Lớp Giáo Lý
Ê Phê Sô 5:21–33; 6:1–4


Ê Phê Sô 5:21–33; 6:1–4

Những Mối Quan Hệ Giống Như Đấng Ky Tô

Hình Ảnh
A family spends time together on the grounds in front of the Oakland Temple.

Các mối quan hệ gia đình có thể mang lại những kinh nghiệm đáng giá nhất cho chúng ta trong cuộc sống trần thế. Mối quan hệ với cha mẹ, các anh chị em và vợ chồng có thể mang lại niềm vui lớn lao nhưng cũng có thể tạo ra thử thách. Phao Lô dạy rằng chúng ta có thể nhìn vào Chúa Giê Su Ky Tô làm tấm gương cho các mối quan hệ lành mạnh và hạnh phúc với những người trong gia đình. Bài học này có thể giúp em noi theo tấm gương của Đấng Cứu Rỗi để cải thiện mối quan hệ của mình với những người khác.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên nghĩ về những thành viên trong gia đình của các em và nhận ra một điều các em yêu thích ở mỗi người.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Bài học này tập trung vào các mối quan hệ trong gia đình. Xin cân nhắc hoàn cảnh gia đình của học viên khi chuẩn bị và dạy bài học này. Hãy nhạy cảm với những thúc giục của Đức Thánh Linh và nhu cầu của học viên.

Gia đình của em

Hãy viết ra tên của những thành viên trong gia đình của em và một điều em yêu thích ở mỗi người.

Mời một vài học viên chia sẻ điều gì đó mà các em yêu thích về một trong những thành viên gia đình của các em.

Hãy suy ngẫm về lời phát biểu này đối với mỗi người trong gia đình: “Tôi cư xử với người này trong gia đình theo cách mà tôi cảm thấy Đấng Cứu Rỗi muốn tôi cư xử với họ.” Sau đó, đánh giá cách em cư xử với từng người trong gia đình theo thang điểm sau đây.

Hình Ảnh
New Testament Seminary Teacher Manual- 2023

Khi học bài hôm nay, hãy suy ngẫm về các mối quan hệ của mình với những người trong gia đình và cách em có thể noi theo tấm gương của Đấng Cứu Rỗi để yêu thương và giúp đỡ họ.

Phao Lô đưa ra lời khuyên bảo về các mối quan hệ trong gia đình

Là điều quan trọng để chú ý rằng những lời của Phao Lô trong Ê Phê Sô 5:22–24 được viết ra trong bối cảnh là những tập quán xã hội của thời đại ông. Các vị tiên tri và sứ đồ ngày nay dạy rằng người nam không hơn gì người nữ và vợ chồng là “những người bạn đời bình đẳng” (“ Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới ”, ChurchofJesusChrist.org). Mặc dù các tập quán thời Phao Lô khác với bây giờ nhưng em vẫn có thể tìm thấy lời khuyên bảo phù hợp trong những lời giảng dạy của ông. Một lẽ thật mà Phao Lô nhấn mạnh là chúng ta có thể noi theo tấm gương của Đấng Cứu Rỗi trong cách cư xử của mình với những người trong gia đình.

Có thể là hữu ích nếu cả lớp đọc những câu thánh thư sau đây và dừng lại vài lần để học viên nhận ra các ví dụ về cách Đấng Cứu Rỗi cư xử với những tín hữu trong Giáo Hội của Ngài và cách mà điều này liên quan đến các mối quan hệ trong gia đình.

Hãy đọc Ê Phê Sô 5:21–27 ; 6:1–4 , tìm kiếm những bằng chứng về lẽ thật này. Khi em nghiên cứu, có thể là hữu ích khi biết rằng “vâng phục nhau” ( Ê Phê Sô 5:21) muốn nói đến sự sẵn lòng làm việc cùng nhau và yêu thương, chăm sóc lẫn nhau, và “kính sợ Đấng [Ky Tô]” ( Ê Phê Sô 5:21) nghĩa là yêu thương và kính trọng Thượng Đế.

Thảo luận chung với cả lớp những câu này. Cân nhắc sử dụng các câu hỏi thảo luận sau đây hoặc nghĩ đến các câu hỏi khác có thể giúp học viên hiểu sâu hơn về những lời giảng dạy của Phao Lô trong những câu này.

