Thánh Linh là làm chứng về Đức Chúa Cha và Vị Nam Tử (xin xem Ma Thi Ơ 16:17 ; Giăng 15:26 ; 3 Nê Phi 11:32).

  • Thánh Linh đã giúp em hiểu hoặc cảm thấy như thế nào về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô?

  • Ân tứ của Đức Thánh Linh và cơ hội để có sự mặc khải cá nhân là bằng chứng về tình yêu thương của Thượng Đế dành cho em như thế nào?

3:4

Khuyến khích học viên tiếp tục tìm kiếm sự mặc khải cá nhân ngay cả khi họ cảm thấy khó nhận ra những thúc giục từ Đức Thánh Linh.

Giải thích về những vai trò và các danh xưng của Chúa Giê Su Ky Tô

Trưng ra các bức tranh sau đây về bánh mì và về một con chiên. Hỏi học viên xem các em có thể giải thích cách Đấng Cứu Rỗi sử dụng những hình ảnh này làm biểu tượng để dạy về chính Ngài không.

Making Bread
Photographic illustration of Jesus Christ holding a white lamb in his arms.
  • Đấng Cứu Rỗi đã sử dụng bánh và con chiên như thế nào để dạy về chính Ngài?

Em có thể nhớ lại sự giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi trong các phép ẩn dụ như “ta là bánh của sự sống” (xin xem Giăng 6:35, 41, 48, 51), “ta là người chăn hiền lành” ( Giăng 10:11) và “ta là sự phục sinh và cuộc sống” ( Giăng 11:25).

  • Những danh xưng này dạy cho em điều gì về thiên tính của Đấng Cứu Rỗi và những vai trò mà Ngài có thể có trong cuộc sống của em?

  • Làm thế nào mà việc hiểu được thiên tính và vai trò của Ngài giúp em yêu thương Ngài hơn?

Trong khi học Kinh Tân Ước, em có thể đã lưu trong nhật ký ghi chép việc học tập của mình về các vai trò và danh xưng của Chúa Giê Su Ky Tô. Nếu em có bản liệt kê này, hãy dành vài phút để ôn lại. Hãy thêm bất kỳ danh xưng hoặc vai trò nào mà em có thể đã bỏ lỡ. Nếu em chưa lập bản liệt kê đó, thì em có thể muốn bắt đầu ngay bây giờ khi liệt kê bất kỳ vai trò hoặc danh xưng nào mà em có thể nghĩ đến. Nếu em không thể nghĩ ra bất kỳ điều gì, hãy cân nhắc xem lại “ Đấng Ky Tô Hằng Sống: Chứng Ngôn của Các Vị Sứ Đồ ” (ChurchofJesusChrist.org) hoặc “Chúa Giê Su Ky Tô” trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư .

Học viên có thể thích thực hiện sinh hoạt sau đây với một người bạn hoặc trong các nhóm nhỏ. Mời học viên chia sẻ với cả lớp những điều các em lập ra.

  • Viết một tấm thiệp cảm ơn cho Đấng Cứu Rỗi, tập trung vào một hoặc nhiều vai trò hoặc danh xưng của Ngài. Gồm vào bất kỳ kinh nghiệm nào mà em đã có khi nhận ra Ngài đã làm tròn vai trò đó trong cuộc sống của mình, và bày tỏ lòng biết ơn của em.

Nếu học viên tạo ảnh ghép trong bài học trước, hãy cân nhắc bỏ qua sinh hoạt gợi ý tiếp theo.

  • Tạo một hình ảnh trực quan giải thích các vai trò hoặc danh xưng của Đấng Cứu Rỗi. Kèm theo các phần tham khảo thánh thư có thể được áp dụng và lý do tại sao những vai trò hoặc danh xưng này có ý nghĩa đối với em. Cân nhắc chia sẻ hình ảnh trực quan này trên mạng xã hội khi em hoàn thành.

  • Viết một bài nói chuyện ngắn hoặc chuẩn bị một bài học nhỏ về một hoặc nhiều vai trò hoặc danh xưng của Đấng Cứu Rỗi mà em có thể dạy trong thời gian chia sẻ ý kiến thuộc linh trong lớp giáo lý, dạy một bài học trong buổi họp tối gia đình hoặc trong một lớp học ở giáo hội. Hãy gồm vào ý nghĩa của vai trò hoặc danh xưng và bất kỳ kinh nghiệm nào mà em đã có khi Ngài làm tròn vai trò đó trong cuộc sống của mình.

Cảm thấy một ước muốn lớn hơn để tìm kiếm sự bình an nơi Đấng Ky Tô

Nếu sử dụng hình ảnh trực quan trong các bài học được đề cập đến trong đoạn sau đây, thì hãy cân nhắc trưng bày tiếp những hình ảnh trực quan này để giúp học viên nhớ lại những bài học đó. Thay vì đọc cả đoạn, hãy cân nhắc hỏi học viên những điều các em nhớ được từ các bài học đó.

Trong quá trình học Kinh Tân Ước, em có thể có cơ hội học hỏi và suy ngẫm về sự bình an có thể đến từ Chúa Giê Su Ky Tô. Ví dụ, em có thể nhớ lời mời gọi của Đấng Cứu Rỗi để chúng ta đến cùng Ngài khi chúng ta cảm thấy gánh nặng (xin xem Ma Thi Ơ 11:28–30) hoặc Chúa Giê Su đi trên mặt nước và giúp nâng Phi E Rơ lên khi ông bắt đầu chìm (xin xem Ma Thi Ơ 14:26–33). Em có thể đã có cơ hội để vẽ một bức tranh trong nhật ký ghi chép việc học tập của mình như một phần của bài học về Mác 4:35–41 mà thảo luận về Chúa Giê Su Ky Tô làm lặng cơn bão trên Biển Ga Li Lê. Nếu em có bất kỳ ghi chú nào trong nhật ký ghi chép việc học tập từ những bài học này thì cân nhắc ôn lại những ghi chú đó.

Hãy suy ngẫm và trả lời những câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập để em có thể theo dõi sự tiến triển thuộc linh của mình.

  • Mong muốn tìm thấy sự bình an nơi Đấng Ky Tô của em đã thay đổi như thế nào khi em học về cuộc sống và giáo vụ của Ngài?

  • Em có cảm thấy sự bình an nơi Đấng Ky Tô gia tăng hay giảm đi trong vài tuần qua không? Nếu vậy, em nghĩ điều gì đã góp phần vào sự thay đổi này?

  • Em nghĩ tại sao Chúa Giê Su Ky Tô là nguồn gốc của sự bình an?

  • Em nghĩ tại sao Đấng Cứu Rỗi muốn ban cho em sự bình an của Ngài?

Mời học viên sẵn sàng chia sẻ một số suy nghĩ, ấn tượng hoặc câu hỏi của các em. Hãy cho phép học viên “thành thật thừa nhận những thắc mắc và lo lắng của [các em]” trong khi khuyến khích các em “đừng để cho những thắc mắc đó cản trở không cho đức tin mang đến phép lạ” (Jeffrey R. Holland, “Thưa Chúa, Tôi Tin”, Liahona, tháng Năm năm 2013, trang 94).

Hãy cân nhắc làm chứng về việc nghiên cứu cuộc sống và những lời dạy của Chúa Giê Su Ky Tô trong Kinh Tân Ước làm gia tăng đức tin như thế nào. Cũng có thể là hữu ích nếu chia sẻ một câu chuyện cá nhân và chứng ngôn.