Lớp Giáo Lý
Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 22


Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 22

Học Thuộc Lòng Phần Tham Khảo và Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

Hình Ảnh
Family in New Zealand sitting in the living room reading scriptures together.

Em có bao giờ tự hỏi tại sao việc ghi nhớ thánh thư lại quan trọng không? Việc thuộc lòng thánh thư có thể giúp em nhận được sự soi dẫn, nhớ đến Đấng Cứu Rỗi và dạy phúc âm cho những người khác. Bài học này nhằm giúp em học thuộc lòng một số câu thánh thư tham khảo và các cụm từ thánh thư then chốt từ các đoạn thông thạo giáo lý trong Kinh Tân Ước.

Khuyến khích một môi trường học tập an toàn để cho học viên được chấp nhận và tôn trọng. Khi các học viên biết rằng họ được giảng viên của mình và các học viên khác yêu thương và chấp nhận, thì rất có thể các em sẽ sẵn sàng để học hỏi và góp phần vào kinh nghiệm học tập hơn khi đến lớp học. Hãy tìm kiếm những cách thức giúp học viên cảm thấy được yêu thương và giúp các em thể hiện tình yêu thương với nhau một cách thích hợp.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên nói chuyện với một người trong gia đình hoặc bạn bè xem việc thuộc lòng thánh thư đã soi dẫn cho người đó ra sao hoặc đã giúp họ đến gần Đấng Cứu Rỗi hơn như thế nào.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Tại sao lại thuộc lòng các câu thánh thư?

Có thể cần phải dạy một bài học về đoạn thông thạo giáo lý thay cho bài học ôn tập này. Hãy tham khảo lịch trình về tiến độ giảng dạy do vị giám đốc hoặc điều phối viên giáo vùng hoặc khu vực cung cấp để đảm bảo rằng mỗi bài học về đoạn thông thạo giáo lý sẽ được giảng dạy trong khi tổ chức lớp giáo lý.

Hãy tưởng tượng rằng em đang tham gia một cuộc khảo sát cho tạp chí Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ. Em sẽ trả lời như thế nào nếu được hỏi câu hỏi sau đây?

  • Năm lý do hàng đầu để thuộc lòng thánh thư là gì?

Học viên có thể suy ngẫm về những điều đã học được trong sinh hoạt chuẩn bị của học viên khi trả lời câu hỏi này.

Có nhiều lý do chính đáng để thuộc lòng thánh thư. Những câu thánh thư được thuộc lòng có thể giống như những người bạn mang lại cho chúng ta sự soi dẫn, niềm an ủi và động lực trong những lúc cần thiết (xin xem Richard G. Scott, “Quyền Năng của Thánh Thư,” Liahona, tháng Mười Một năm 2011, trang 6). Việc thuộc lòng thánh thư có thể giúp chúng ta “hướng về [Đấng Cứu Rỗi] trong mọi ý nghĩ” ( Giáo Lý và Giao Ước 6:36). Việc thuộc lòng thánh thư có thể giúp chúng ta “thu nhận lời [của Thượng Đế]” để có thể dạy người khác ( Giáo Lý và Giao Ước 11:21).

  • Việc thuộc lòng thánh thư có thể ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ của em với Chúa Giê Su Ky Tô?

Thuộc lòng các đoạn thánh thư này

Hãy dành vài phút để học thuộc lòng hoặc nhớ lại những câu thánh thư tham khảo và cụm từ thánh thư then chốt của các đoạn thông thạo giáo lý trong Kinh Tân Ước sau đây. Sau khi em cảm thấy tự tin rằng em biết các câu tham khảo và cụm từ thánh thư then chốt này, hãy chọn một hoặc nhiều sinh hoạt sau đây để kiểm tra trí nhớ của mình.

Trưng ra bảng biểu sau đây hoặc cung cấp cho học viên dưới dạng tài liệu phát tay.

Hình Ảnh
Doctrinal Mastery

Thông Thạo Giáo Lý trong Kinh Tân Ước: 1 Cô Rinh Tô–Khải Huyền

1 Cô Rinh Tô 6:19–20

“Thân thể mình là đền thờ của Đức Thánh Linh.”

1 Cô Rinh Tô 11:11

“Song trong Chúa thì chẳng phải đàn bà ngoại đàn ông, cũng chẳng phải đàn ông ngoại đàn bà.”

1 Cô Rinh Tô 15:20–22

“Như trong A Đam mọi người đều chết, thì cũng một lẽ ấy, trong Đấng [Ky Tô] mọi người đều sẽ sống lại.”

1 Cô Rinh Tô 15:40–42

Trong Sự Phục Sinh, có ba đẳng cấp vinh quang.

Ê Phê Sô 1:10

“Trong khi kỳ mãn … hội hiệp muôn vật lại trong Đấng [Ky Tô].”

