Lớp Giáo Lý
Ê Phê Sô 2


Ê Phê Sô 2

Chúa Giê Su Ky Tô, Đá Góc Nhà Chính

Global Visual Library Low-Fidelity Symbol Knockout

Các Thánh Hữu sống ở Ê Phê Sô từng là Dân Ngoại trước khi cải đạo có thể đã cảm thấy mình giống như “người xa lạ và người ngoại quốc” (Ê Phê Sô 2:19) khi họ thờ phượng với các Ky Tô Hữu người Do Thái. Phao Lô nhắc nhở Các Thánh Hữu ở Ê Phê Sô rằng họ đã được hiệp nhất với nhau qua Chúa Giê Su Ky Tô với tư cách là “người đồng quốc … của Đức Chúa Trời” (Ê Phê Sô 2:19). Giáo Hội mà nay họ thuộc vào được xây dựng dựa trên nền tảng của Đấng Ky Tô, các vị sứ đồ và tiên tri của Ngài và có quyền năng ban phước cho họ khi họ cùng đến với đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Bài học này nhằm giúp em nhận ra và tìm kiếm các phước lành có sẵn bởi vì Chúa Giê Su Ky đã dẫn dắt Giáo Hội của Ngài ngày nay qua các vị tiên tri và sứ đồ.

Nhấn mạnh vai trò của các vị tiên tri. Việc hiểu được vai trò của các vị tiên tri có thể giúp học viên đối phó với những thử thách đối với đức tin của các em. Hãy tìm cách để nhấn mạnh vai trò quan trọng và những lời giảng dạy của các vị tiên tri cũng như chia sẻ chứng ngôn của chính anh chị em về khả năng lãnh đạo đầy soi dẫn của họ.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên suy ngẫm câu hỏi “Cuộc sống của tôi sẽ ra sao nếu không có các vị tiên tri và sứ đồ mà Chúa Giê Su Ky Tô đã kêu gọi để dẫn dắt Giáo Hội của Ngài?”

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Cảm thấy được thuộc vào

  • Tại sao một người nào đó có thể cảm thấy như họ không hòa nhập được với tư cách là tín hữu của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô?

  • Nếu người đó không cảm thấy mình hòa nhập với Giáo Hội thì em sẽ đưa ra lời khuyên bảo nào cho họ?

Cân nhắc mời học viên đóng diễn tình huống trong câu hỏi trước.

Suy ngẫm xem em cảm thấy như thế nào về Giáo Hội của Chúa. Khi nào thì em cảm thấy mình thuộc về Giáo Hội một cách mạnh mẽ? Đã có lúc nào em cảm thấy mình không hòa nhập không? Em cảm thấy có những phước lành nào khi là tín hữu của Giáo Hội của Đấng Ky Tô? Khi em học bài học này, hãy tìm kiếm những lẽ thật về những điều Chúa đã làm cho chúng ta để có thể hiệp nhất chúng ta với tư cách là các tín hữu của Giáo Hội của Ngài.

Phá bỏ những rào cản

Jerusalem model Temple closeup_161

Vào thời của Sứ Đồ Phao Lô, những người không phải là người Do Thái mà cải đạo sang Ky Tô Hữu (hay những người trước đây là Dân Ngoại) có thể cảm thấy họ không hòa nhập với phần còn lại của Giáo Hội và có thể cảm thấy giống như “người xa lạ và người ngoại quốc” ( Ê Phê Sô 2:19). Ví dụ, tại đền thờ ở Giê Ru Sa Lem, họ sẽ không được phép vượt qua “bức tường ngăn cách” ( Ê Phê Sô 2:14) dẫn vào những khu vực thiêng liêng hơn của đền thờ, nơi chỉ có người Do Thái, bao gồm cả Ky Tô Hữu người Do Thái, mới có thể đi được. Ngoài ra, người Dân Ngoại trước đây đã không được ban phước lành của phúc âm cho đến khi Cha Thiên Thượng mặc khải cho Phi E Rơ (xin xem Công Vụ Các Sứ Đồ 10).

