Lớp Giáo Lý
Ma Thi Ơ 19:16–30; Mác 10:17–31


Ma Thi Ơ 19:16–30; Mác 10:17–31

“Còn Thiếu Chi cho Tôi Nữa?” (Ma Thi Ơ 19:20)

Hình Ảnh
Lawyer asks Jesus what he should do to inherit eternal life. Outtakes include the desert landscape, Jesus with the two men/lawyers with his disciples and followers in the background, and some of the images from “Christ and the Rich Young Ruler.”

Một người trai trẻ giàu có hỏi Chúa Giê Su anh ta cần làm điều gì để có được cuộc sống vĩnh cửu. Ngài trìu mến mời gọi người trai trẻ này hãy bán của cải và đi theo Ngài. Bài học này sẽ khuyến khích em học hỏi từ Đấng Cứu Rỗi những điều Ngài sẽ yêu cầu em làm khi em tìm cách noi theo Ngài một cách trung tín hơn.

Thích ứng nội dung của bài học. Các ý tưởng giảng dạy trong sách hướng dẫn này nên được thích ứng để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của học viên. Khi được Đức Thánh Linh thúc giục, hãy sử dụng những kinh nghiệm và ý tưởng cá nhân và hãy linh hoạt trong khi thích ứng tài liệu cho bài học này.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên nhớ lại lúc mà các em biết ơn khi được người nào đó sửa sai. Làm thế nào mà việc giúp chúng ta nhìn thấy những điểm chúng ta có thể cải thiện là một dấu hiệu về tình yêu thương?

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Lời khuyên về cách cải thiện

Cân nhắc làm mẫu sinh hoạt sau đây bằng cách chia sẻ một ví dụ cá nhân, sử dụng các câu hỏi sau đây. Sau đó, mời học viên làm tương tự với một người bạn cùng nhóm.

Chọn một điều gì đó mà em thích làm và giỏi làm (ví dụ: một môn thể thao, một nhạc cụ, một sở thích, một môn học ở trường hoặc công việc). Sau đó, đánh giá một cách trung thực khả năng của em trong sinh hoạt đó và mong muốn để cải thiện của em bằng cách trả lời các câu hỏi như sau:

  • Những thế mạnh của em là gì? Những yếu kém của em là gì?

  • Nếu em có thể chọn bất kỳ người nào để quan sát em, sau đó cho em lời khuyên cụ thể về cách cải thiện, người đó sẽ là ai? Tại sao?

Mời học viên im lặng làm theo phần hướng dẫn tiếp theo do tính chất riêng tư của hướng dẫn đó.

Bây giờ hãy tự hỏi mình những câu hỏi như vậy một lần nữa, nhưng lần này với sự tiến triển thuộc linh của em trong tâm trí (ví dụ, em có thể tập trung vào sự hiểu biết phúc âm, sự xứng đáng của em, mong muốn cải thiện hoặc các thuộc tính giống như Đấng Ky Tô của em).

Để khuyến khích và nâng cao tinh thần cho học viên, hãy cân nhắc dành hai đến ba phút để học viên chỉ ra những điểm mạnh thuộc linh hoặc những thuộc tính giống như Đấng Ky Tô mà các em nhìn thấy ở các học viên khác trong lớp. Tập trung một số lời khen ngợi cần thiết, đặc biệt cho những người có thể tự đánh giá thấp về bản thân họ.

Trong Kinh Tân Ước, chúng ta học về một người trai trẻ quyết định tìm kiếm lời khuyên bảo từ Đấng Cứu Rỗi. Hãy đọc Ma Thi Ơ 19:16–19 để tìm hiểu về câu hỏi của người trai trẻ này và cách Đấng Cứu Rỗi trả lời cho anh ta lúc ban đầu.

  • Em nghĩ câu trả lời của Đấng Cứu Rỗi cho người trai trẻ này cũng áp dụng cho cuộc sống của chúng ta như thế nào?

  • Em học được gì về Chúa Giê Su Ky Tô từ câu trả lời của Ngài?

Hãy đọc và cân nhắc đánh dấu câu hỏi mà người trai trẻ đặt ra mà được ghi lại trong Ma Thi Ơ 19:20 . Cân nhắc viết lại câu hỏi của anh ta vào thánh thư của em bằng cách sử dụng lời riêng của em.

Chủ Tịch Harold B. Lee (1899–1973) đã dạy:

Hình Ảnh
Head and shoulders portrait of LDS Church President Harold B. Lee.