  • Đấng Cứu Rỗi đã thể hiện tình yêu thương của Ngài dành cho Giáo Hội và Ngài đã phó mạng Ngài cho Giáo Hội qua những cách thức nào?

  • Việc biết Đấng Ky Tô đã phó mạng Ngài cho Giáo Hội khiến em cảm thấy như thế nào về Ngài?

  • Người chồng nên cảm thấy như thế nào về người vợ của mình nếu anh ta noi theo tấm gương về điều Đấng Cứu Rỗi cảm thấy về Giáo Hội của Ngài?

  • Phao Lô đã đưa ra lời khuyên bảo nào mà có thể áp dụng bình đẳng cho cả chồng lẫn vợ? cho những người khác trong gia đình?

  • Em có thể làm gì bây giờ để chuẩn bị cho một ngày nào đó cư xử với vợ hoặc chồng của mình theo cách mà Đấng Cứu Rỗi sẽ cư xử với họ?

  • Làm thế nào mà việc vâng lời và hiếu kính cha mẹ có thể giúp em trở nên giống Chúa Giê Su hơn?

Hãy xem những hình ảnh sau đây và ghép những hình ảnh đó với những câu chuyện thánh thư này: Lu Ca 2:51–52 , Giăng 2:1–11Lu Ca 22:39–42 . Hãy suy ngẫm xem Đấng Cứu Rỗi là tấm gương yêu thương, vâng lời và hiếu kính cha mẹ trên thế gian và trên thiên thượng của Ngài như thế nào.

Cho học viên xem các hình ảnh sau đây và mời học viên sử dụng những câu chuyện thánh thư để giải thích cách Đấng Cứu Rỗi cư xử với cha mẹ trên thế gian và trên thiên thượng của Ngài.

Hình Ảnh
Jesus says to His mother, Mary, “Wist ye not that I must be about my Father’s business?”
Hình Ảnh
Jesus talking to Mary at a wedding feast.
Hình Ảnh
Christ kneeling in Gethsemane. Outtakes include the back of the savior shown kneeling in the tall grass, close-up of his face looking afraid, in a distance with blood on his face and hands near a river, an angel comforting him, profile portrait, and a glowing angel coming toward Christ who is huddled on the ground.
  • Đấng Cứu Rỗi yêu thương, tuân theo và hiếu kính cha mẹ Ngài bằng những cách thức nào? Em nghĩ những hành động của Ngài đã ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ của Ngài với cha mẹ của Ngài?

  • Một số cách để em hiếu kính và nghe lời cha mẹ là gì?

  • Làm thế nào mà việc noi theo tấm gương của Đấng Cứu Rỗi ban phước cho em và giúp em củng cố các mối quan hệ trong gia đình, hoặc em nghĩ làm thế nào mà việc noi theo tấm gương của Đấng Cứu Rỗi có thể làm được như vậy?

Luyện tập để trở nên giống như Đấng Cứu Rỗi

Hãy giúp học viên suy ngẫm các trường hợp thực tế về cách noi theo tấm gương của Đấng Cứu Rỗi. Sinh hoạt sau đây là một cách để thực hiện điều này.

Ngoài ra, một trong những video trong phần “Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình” dưới tiêu đề “Tôi có thể làm gì để củng cố các mối quan hệ trong gia đình của mình?” cũng có thể cung cấp một ví dụ ở thời hiện đại.

Hãy viết một tình huống tương tác điển hình giữa một thiếu niên và một người trong gia đình, cho thấy là khó để cư xử với những người khác trong gia đình giống như cách Đấng Cứu Rỗi sẽ cư xử với họ. Khi em đã tạo ra tình huống tương tác, hãy viết cách em nghĩ Đấng Cứu Rỗi sẽ phản ứng và lý do tại sao. Hãy nhớ rằng Đấng Cứu Rỗi đã cảm thấy và hành động như thế nào đối với những người khác.

Có thể bao gồm những ví dụ sau đây:

  • Cha mẹ chỉ trích cách con mình sử dụng thời gian rảnh rỗi.

  • Anh chị em trong nhà sử dụng đồ của nhau mà không hỏi ý và nói dối về việc đó.