Phao Lô đã viết thư cho Các Thánh Hữu tại Ê Phê Sô, những người có lẽ vừa mới cải đạo. Hãy đọc Ê Phê Sô 2:12–14, 18–21 , tìm kiếm xem Chúa đã ban phước cho người Ê Phê Sô như thế nào. Có thể là hữu ích khi biết rằng những câu này bắt đầu bằng việc Phao Lô mời Các Thánh Hữu này nhớ lại cuộc sống của họ trước khi cải đạo. “Người nhà của Đức Chúa Trời” ( câu 19) mà Phao Lô đề cập đến là Giáo Hội của Chúa Giê Su Ky Tô.

Jerusalem model Temple closeup_161
  • Chúa đã ban phước cho người Ê Phê Sô như thế nào?

Qua Sự Chuộc Tội của Ngài, Chúa Giê Su Ky Tô đã loại bỏ mọi rào cản ngăn cách người Do Thái với người Dân Ngoại và cũng ngăn cách người Dân Ngoại với Thượng Đế. Người Dân Ngoại không còn phải trở thành người Do Thái, sống theo luật Môi Se, hoặc chịu phép cắt bì để tham gia Giáo Hội. Khi đến với Chúa Giê Su Ky Tô và chấp nhận phúc âm của Ngài, họ trở thành “người nhà của Đức Chúa Trời” ( Ê Phê Sô 2:19)—một phần trong dân giao ước của Thượng Đế.

  • Trong những phương diện nào, Đấng Cứu Rỗi phá bỏ những rào cản giữa chúng ta và những người khác?

  • Em cảm thấy như thế nào về việc mọi người được “đến gần Đức Chúa Cha” ( câu 18) qua “huyết Đấng Ky Tô” ( câu 13)?

  • Em sẽ tóm tắt như thế nào về những phước lành trong các câu 19–21 cho một người cảm thấy họ không hòa nhập được trong Giáo Hội của Chúa?

  • Em nghĩ tại sao Phao Lô so sánh Giáo Hội với một nhà hoặc một gia đình?

Đá góc nhà chính

Cân nhắc mời một học viên vẽ những điều sau đây lên trên bảng. Hoặc là, học viên có thể dựng một vật tượng trưng với các khối, cốc, hoặc sách cùng với cả lớp hoặc trong các nhóm nhỏ.

Vào thời của Phao Lô, đá góc nhà chính tức là một tảng đá lớn được đặt ở góc của móng. Mỗi đá góc của nền móng đỡ phần lớn trọng lượng của cấu trúc và dùng để kết nối các bức tường. Góc và vị trí của tất cả các viên đá khác được đo từ viên đá góc nhà chính.

Photo of the cornerstone of a temple

Hãy vẽ một hình tượng trưng cho những điều được mô tả trong Ê Phê Sô 2:19–21 . Em có thể ghi tên các phần trong bức vẽ của mình bằng những từ trong đoạn thánh thư.

Mời một học viên hoặc các học viên cho xem bức vẽ của các em hoặc những gì các em đã xây dựng và giải thích ý nghĩa tượng trưng của nó.

  • Chúng ta có thể học được những lẽ thật nào từ cách Chúa Giê Su Ky Tô thiết lập Giáo Hội của Ngài?

Học viên có thể sử dụng các từ khác nhau nhưng có thể sẽ nhận ra được một lẽ thật như sau: Giáo Hội của Chúa được xây dựng dựa trên nền tảng của các vị sứ đồ và tiên tri, với Chúa Giê Su Ky Tô là đá góc nhà chính.

  • Em biết gì về Chúa Giê Su Ky Tô làm cho sự so sánh Ngài với đá góc chính là phù hợp?

  • Chúng ta có thể xây dựng cuộc sống của mình dựa trên Đấng Cứu Rỗi và các vị sứ đồ và tiên tri của Ngài bằng những cách thức nào?

  • Làm thế nào mà việc xây dựng cuộc sống của chúng ta dựa trên nền tảng của Chúa Giê Su Ky Tô và các vị tiên tri và sứ đồ của Ngài giúp chúng ta tìm thấy một vị trí và mục đích trong Giáo Hội?

