Hê Bơ Rơ 1–10
“Một Danh Cao Hơn”
Tất cả những tín đồ của Chúa Giê Su Ky Tô sẽ trải qua thử thách về đức tin của họ. Đó là trường hợp của nhiều Ky Tô Hữu người Do Thái. Dưới áp lực của nhiều lần bị ngược đãi, nhiều người đã rời khỏi Giáo Hội và trở về với sự tương đối an toàn khi thờ phượng tại nhà hội của người Do Thái. Phao Lô muốn những Ky Tô Hữu người Do Thái này thấy rằng Chúa Giê Su vĩ đại hơn Môi Se và giáo vụ của Ngài mang lại một giao ước mới lớn hơn giao ước cũ theo luật Môi Se. Bài học này có thể giúp củng cố đức tin của em nơi Đấng Cứu Rỗi khi em học về quyền năng của Ngài trong mọi sự bằng cách nhận ra và nghiên cứu một số tước hiệu và vai trò của Ngài.
Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi
Những Tước Hiệu của Chúa Giê Su Ky Tô
Hãy dành ra một phút và liệt kê trong nhật ký ghi chép việc học tập càng nhiều từ hoặc cụm từ mô tả em càng tốt mà em có thể nghĩ ra.
-
Tại sao em lại sử dụng những từ và cụm từ đã liệt kê?
Cũng giống như em có những từ hoặc cụm từ mô tả mình, Chúa Giê Su Ky Tô cũng có nhiều danh xưng hoặc tước hiệu mô tả Ngài. Khi chúng ta tiến đến việc biết trọn vẹn hơn về những tước hiệu này, chúng ta tiến đến việc hiểu rõ hơn về Ngài là ai và Ngài yêu thương chúng ta nhiều ra sao.
Trong nhật ký ghi chép việc học tập, hãy liệt kê một số tước hiệu mà em đã biết về Đấng Cứu Rỗi.
-
Việc biết và hiểu những tước hiệu này của Chúa Giê Su Ky Tô ảnh hưởng như thế nào đến cách em nhìn nhận Ngài?
Chủ Tịch Russell M. Nelson đã dạy những cách chúng ta có thể được ban phước khi tìm hiểu thêm về Đấng Cứu Rỗi:
Anh chị em càng tìm hiểu về Đấng Cứu Rỗi thì sẽ càng dễ dàng hơn để tin cậy vào lòng thương xót, tình yêu thương vô hạn và quyền năng củng cố, chữa lành và cứu chuộc của Ngài.
(Russell M. Nelson, “Đấng Ky Tô Đã Sống Lại; Đức Tin nơi Ngài Sẽ Dời Được Núi,” Liahona, tháng Năm năm 2021, trang 103)
-
Chủ Tịch Nelson đã mô tả những phương diện nào mà em cần sự giúp đỡ từ Đấng Cứu Rỗi?
Những Ky Tô Hữu người Do Thái không được tham dự các buổi họp của Giáo Hội vì bị ngược đãi và các hình thức áp bức khác thì cũng cần Đấng Cứu Rỗi, giống như chúng ta vậy. Họ đang trở lại với sự quen thuộc và an toàn tương đối khi thờ phượng theo truyền thống của người Do Thái, nhưng không có niềm tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô (xin xem Hê Bơ Rơ 10:25, 38–39). Em có thể tìm hiểu thêm về bức thư này bằng cách nghiên cứu “ Hê Bơ Rơ, Bức Thư Gửi Cho Người ” trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư.
Tìm kiếm các tước hiệu và vai trò của Chúa Giê Su Ky Tô
Phao Lô đã chia sẻ nhiều tước hiệu và vai trò của Đấng Cứu Rỗi mà có thể đã giúp cho Các Thánh Hữu nhận ra sự cần thiết của Ngài đối với họ. Ví dụ, Hê Bơ Rơ 1:2 nhấn mạnh đến tước hiệu “Vị Nam Tử” của Đấng Cứu Rỗi, liên quan đến việc Ngài là “Đấng thừa kế muôn vật.” Hê Bơ Rơ 1:2, 10 giải thích vai trò của Chúa Giê Su là Đấng Sáng Tạo của trời đất.
Bây giờ em đã thấy một số ví dụ về danh hiệu của Đấng Cứu Rỗi, hãy đọc những câu sau đây và tìm kiếm các tước hiệu và vai trò khác của Chúa Giê Su Ky Tô. Cân nhắc đánh dấu những điều em tìm thấy.
-
Một lẽ thật mà em đã nhận ra về Đấng Cứu Rỗi từ một hoặc nhiều tước hiệu và vai trò của Ngài là gì?
Chọn một tước hiệu hoặc vai trò mô tả một hành động em cần Chúa Giê Su Ky Tô thực hiện trong cuộc sống của mình và viết tước hiệu hoặc vai trò đó vào giữa một tờ giấy. Sử dụng thánh thư, ứng dụng Thư Viện Phúc Âm hoặc trang ChurchofJesusChrist.org, hãy tìm kiếm thêm những hiểu biết sâu sắc về tước hiệu của Chúa Giê Su Ky Tô mà em đã chọn. Một cách để bắt đầu việc nghiên cứu của em là tìm mục “Chúa Giê Su Ky Tô” trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư. Sau đó, em có thể tra cứu nhiều câu thánh thư khác nhau mà tập trung vào Đấng Cứu Rỗi.