Mời học viên chia sẻ những tình huống mà các em đã viết và cách Đấng Cứu Rỗi có thể cư xử với những người trong tình huống nếu Ngài hiện diện.

Noi theo tấm gương của Đấng Cứu Rỗi

Hãy suy ngẫm về mối quan hệ của em với những người trong gia đình. Hãy nghĩ về những lần em noi theo tấm gương của Đấng Cứu Rỗi và cư xử với người khác theo những cách giống như Đấng Ky Tô. Ngoài ra, hãy để Đức Thánh Linh giúp em biết mình có thể làm gì để noi theo tấm gương yêu thương người khác của Đấng Cứu Rỗi.

Viết ra những điều em cảm thấy có thể làm để bắt chước Đấng Cứu Rỗi trong các mối quan hệ gia đình của em. Cân nhắc chia sẻ những điều em đã viết với giảng viên hoặc cha mẹ để giúp em làm theo những điều em cảm thấy được thúc giục để làm.

Một số người trong gia đình của học viên có thể không đáp lại hành động của các em theo những cách yêu thương. Hãy nhớ khuyến khích học viên và làm chứng rằng khi các em noi theo tấm gương của Đấng Cứu Rỗi, Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô sẽ hài lòng về hành động của các em.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Ê Phê Sô 5:22–24 . Chúng ta nên hiểu gì về những lời giảng dạy của Phao Lô trong những câu này?

Phao Lô dạy rằng tất cả các tín hữu của Giáo Hội phải vâng phục nhau, hay nói cách khác là đặt người khác lên trước mình (xin xem Ê Phê Sô 5:21). Sau đó, ông giải thích cách nguyên tắc vâng phục áp dụng cho các mối quan hệ trong gia đình và những người cùng chung sống. Các câu 22–24 có thể dễ bị hiểu lầm và áp dụng sai ở thời của chúng ta. Các vị tiên tri ngày sau đã dạy rõ ràng rằng vợ chồng và cha mẹ phải làm tròn những nghĩa vụ thiêng liêng của họ với tư cách là “những người bạn đời bình đẳng” (“ Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới ”, ChurchofJesusChrist.org). Nếu các cặp vợ chồng thực sự hiệp nhất thì bất kỳ sự hy sinh nào được thực hiện thay mặt cho người phối ngẫu của người đó chắc chắn sẽ mang lại phước lành cho chính họ; do đó, “ai yêu vợ là yêu chính mình” ( Ê Phê Sô 5:28).

Làm cách nào mà người chồng hoặc người vợ có thể cư xử với người phối ngẫu của họ theo cách của Đấng Cứu Rỗi?

Chủ Tịch Gordon B. Hinckley (1910–2008) đã nói:

Hình Ảnh
Frontal half-length portrait of President Gordon B. Hinckley. President Hinckley’s hands are resting on the back of a chair. The image is the official Church portrait of President Hinckley as of 1995. This was President Hinckley’s last official portrait. President Hinckley died 27 January 2008.

Hạnh phúc trong hôn nhân không liên quan mấy đến sự lãng mạn mà là việc quan tâm lo lắng cho sự thoải mái và an lạc của người bạn đời. Bất kỳ người nào mà quan tâm trước hết đến sự thoải mái của vợ mình thì sẽ ở trong tình yêu với cô ấy trong suốt cuộc đời và cho đến vĩnh cửu. (Anchorage, Alaska, đại hội giáo phận, ngày 18 tháng Sáu năm 1995)

(“Speaking Today: Excerpts from Recent Addresses of President Gordon B. Hinckley”, Ensign, tháng Tư năm 1996, trang 72)

Anh Cả L. Whitney Clayton thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi đã nói:

Hình Ảnh
Official Portrait of Elder L. Whitney Clayton. Photographed March 2017.

Tôi đã quan sát thấy rằng trong các cuộc hôn nhân hạnh phúc nhất thì cả hai vợ chồng đều xem mối quan hệ của họ là trân châu vô giá, một kho tàng có giá trị vô hạn. Họ đều bỏ lại cha mẹ của mình, và họ cùng nhau xây đắp một cuộc hôn nhân mà sẽ thành công cho đến vĩnh cửu. Họ hiểu rằng họ đang đi trên một con đường đã được thiên thượng ấn định. Họ biết rằng không có mối quan hệ nào khác có thể mang lại nhiều niềm vui, tạo ra nhiều điều tốt lành, hoặc giúp đỡ nhau trở nên tốt hơn nhiều như vậy. Hãy quan sát và học hỏi: những người bạn đời trong hôn nhân hạnh phúc nhất xem cuộc hôn nhân của họ là vô giá.