Nền tảng của em

Cân nhắc sinh hoạt nào trong số những sinh hoạt sau đây có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của học viên. Học viên có thể được lợi ích từ việc chọn một số sinh hoạt đểthực hiện riêng cá nhân, hoặc anh chị em có thể chỉ định các sinh hoạt cho những nhóm nhỏ.

Khi em thực hiện một số sinh hoạt sau đây, hãy suy ngẫm về những câu hỏi sau đây:

  • Tôi đang làm gì để xây dựng cuộc sống của mình trên nền tảng của các vị tiên tri và sứ đồ với Chúa Giê Su Ky Tô là đá góc nhà chính? Tôi đã có được các phước lành nào?

  • Trong những phương diện nào, Chúa có thể muốn tôi xây dựng nhiều hơn nữa trên nền tảng này?

A. Dành ra một vài phút để suy ngẫm xem cuộc sống của em sẽ ra sao nếu không có các vị tiên tri và sứ đồ của Chúa trên thế gian ngày nay. Hãy tưởng tượng cuộc sống mà không có thẩm quyền của họ từ Chúa, và những lời giảng dạy, hướng dẫn đầy soi dẫn và tấm gương giống như Đấng Ky Tô của họ. Viết vào nhật ký ghi chép việc học tập về việc cuộc sống sẽ khác như thế nào và em sẽ bỏ lỡ điều gì.

B. Sau đó trong bức thư của mình, Phao Lô đã đề cập đến các phước lành khác đến từ các vị tiên tri, sứ đồ và các vị lãnh đạo khác của Giáo Hội. Hãy đọc Ê Phê Sô 4:11–14 và cân nhắc đánh dấu những phước lành này. Có thể là hữu ích khi biết rằng thầy giảng Tin Lành là một tộc trưởng, và mục sư là lãnh đạo của một giáo đoàn, như là chủ tịch giáo khu hoặc giáo hạt, giám trợ hoặc chủ tịch chi nhánh, còn giáo sư tức là giảng viên. Hãy viết ra một hoặc hai cách em đã có được những phước lành này.

C. Chọn một hoặc hai đề tài trong Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ (cuốn sách nhỏ, 2011). Viết ra những cách cụ thể mà sự hướng dẫn này từ các vị sứ đồ và tiên tri của Chúa đã giúp em.

D. Suy ngẫm về cách các vị tiên tri và sứ đồ đã giúp em tiến đến việc biết Đấng Cứu Rỗi và trở nên giống Ngài hơn. Ghi lại những suy nghĩ của em trong nhật ký ghi chép việc học tập của mình.

Photo of the cornerstone of a temple

Photo of the cornerstone of a temple

Sau khi đã thấy đủ thời gian, hãy mời nhiều học viên khác nhau chia sẻ những phước lành mà họ có được từ Chúa qua các vị tiên tri và sứ đồ. Hãy nhấn mạnh tầm quan trọng và giá trị của việc lắng nghe những suy nghĩ và kinh nghiệm của học viên. Cân nhắc bổ sung thêm những suy nghĩ và chứng ngôn của chính anh chị em.

Em đã học được điều gì?

Để kết thúc bài học này, hãy suy ngẫm về những điều em đã học được. Suy ngẫm xem làm thế nào mà việc xây dựng cuộc sống của em trên nền tảng của vị tiên tri và sứ đồ với Chúa Giê Su Ky Tô như đá góc nhà chính giúp em trở thành “người nhà của Đức Chúa Trời” ( Ê Phê Sô 2:19). Hãy suy ngẫm cách em sẽ xây dựng cuộc sống của mình nhiều hơn nữa trên nền tảng của các vị tiên tri và sứ đồ với Đấng Cứu Rỗi là đá góc nhà chính.

Nếu thời gian cho phép, hãy cân nhắc mời học viên chia sẻ những điều các em đã học được hoặc những điều các em sẽ làm để xây dựng cuộc sống nơi Chúa Giê Su Ky Tô cũng như các vị tiên tri và sứ đồ của Ngài.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Ê Phê Sô 2:14 . “Bức tường ngăn cách” mà Phao Lô nói đến là gì?