Nếu chúng ta muốn đạt đến mức hoàn hảo, thì có một lúc nào đó mỗi người chúng ta phải tự hỏi mình câu hỏi này: “Còn thiếu chi cho tôi nữa?”

(Teachings of Presidents of the Church: Harold B. Lee [năm 2000], trang 197)

  • Việc đặt ra câu hỏi này có thể giúp chúng ta noi theo Chúa Giê Su Ky Tô tốt hơn như thế nào?

  • Những nỗ lực của chúng ta để noi theo Đấng Cứu Rỗi sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu chúng ta không đặt ra câu hỏi này?

  • Tại sao Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô là phù hợp nhất để giúp em biết được điều mình cần thay đổi?

Sách Phúc Âm của Mác thêm vào câu chuyện này một số chi tiết quan trọng về Chúa Giê Su Ky Tô. Hãy đọc Mác 10:21 , tìm kiếm bằng chứng của lẽ thật sau đây: Vì Chúa Giê Su Ky Tô yêu thương chúng ta nên Ngài sẽ giúp chúng ta biết chúng ta thiếu sót điều gì trong các nỗ lực của mình để noi theo Ngài.

Lưu ý rằng Mác 10:21 không đề cập đến việc Đấng Cứu Rỗi bày tỏ thành lời tình yêu thương của Ngài. Tuy nhiên, Mác đã viết rằng “Đức Chúa Giê Su ngó người mà yêu.” Hãy dành một chút thời gian để suy ngẫm về cách Chúa Giê Su Ky Tô nhìn nhận em và tình yêu thương Ngài dành cho em.

Cân nhắc trưng ra câu hỏi đầu tiên trong số các câu hỏi sau đây và cho học viên có thời gian suy ngẫm trước khi trả lời.

  • Tại sao điều quan trọng là phải biết rằng Chúa Giê Su Ky Tô yêu thương những người tìm đến Ngài để được sửa sai?

  • Làm thế nào mà những lời mời gọi của Đấng Cứu Rỗi để cải thiện là dấu hiệu về tình yêu thương của Ngài?

  • Ê The 12:27 dạy gì về cách Chúa có thể giúp em?

Hãy đọc Mác 10:22 để xem người trai trẻ đã chọn làm gì.

Anh Cả Bruce R. McConkie (1915–1985) thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã giải thích một số kết quả có thể có từ quyết định của người trai trẻ.

Hình Ảnh
Head and shoulders portrait of Elder Bruce R. McConkie.

Chúng ta vẫn tự hỏi [người thanh niên giàu có] đã có thể có tình bạn thân thiết nào với Vị Nam Tử của Thượng Đế, anh ta đã có thể vui hưởng quyền tình bằng hữu ra sao với các sứ đồ, những điều mặc khải và khải tượng nào mà anh ta đã có thể nhận được, nếu anh ta có thể sống theo luật pháp của vương quốc thượng thiên. Như hiện tại, anh ta vẫn vô danh; nhưng tên của anh ta đã có thể được các thánh hữu tưởng nhớ một cách kính trọng mãi mãi.

(Bruce R. McConkie, “Obedience, Consecration, and Sacrifice”, Ensign, tháng Năm năm 1975, trang 51)

Hãy tìm cách để cho tất cả các học viên trả lời câu hỏi sau đây. Các em có thể trả lời bằng cách đóng diễn hoặc viết vào nhật ký ghi chép việc học tập của mình. Việc tạo cơ hội cho học viên giải thích lý do tại sao chúng ta nên noi theo Đấng Cứu Rỗi có thể giúp củng cố vai trò môn đồ của các em.

  • Nếu em có thể quay ngược thời gian và nói chuyện với người trai trẻ này trước khi anh ta quyết định từ bỏ lời mời gọi của Đấng Cứu Rỗi, em sẽ nói gì với anh ta?

Em có sẵn lòng hỏi và vâng theo không?

Hãy nhắm mắt lại và thử tưởng tượng Đấng Cứu Rỗi đang nhìn em với tình yêu thương giống như Ngài đã dành cho người trai trẻ trong câu chuyện này.

Anh Cả Larry R. Lawrence thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi đã đưa ra lời mời và lời hứa sau đây.

Hình Ảnh
Official Portrait of Elder Larry R. Lawrence. Photographed March 2017.