(L. Whitney Clayton, “Hôn Nhân: Hãy Quan Sát và Học Hỏi,” Liahona, tháng Năm năm 2013, trang 83)

Tôi có thể làm gì để củng cố các mối quan hệ trong gia đình mình?

“Hãy hiếu thảo với cha mẹ các em bằng cách cho thấy tình yêu thương và lòng tôn kính đối với họ. Hãy vâng lời họ khi họ hướng dẫn các em trong sự ngay chính. Sẵn lòng giúp đỡ trong nhà của các em. Tham gia vào những sinh hoạt lành mạnh và truyền thống trong gia đình. Hãy cùng cầu nguyện chung với gia đình, đọc thánh thư chung với gia đình, và tham dự buổi họp tối gia đình. Việc tuân giữ những lệnh truyền này sẽ củng cố và đoàn kết các gia đình” (Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ [cuốn sách nhỏ, 2011], trang 14–15).

Em có thể đọc bài viết sau đây, trong đó gợi ý những cách để xây dựng và củng cố các mối quan hệ: “Các Nguyên Tắc Phục Sự: Xây Đắp Các Mối Quan Hệ Ý Nghĩa,” Liahona, tháng Tám năm 2018, trang 6–9.

Hãy cân nhắc xem video sau đây, có trên trang ChurchofJesusChrist.org, cho thấy ví dụ về những người nỗ lực noi theo tấm gương của Đấng Cứu Rỗi trong cách họ đối xử với người khác.

Trong video “Các Ngươi Là Đôi Tay Ta” (từ mã thời gian 10:26 đến 12:39), Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf, khi đó thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn, nói về cách chúng ta có thể trở thành đôi tay của Đấng Cứu Rỗi.

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Các cách thay thế để bắt đầu bài học

Để giúp học viên suy nghĩ về cách Chúa Giê Su Ky Tô đã ban cho chúng ta một khuôn mẫu để noi theo trong các mối quan hệ gia đình, hãy cân nhắc sử dụng một trong các sinh hoạt thay thế sau đây để bắt đầu bài học.

Câu trích dẫn và câu hỏi

Mời học viên đọc lời phát biểu sau đây của Anh Cả Marvin  J. Ashton (1915–1994) thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ:

Hình Ảnh
Portrait of Marvin J. Ashton.

Một ngày nọ, tôi được chiêm ngưỡng một tấm chăn vải ghép thủ công tuyệt đẹp của một người thợ may lành nghề. Khi chúng tôi trò chuyện với nhau, tôi được biết rằng trong nhiều năm cô ấy đã làm rất nhiều tấm chăn vải ghép và nổi tiếng với những sản phẩm thủ công tuyệt vời của mình. Trước câu hỏi của tôi: “Cô đã bao giờ làm một trong những tấm chăn vải ghép này mà không có mẫu chưa?”, cô ấy nói: “Làm sao tôi biết được nó có thể ra hình như thế nào nếu tôi không có một khuôn mẫu để làm theo?”

(Marvin J. Ashton, “A Pattern in All Things,” Ensign, tháng Mười Một năm 1990, trang 20)

Cân nhắc đặt ra những câu hỏi như “Khi nào các em phải làm theo một khuôn mẫu?” hoặc “Những lợi ích của việc làm theo một khuôn mẫu là gì?”

Minh họa và đoạn thánh thư

Minh họa hoặc mời một học viên minh họa điều gì đó trong khi cả lớp cùng làm theo (chẳng hạn như tìm kiếm thứ gì đó trên ứng dụng Cây Gia Phả hoặc gấp cái gì đó bằng giấy). Cân nhắc đặt ra một câu hỏi sau khi hoàn thành như “Việc có một ai đó để làm theo có thể giúp ích như thế nào?”

Mời học viên đọc Ê Phê Sô 5:21–33 , tìm ra người mà Phao Lô gợi ý chúng ta noi theo trong các mối quan hệ của mình.

In