Ê Phê Sô 2:19–20

Giáo Hội “đã được dựng nên trên nền của các sứ đồ cùng các đấng tiên tri, chính Đức Chúa Giê Su Ky Tô là đá góc nhà.”

2 Tê Sa Lô Ni Ca 2:1–3

“Ngày Chúa … vì phải có sự bỏ đạo đến trước.”

2 Ti Mô Thê 3:15–17

“Kinh Thánh … có thể khiến con khôn ngoan để được cứu.”

Hê Bơ Rơ 12:9

Cha Thiên Thượng là “Cha về phần hồn.”

Gia Cơ 1:5–6

“Ví bằng trong anh em có kẻ kém khôn ngoan, hãy cầu xin Đức Chúa Trời.”

Gia Cơ 2:17–18

“Nếu đức tin không sanh ra việc làm, thì tự mình nó chết.”

1 Phi E Rơ 4:6

“Tin Lành cũng [đã] giảng ra cho kẻ chết.”

Khải Huyền 20:12

“Những kẻ chết bị xử đoán tùy công việc mình làm.”

Tùy chọn 1: Vẽ tranh

Mời một học viên chọn một đoạn thánh thư thông thạo giáo lý mà không cho các học viên khác biết đoạn đó là gì. Sau đó, em học viên đó sẽ phác thảo các manh mối (không sử dụng số hoặc chữ cái) cho đến khi một học viên khác nhận ra đúng đoạn thánh thư tham khảo và cụm từ then chốt. Các học viên có thể làm việc theo cặp, theo nhóm nhỏ hoặc cùng với cả lớp. Sau bài tập này, học viên có thể thảo luận câu hỏi sau đây cùng với cả lớp hoặc trong nhóm nhỏ.

  • Em nghĩ làm thế nào để một câu thánh thư đã thuộc lòng có thể giống như một người bạn có thể mang lại cho em sự soi dẫn, niềm an ủi và động lực trong những lúc cần thiết?

Tùy chọn 2: Viết ra

Cân nhắc chia học viên thành các nhóm nhỏ. Đưa cho mỗi nhóm một tờ giấy. Mời các học viên trong nhóm chọn một đoạn thông thạo giáo lý. Sau đó, các em có thể lần lượt viết mỗi một từ trong câu thánh thư tham khảo và cụm từ thánh thư then chốt của đoạn đó. Sau khi một học viên trong nhóm viết một từ, các em chuyển tờ giấy đó cho học viên tiếp theo trong nhóm, người này sẽ viết từ tiếp theo, cho đến khi nhóm đã viết chính xác toàn bộ câu thánh thư tham khảo và cụm từ thánh thư. Các nhóm có thể lặp lại sinh hoạt này và tự tính thời gian để xem các em cải thiện như thế nào. Sau bài tập này, học viên có thể thảo luận câu hỏi sau đây cùng với cả lớp hoặc trong nhóm nhỏ.

  • Em nghĩ việc học thuộc lòng thánh thư có thể giúp mình “hướng về [Đấng Cứu Rỗi] trong mọi ý nghĩ” như thế nào? ( Giáo Lý và Giao Ước 6:36).

Tùy chọn 3: Gọi tên câu thánh thư tham khảo

Chia lớp học ra thành từng cặp hoặc những nhóm nhỏ. Mời một học viên chia sẻ xem em ấy nghĩ rằng mình sẽ cần bao nhiêu từ trong một cụm từ thánh thư then chốt để đoán được câu thánh thư tham khảo. Sau đó, một học viên khác chọn một cụm từ thánh thư then chốt và đọc cụm từ thánh thư then chốt đó theo số lượng từ đã chọn. Rồi em học viên đầu tiên cố gắng nhận ra câu thánh thư tham khảo đó. Học viên có thể lặp lại bài tập này bao nhiêu lần tùy thích và thay đổi số lượng từ sẽ đọc trong cụm từ thánh thư then chốt đó. Sau bài tập này, học viên có thể thảo luận câu hỏi sau đây cùng với cả lớp hoặc trong nhóm nhỏ.

  • Em nghĩ làm thế nào mà việc học thuộc lòng thánh thư có thể giúp cho em chuẩn bị sẵn sàng để chia sẻ phúc âm với người khác?

Hãy suy ngẫm về kinh nghiệm của em

  • Em đã sử dụng những bài tập nào để giúp mình học thuộc lòng các câu thánh thư tham khảo và các cụm từ thánh thư then chốt?

  • Em đang thực hiện việc học thuộc lòng phần các câu thánh thư tham khảo và các cụm từ thánh thư then chốt cho các đoạn thông thạo giáo lý trong Kinh Tân Ước như thế nào? Kế hoạch của em là gì để học thuộc lòng những câu mà em vẫn cần ghi nhớ?

  • Em nghĩ làm thế nào mà việc học thuộc lòng những câu thánh thư có thể ban phước cho cuộc sống của mình?

In