Tôi muốn đề nghị rằng mỗi anh chị em nên sớm tham gia vào một bài tập thuộc linh, có lẽ ngay cả tối nay trong khi dâng lên lời cầu nguyện của mình. Hãy khiêm nhường hỏi Chúa câu hỏi sau đây: “Điều gì ngăn giữ con khỏi sự tiến triển?” Nói cách khác: “Con còn thiếu điều gì nữa?” Sau đó, im lặng chờ một câu trả lời. Nếu các anh chị em thành thật, thì câu trả lời sẽ sớm trở nên rõ ràng. Đó sẽ là điều mặc khải chỉ dành cho các anh chị em.

(Larry R. Lawrence, “Còn Thiếu Chi Cho Tôi Nữa?Liahona, tháng Mười Một năm 2015, trang 35)

  • Em nghĩ việc chấp nhận gợi ý của Anh Cả Lawrence sẽ có tác động gì đến cuộc sống của em? Việc không chấp nhận gợi ý đó có thể có tác động gì?

  • Sự hiểu biết về tình yêu thương của Đấng Ky Tô dành cho em có tác động gì đến việc em sẵn sàng hỏi câu hỏi này?

Học viên có thể được lợi ích khi hoàn thành sinh hoạt sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập.

Bây giờ, hãy dành chút thời gian để cầu vấn Thượng Đế điều mà Ngài muốn em thay đổi trong cuộc sống của mình. Đó có thể là điều gì đó mà em nên ngừng làm, nên bắt đầu làm hoặc nên làm khác đi. Sau đó, hãy suy ngẫm về cuộc sống của em và viết ra những ý nghĩ và ấn tượng đến với em. (Nếu câu trả lời của em không đến nhanh chóng, hãy tiếp tục cầu vấn theo thời gian với lòng quyết tâm để vâng theo câu trả lời khi em nhận được nó. Thượng Đế sẽ trả lời vào đúng thời điểm và theo cách tốt nhất cho em.)

Hãy chia sẻ một kinh nghiệm cá nhân hoặc mời học viên chia sẻ về lúc mà các em biết ơn vì được sửa sai đầy trìu mến trong cuộc sống của các em. Hãy cân nhắc chỉ ra những cách thức mà sự sửa sai từ Thượng Đế có thể đến (qua một người trong gia đình, qua một vị lãnh đạo Giáo Hội, qua việc đọc thánh thư, qua những sự thúc giục từ Đức Thánh Linh, v.v.).

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Làm thế nào mà những lời mời gọi của Đấng Cứu Rỗi để hối cải là dấu hiệu về tình yêu thương của Ngài?

Anh Cả S. Mark Palmer thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi đã dạy:

Hình Ảnh
Official Portrait of Elder S. Mark Palmer. Photographed in March 2017.

Nếu khiêm nhường, chúng ta sẽ sẵn lòng chấp nhận những lời mời gọi của Chúa để hối cải, hy sinh, và phục vụ như là bằng chứng về tình yêu thương trọn vẹn của Ngài dành cho chúng ta. Xét cho cùng, một lời mời gọi để hối cải cũng là một lời mời gọi để tiếp nhận ân tứ tuyệt vời về sự tha thứ và bình an.

(S. Mark Palmer, “Đức Chúa Giê Su Ngó Người mà Yêu”, Liahona, tháng Năm năm 2017, trang 116)

Có tốt không khi liên tục lo lắng về những thiếu sót của chúng ta?

Anh Cả Dale G. Renlund thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã nói:

Hình Ảnh
Official Portrait of Elder S. Mark Palmer. Photographed in March 2017.

Tôi có đang làm đủ chưa? Tôi nên làm thêm điều gì nữa? Hành động của chúng ta nhằm đáp lại những câu hỏi này là trọng tâm cho hạnh phúc của chúng ta trong cuộc sống này và trong thời vĩnh cửu. …

Nhưng đồng thời, Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô không muốn chúng ta bị tê liệt bởi những bấp bênh liên tục trong cuộc sống hữu diệt của mình và tự hỏi liệu chúng ta đã làm đủ để được cứu rỗi và tôn cao hay chưa.

(Dale G. Renlund, “Làm Sự Công Bình, Ưa Sự Nhân Từ, và Bước Đi Một Cách Khiêm Nhường với Thượng Đế”, Liahona, tháng Mười Một năm 2020, trang 111)

Mác 10:25 . “Con lạc đà chui qua lỗ kim” nghĩa là gì?

