Lớp Giáo Lý
Hê Bơ Rơ 1–6


Hê Bơ Rơ 1–6

Khái Quát

Dưới áp lực của nhiều loại ngược đãi khác nhau, nhiều Ky Tô Hữu người Do Thái dường như đã rút khỏi Giáo Hội và trở về với sự an toàn tương đối khi thờ phượng tại nhà hội của người Do Thái. Phao Lô muốn cho những Ky Tô Hữu người Do Thái này thấy rằng Chúa Giê Su vĩ đại hơn Môi Se và giáo vụ của Ngài mang lại một giao ước mới tốt hơn giao ước cũ theo luật Môi Se. Phao Lô dạy rằng Chúa Giê Su Ky Tô đã từ ngôi thiên thượng của Ngài mà xuống trần thế để sống như một người hữu diệt và thực hiện Sự Chuộc Tội vô hạn cho chúng ta. Bằng cách khuyến khích Các Thánh Hữu từ bỏ thái độ không tin, Phao Lô đã tìm cách giúp họ trở lại với các giao ước mà họ đã lập.

Chuẩn Bị Giảng Dạy

Thông tin sau đây cung cấp cho giảng viên ý tưởng về những điều có thể cần được chuẩn bị trước cho mỗi bài học.

Hê Bơ Rơ 1–10

Mục đích của bài học: Bài học này có thể giúp củng cố đức tin của học viên nơi Đấng Cứu Rỗi khi các em học về quyền năng của Ngài trong mọi sự bằng cách nhận ra và nghiên cứu một số tước hiệu và vai trò của Ngài.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên tìm kiếm những danh xưng của Chúa Giê Su Ky Tô trong khi học thánh thư riêng cá nhân hoặc với gia đình và chuẩn bị trước khi đến lớp để chia sẻ những danh xưng mà các em đã tìm thấy.

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Cân nhắc trưng ra hình ảnh của Chúa Giê Su Ky Tô và sử dụng tính năng trò chuyện để cho học viên liệt kê các tước hiệu và vai trò của Đấng Ky Tô mà các em khám phá bằng tiếng Hebrew (tiếng Do Thái). Học viên cũng có thể đăng lên tước hiệu hoặc vai trò mà các em đã chọn để nghiên cứu. Điều này có thể giúp biết được tước hiệu hoặc vai trò mà hầu hết các học viên đã nghiên cứu. Sau đó, học viên có thể chia sẻ lý do tại sao các em nghĩ rằng tước hiệu hoặc vai trò đó được nghiên cứu nhiều nhất hoặc tại sao nó có thể có ý nghĩa đối với các thanh thiếu niên.

Hê Bơ Rơ 2–4

Mục đích của bài học: Bài học này có thể giúp gia tăng niềm tin của học viên rằng Chúa Giê Su Ky Tô có thể giúp các em trong những lúc cần thiết.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên ôn lại đoạn thánh thư thông thạo giáo lý An Ma 7:11–13 và chuẩn bị trước khi đến lớp để chia sẻ lý do tại sao các em cảm thấy đây là đoạn thánh thư đáng để hiểu.

  • Nội dung cần trưng ra: Bảng biểu để học viên điền vào

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Đối với sinh hoạt bảng biểu, hãy cân nhắc sử dụng tính năng bảng trắng hoặc bảng tính trực tuyến để tạo bảng biểu và chia sẻ nó với cả lớp. Mời học viên điền vào bảng biểu trên màn hình với những điều các em tìm thấy, ngoài việc hoàn thành nó trong nhật ký ghi chép việc học tập ra.

Hê Bơ Rơ 3–4

Mục đích của bài học: Bài học này nhằm giúp học viên vượt qua sự không tin tưởng để các em có thể nhận được những phước lành đã hứa của Đấng Cứu Rỗi.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên suy ngẫm về lý do các em tin tưởng nơi Chúa Giê Su Ky Tô và các em được ban phước như thế nào khi tin tưởng nơi Ngài.

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Khi chia sẻ thông tin theo ngữ cảnh về con cái Y Sơ Ra Ên, có thể là hữu ích nếu chia sẻ màn hình có hình ảnh của Môi Se và con cái Y Sơ Ra Ên trong đồng vắng.

Hê Bơ Rơ 7–10

Mục đích của bài học: Bài học này nhằm giúp củng cố đức tin của học viên nơi Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Cứu Rỗi và Đấng Cứu Chuộc của các em bằng cách giúp các em hiểu các biểu tượng thời xưa trong luật Môi Se.

Lưu ý: Bài học này đề cập đến nội dung không có trong thời khóa biểu tuần này cho Hãy Đến Mà Theo Ta. Để tạo cơ hội nói đến phần thông thạo giáo lý và các nội dung có liên quan khác trong tuần tới của Hãy Đến Mà Theo Ta, bài học này đã được chuyển đến đây. Học viên có thể nghiên cứu nội dung bài học này trong tuần này hoặc tuần tới.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên mang một đồ vật đến lớp và giải thích về cách mà đồ vật đó làm chứng hoặc nhắc nhở các em về Chúa Giê Su Ky Tô. Ví dụ, học viên có thể mang theo một cục tẩy và giải thích rằng cục tẩy đó nhắc các em nhớ đến Chúa Giê Su Ky Tô vì Ngài có thể xóa bỏ hoặc tha thứ cho tội lỗi của chúng ta.

  • Gợi ý giảng dạy bài học qua video trực tuyến: Cân nhắc việc tạo PowerPoint hoặc một phần trình bày trực quan khác, trong đó hình ảnh và định nghĩa của từ có thể được đưa ra vào những thời điểm thích hợp trong bài học.

Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 22

Mục đích của bài học: Bài học này nhằm giúp học viên học thuộc lòng một số câu thánh thư tham khảo và các cụm từ thánh thư then chốt của các đoạn thông thạo giáo lý trong Kinh Tân Ước.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên nói chuyện với một người trong gia đình hoặc bạn bè xem việc thuộc lòng thánh thư đã soi dẫn cho người đó ra sao hoặc đã giúp họ đến gần Đấng Cứu Rỗi hơn như thế nào.

  • Học cụ: Một tờ giấy và một cây viết cho mỗi học viên

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Cân nhắc cho phép học viên vẽ hình bằng chức năng chú thích. Các học viên có thể lần lượt vẽ các manh mối và đoán đoạn thông thạo giáo lý.