Xung quanh tước hiệu đó, hãy viết những suy nghĩ của em về Chúa Giê Su Ky Tô và lý do tại sao tước hiệu đó có ý nghĩa đối với em. Những suy nghĩ này có thể gồm có
-
các cụm từ trong những câu hoặc câu trích dẫn mà em đọc được,
-
các ý tưởng về sự giúp đỡ em có thể có được trong cuộc sống của mình khi Đấng Cứu Rỗi làm trọn vẹn vai trò đó,
-
những hiểu biết sâu sắc mà em có khi thấy rằng việc hiểu được tước hiệu đó có thể củng cố đức tin của em nơi Chúa Giê Su Ky Tô, và
-
bất kỳ câu hỏi nào mà em có về tước hiệu đó.
Bây giờ em đã tập nhận ra những danh xưng và tước hiệu của Chúa Giê Su Ky Tô, hãy dành một chút thời gian để suy ngẫm xem em đang sử dụng kỹ năng này thành thục như thế nào khi học thánh thư.
-
Làm thế nào mà việc tìm kiếm những tước hiệu của Chúa Giê Su Ky Tô lại giúp em biết Ngài rõ hơn?
-
Em có thể kết hợp nghiên cứu các tước hiệu của Chúa Giê Su Ky Tô vào việc học thánh thư thường ngày của mình như thế nào?
Hãy tìm kiếm những tước hiệu của Chúa Giê Su Ky Tô trong lúc học riêng cá nhân và với gia đình khi em tiếp tục học Kinh Tân Ước và các thánh thư khác.
Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình
Tại sao tôi nên tìm hiểu về Chúa Giê Su Ky Tô?
Chủ Tịch Russell M. Nelson đã dạy:
Nếu các em tiến hành việc tìm hiểu với tất cả khả năng của mình về Chúa Giê Su Ky Tô, thì tôi hứa với các em rằng tình yêu thương của các em dành cho Ngài, và cho các luật pháp của Thượng Đế, sẽ phát triển nhiều hơn điều các em đang tưởng tượng. Tôi cũng hứa với các em rằng khả năng của các em để từ bỏ tội lỗi sẽ gia tăng. Ước muốn của các em để tuân giữ các giáo lệnh sẽ tăng cao. Các em sẽ thấy mình có khả năng tốt hơn để đi ra khỏi những cuộc giải trí và những cái bẫy của những người chế nhạo các tín đồ của Chúa Giê Su Ky Tô. …
Hãy nghiên cứu tất cả mọi điều về Chúa Giê Su Ky Tô một cách thành tâm và siêng năng cùng tìm cách hiểu điều mà mỗi danh hiệu và tên gọi khác nhau của Ngài có nghĩa là gì đối với cá nhân của các em.
(Russell M. Nelson, “Các Vị Tiên Tri, Sự Lãnh Đạo và Luật Pháp Thiêng Liêng” [buổi họp đặc biệt devotional toàn cầu dành cho những người thành niên trẻ tuổi, ngày 8 tháng Một năm 2017], ChurchofJesusChrist.org; sự nhấn mạnh được thêm vào)
Hê Bơ Rơ 1:2, 10. Vai trò của Chúa Giê Su là Đấng Sáng Tạo có thể ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của tôi?
Chad H Webb, người quản lý Các Lớp Giáo Lý và Viện Giáo Lý Tôn Giáo, đã giải thích:
Các em có thể nhớ rằng Chủ Tịch Boyd K. Packer là một nghệ sĩ tài ba, ông rất thích chạm khắc những con chim bằng gỗ. Một ngày nọ, ông ngồi trên chiếc xe hơi do Anh Cả A. Theodore Tuttle lái, và một trong những tác phẩm chạm khắc của ông nằm trên băng ghế sau của xe. Đến một ngã tư, Anh Cả Tuttle phanh gấp và bức chạm khắc [bị lật] ngược trên sàn và vỡ thành nhiều mảnh. Anh Cả Tuttle rất buồn, nhưng Chủ Tịch Packer thì không. Ông chỉ nói: “Hãy quên chuyện này đi. Tôi đã làm được nó. Thì tôi có thể sửa nó.” Và ông làm được như vậy. Ông đã làm cho nó [chắc chắn] hơn trước đây và thậm chí còn cải thiện nó một chút. Chủ Tịch Packer giải thích: “Ai là người tạo ra các em? Ai là Đấng Sáng Tạo của các em? Không có bất cứ điều gì trong cuộc sống của các em bị bẻ cong hay hỏng hóc mà Ngài không thể sửa chữa, và Ngài sẽ sửa chữa.”
(Chad H Webb, “We Talk of Christ, We Rejoice in Christ”, Buổi Phát Sóng Chương Trình Huấn Luyện Thường Niên của Lớp Giáo Lý và Viện Giáo Lý Tôn Giáo, ngày 12 tháng Sáu năm 2018, ChurchofJesusChrist.org)
Làm thế nào mà việc biết Chúa Giê Su Ky Tô có thể mang lại hy vọng cho tôi?
Kinh nghiệm sau đây do Anh Cả Ronald A. Rasband chia sẻ có thể giúp chúng ta hiểu được làm thế nào mà việc hiểu biết về các tước hiệu và vai trò của Chúa Giê Su Ky Tô có thể mang lại hy vọng.