Một số người quả quyết rằng lỗ kim là một cánh cửa nhỏ trong bức tường thành ở Giê Ru Sa Lem, đòi hỏi một con lạc đà phải bỏ gánh nặng của nó để đi vào. Không có bằng chứng cho thấy một cánh cửa như vậy từng tồn tại. Những người khác đã đề xuất rằng việc thay đổi một chữ cái trong văn bản tiếng Hy Lạp sẽ thay đổi thánh thư có nghĩa là một sợi dây, chứ không phải một con lạc đà, sẽ phải xuyên qua lỗ kim. Tuy nhiên, khi Chúa Giê Su Ky Tô đề cập đến một con lạc đà chui qua lỗ kim, đó có thể là ví dụ về sự cường điệu, một cách cố tình nói quá để dạy rằng “người giàu vào nước thiên đàng là [khó] lắm” ( Ma Thi Ơ 19:23).

(New Testament Student Manual [Sách học của Hệ Thống Giáo Dục Giáo Hội, năm 2014], trang 63)

Mác 10:23–27 . Có phải một người giàu có thì khó hoặc thậm chí không thể nào vào được thiên thượng không?

Bản Dịch Joseph Smith của Mác 10:27 có ghi rằng: “Với kẻ nào tin tưởng ở sự giàu sang thì không thể làm được; nhưng không phải không thể được với kẻ tin cậy nơi Thượng Đế và để tất cả vì mục đích của ta, vì với những kẻ này tất cả những điều này đều có thể làm được” (Bản Dịch Joseph Smith, Mác 10:26).

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Lời khuyên bảo riêng của Thượng Đế

Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy rằng Đấng Cứu Rỗi đã ban cho người trai trẻ giàu có một yêu cầu “riêng theo nhu cầu và hoàn cảnh cụ thể của anh ta” (“Nhu Mì và Khiêm Tốn trong Lòng”, Liahona, tháng Năm năm 2018, trang 30).

Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô cũng có thể ban cho mỗi người chúng ta lời khuyên bảo riêng mà chúng ta cần. Để đưa ra ví dụ về lời khuyên riêng mà các cá nhân đã nhận được từ Thượng Đế, hãy cân nhắc chia sẻ với các học viên bài nói chuyện của Anh Cả Larry R. Lawrence thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi “Còn Thiếu Chi cho Tôi Nữa?” từ mã thời gian 2:41 đến 7:20. Video này có trên trang ChurchofJesusChrist.org.

//media.ldscdn.org/webvtt/general-conference/october-2015-general-conference/2015-10-1050-elder-larry-r-lawrence-eng.vtt

Người thu thuế và người Pha Ri Si

Mời học viên đối chiếu thái độ trong lời cầu nguyện của hai người được mô tả trong Lu Ca 18:9–14 và thảo luận về những câu hỏi như sau:

  • Thái độ của chúng ta có thể ảnh hưởng như thế nào đến mong muốn để tìm kiếm lời khuyên bảo và sự sửa sai?

  • Điều đó có thể ảnh hưởng như thế nào đến sự sẵn lòng của chúng ta để chấp nhận và hành động theo lời khuyên bảo mà chúng ta nhận được từ Chúa, các vị lãnh đạo của Giáo Hội Ngài, cha mẹ của chúng ta và những người khác?

Để nhận được cuộc sống vĩnh cửu, chúng ta cần phải sẵn lòng từ bỏ bất cứ điều gì Chúa đòi hỏi ở chúng ta

Hãy đối chiếu phản ứng của người trai trẻ trong Mác 10:21–22 với những người khác mà được yêu cầu có những sự hy sinh tương tự. Một số ví dụ bao gồm Lê Hi (xin xem 1 Nê Phi 2:2–4); Phi E Rơ, Gia Cơ, Giăng và Anh Rê (xin xem Ma Thi Ơ 4:18–22); Ma Thi Ơ, còn được gọi là Lê Vi (xin xem Lu Ca 5:27–29); Môi Se (xin xem Hê Bơ Rơ 11:24–27); và những người trung tín trong thời kỳ của chúng ta.

Bằng những cách thức nào mà Đấng Cứu Rỗi làm tròn lời hứa của Ngài được ghi trong Ma Thi Ơ 19:29 cho những người sẵn sàng hy sinh tất cả những điều Ngài đòi hỏi ở họ?

In