Đền thờ ở Giê Ru Sa Lem có một số hành lang hoặc khu vực, và chỉ có một số nhóm người nhất định mới có thể đi vào mỗi hành lang. Dân Ngoại được phép lên đỉnh của đền thờ và đi vào hành lang bên ngoài, gọi là Hành Lang của Dân Ngoại. Tuy nhiên, các hành lang bên trong của đền thờ được che chắn không cho người Dân Ngoại tiếp cận bằng một vách ngăn hoặc bức tường đặc biệt cao khoảng một mét. Nếu một người Dân Ngoại vượt qua bức tường này, người đó có thể bị xử tử. Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra hai trong số những khối đá cẩm thạch tạo nên rào chắn này, trên đó có dòng chữ bằng tiếng Hy Lạp và La Tinh có nội dung: “Không người ngoại quốc nào được vượt qua các rào cản xung quanh nơi thánh. Bất cứ ai bị bắt làm như vậy sẽ phải tự chịu trách nhiệm về cái chết của mình” (Richard Neitzel Holzapfel, Eric D. Huntsman, Thomas A. Wayment, Jesus Christ and the World of the New Testament [năm 2006], trang 160).

Sau hành trình truyền giáo lần thứ ba của Phao Lô, một số người Do Thái ở Giê Ru Sa Lem cáo buộc Phao Lô đưa Dân Ngoại vượt qua rào cản, dẫn đến bạo loạn và cuối cùng là Phao Lô bị bắt (xin xem Dân Số Ký 1:51 ; Công Vụ Các Sứ Đồ 21:27–29).

Ê Phê Sô 2:20 . Tại sao Giáo Hội của Chúa Giê Su Ky Tô được thành lập dựa trên các vị sứ đồ và tiên tri, với Đấng Ky Tô là đá góc nhà chính?

Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã nói điều này về nền tảng của Giáo Hội của Đấng Ky Tô:

Official Portrait of Elder Jeffrey R. Holland. Photographed January 2018.

Trong thời Tân Ước, trong thời Sách Mặc Môn và trong thời hiện đại, các chức sắc này làm thành các tảng đá nền của Giáo Hội chân chính, được bố trí chung quanh và đạt được sức mạnh của họ từ đá góc nhà chính, “đá của Đấng Cứu Chuộc chúng ta, tức là [Chúa Giê Su] Ky Tô, Vị Nam Tử của Thượng Đế” [ Hê La Man 5:12 ]. … Nền tảng như vậy nơi Đấng Ky Tô đã và luôn là sự bảo vệ trong những ngày “khi … quỷ dữ tung những ngọn gió mạnh của nó ra, phải, những mũi tên trong cơn gió lốc của nó, phải, khi những trận mưa đá, và những cơn bão tố mãnh liệt của nó tới tấp đổ xuống trên các [em].”

(Jeffrey R. Holland, “Prophets, Seers, and Revelators,” Ensign hoặc Liahona, tháng Mười Một năm 2004, trang 7)

Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Ê Phê Sô 4:11–14 . Những phước lành từ việc tuân theo các vị tiên tri và sứ đồ

Nếu học viên sẽ được lợi ích từ cuộc thảo luận sâu hơn về Ê Phê Sô 4:11–14 , thì hãy mời các em đọc những câu này, tìm hiểu lý do tại sao Chúa ban cho Giáo Hội các vị sứ đồ, tiên tri và các vị lãnh đạo khác. Một nguyên tắc mà các em có thể nhận ra là: Chúa đã kêu gọi các sứ đồ, các vị tiên tri, và các vị lãnh đạo khác của Giáo Hội để giúp hoàn thiện các Thánh Hữu và bảo vệ họ khỏi giáo lý sai lạc.

Trưng ra hoặc vẽ hình ảnh một chiếc thuyền ở giữa biển động. Thảo luận xem điều gì có thể xảy ra với một chiếc thuyền bị lật trên mặt nước trong những cơn bão dữ dội và điều đó có thể liên quan như thế nào đến chúng ta. Cũng thảo luận về cách Chúa Giê Su Ky Tô giúp chúng ta tìm được đường vượt qua những khó khăn này qua cách Ngài tổ chức Giáo Hội của Ngài, Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô.