Lớp Giáo Lý
2 Ti Mô Thê 4


2 Ti Mô Thê 4

“Ta Đã Giữ Được Đức Tin”

Hình Ảnh

Việc sống theo phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô đã ban phước cho chúng ta trong nhiều phương diện. Mặc dù chúng ta sẽ phải đương đầu với những thử thách và sự ngược đãi, nhưng qua đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta có thể tiếp tục quả cảm cho đến cùng. Sau nhiều thập kỷ cố gắng noi theo Đấng Cứu Rỗi, Phao Lô biết mình sẽ sớm bị giết. Trong bức thư cuối cùng gửi cho Ti Mô Thê, ông bày tỏ lý do tại sao việc tiếp tục trung tín lại đáng giá đối với ông và đối với tất cả những ai chọn kiên trì trong đức tin. Bài học này nhằm giúp em trở nên hoặc tiếp tục cam kết làm môn đồ suốt đời cho Chúa Giê Su Ky Tô.

Giúp học viên nhận ra những lời mời “tìm kiếm”. Gần phần đầu bài học, thường có lời mời học viên tìm kiếm giáo lý, những lẽ thật, hoặc nguyên tắc sẽ xuất hiện từ nội dung thánh thư. Có thể là hữu ích khi trưng ra những điều anh chị em muốn học viên tìm kiếm. Việc làm như thế có thể giúp học viên ghi nhớ lời mời tìm kiếm khi học các phần thánh thư.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên tìm một đoạn thánh thư mà các em có thể chia sẻ với một người đang cảm thấy chán nản trong nỗ lực noi theo Chúa Giê Su Ky Tô.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Kiên trì một cách trung tín

Trong sinh hoạt sau đây, hãy nhạy cảm với những học viên có thể bị bệnh nặng hoặc có bạn bè hoặc người thân trong gia đình mới qua đời.

Hãy tưởng tượng em sẽ như thế nào khi biết rằng mình sắp qua đời.

Cân nhắc mời học viên viết câu trả lời cho các câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập của các em. Sau đó, cân nhắc mời một vài học viên chia sẻ với cả lớp câu trả lời của các em cho câu hỏi cuối cùng.

  • Em hy vọng có thể nói gì về cuộc sống của mình khi ngày đó đến?

  • Điều gì sẽ quan trọng đối với em lúc bấy giờ? Điều gì sẽ không quan trọng?

  • Em nghĩ nỗ lực noi theo Đấng Cứu Rỗi suốt cuộc đời sẽ ảnh hưởng như thế nào đến em vào thời điểm đó?

Sau nhiều thập kỷ phục vụ quả cảm với tư cách là môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô, Phao Lô đã viết thư cho Ti Mô Thê từ một nhà tù ở Rô Ma vì biết rằng ông sẽ sớm bị xử tử. Đây có thể là bức thư cuối cùng mà Phao Lô viết mà được đưa vào Kinh Tân Ước. Chúng ta được ban phước khi có thể đọc được một số suy nghĩ cuối cùng của người đàn ông cao trọng này khi ông suy ngẫm về cuộc đời mình và cái chết đang đến gần.

Phao Lô so sánh nỗ lực tiếp tục trung tín của mình với hai hành động khác. Hãy đọc 2 Ti Mô Thê 4:6–7 , tìm kiếm những sự so sánh của Phao Lô.

Hình Ảnh
Two men in a park boxing in a boxing ring with a man acting as Referee.
Hình Ảnh
Two young men are outside. They are running on a track. This is in Lisbon, Portugal.

Cân nhắc trưng ra hai hình ảnh này trong khi học viên thảo luận câu hỏi sau đây.

  • Tại sao việc chiến đấu hết sức và hoàn thành một cuộc đua có thể là những cách so sánh hiệu quả với việc giữ vững đức tin của chúng ta nơi Chúa Giê Su Ky Tô trong suốt cuộc đời?

Hãy suy ngẫm trong một phút xem em đang tiến triển như thế nào vào thời điểm này trong cuộc đời của mình trong cuộc đua hoặc cuộc chiến của em để tiếp tục trung tín với Đấng Ky Tô. Em đã bao giờ cảm thấy mệt mỏi, bị đánh đập hoặc bị thương chưa? Em đã bao giờ bị cám dỗ để từ bỏ chưa? Đấng Cứu Rỗi đã giúp em như thế nào trong những tình huống này? Khi em học hôm nay, hãy suy ngẫm xem tại sao em nên tiếp tục chạy đua hoặc chiến đấu trong cuộc chiến làm môn đồ.

Những điều Đấng Cứu Rỗi ban cho những người trung tín

Hãy đọc 2 Ti Mô Thê 4:8 , tìm kiếm các phước lành mà Đấng Cứu Rỗi đã chuẩn bị cho Phao Lô và tất cả những người kiên trì trung tín.

Mão triều thiên này là biểu tượng cho cuộc sống vĩnh cửu với Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô, còn được gọi là sự tôn cao.

  • Em nghĩ tại sao Phao Lô mô tả phước lành này, được Chúa Giê Su Ky Tô ban cho chúng ta, là “mão triều thiên của sự công bình”?

Một lẽ thật mà chúng ta có thể học được từ đoạn này là: Nhờ có Chúa Giê Su Ky Tô, tất cả những người kiên trì trung tín đến cùng sẽ nhận được cuộc sống vĩnh cửu.

  • Cụm từ “kiên trì đến cùng” có nghĩa là gì đối với em? Bây giờ em phải kiên trì chịu đựng về những phương diện nào? Điều gì làm cho sự kiên trì đến cùng là một thử thách?

  • Đấng Cứu Rỗi là tấm gương toàn hảo về việc kiên trì đến cùng trong những phương diện nào? (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 19:16–19).

  • Sự kiên trì đến cùng của Đấng Cứu Rỗi ảnh hưởng như thế nào đến chúng ta?

Hãy dành một chút thời gian để suy ngẫm xem những ai có thể được ảnh hưởng nhờ vào lựa chọn kiên trì đến cùng của em.

Cân nhắc cung cấp cho mỗi học viên một tờ giấy nhỏ. Mời mỗi học viên viết ra một tình huống ngắn, ẩn danh trong đó người nào đó có thể cảm thấy bị cám dỗ để ngừng cố gắng noi theo Chúa Giê Su Ky Tô. (Đó thậm chí có thể là một lý do thực sự khiến một người thân yêu quyết định ngừng noi theo Chúa Giê Su Ky Tô.) Sau đó, có thể phát lại những tờ giấy này trong bài học hoặc đọc và sử dụng theo những cách khác để giúp học viên liên hệ bài học với cuộc sống của họ.

Hy vọng của chúng ta nơi Chúa Giê Su Ky Tô

Anh Cả L. Tom Perry (1922–2015) thuộc Nhóm Túc Mười Hai Vị Sứ Đồ giải thích rằng vì việc kiên trì đến cùng là vô cùng khó khăn nên chúng ta không thể thành công một mình. Ông dạy rằng:

Hình Ảnh
Final official portrait of Elder L. Tom Perry of the Quorum of the Twelve Apostles, 2004. Passed away 30 May 2015.

Việc kiên trì đến cùng dứt khoát không phải là một công việc tự làm được một mình. … Nó đòi hỏi quyền năng cứu chuộc của Đấng Cứu Rỗi.

(L. Tom Perry, “Phúc Âm của Chúa Giê Su Ky Tô,” Liahona, tháng Năm năm 2008, trang 46)

Giống như Phao Lô, nhiều người khác đã kiên trì đến cùng với sự giúp đỡ của Đấng Cứu Rỗi. Hãy đọc ít nhất hai đoạn trong số các đoạn sau đây từ Sách Mặc Môn. Tìm kiếm xem mối quan hệ với Đấng Cứu Rỗi đã ảnh hưởng như thế nào đến mỗi vị tiên tri này khi họ kiên trì trung tín cho đến cuối đời.

Cũng có thể mời học viên chia sẻ những tấm gương từ chính gia đình của các em về sự bình an mà có thể được cảm nhận khi người nào đó sắp chết sau một đời nỗ lực noi theo Chúa Giê Su Ky Tô.

Lê Hi: 2 Nê Phi 1:14–15

Ê Nót: Ê Nót 1:27

Mô Rô Ni: Mô Rô Ni 10:32–34

  • Các môn đồ này mô tả như thế nào về mối quan hệ của họ với Chúa Giê Su Ky Tô?

  • Mối quan hệ đó ảnh hưởng như thế nào đến cảm nghĩ của họ về cái chết của họ?

Em sẽ đưa ra lời khuyên gì?

Cân nhắc phát lại cho các học viên khác nhau những tờ giấy mà học viên đã nộp kèm các tình huống có thể cám dỗ người nào đó từ bỏ việc cố gắng noi theo Chúa Giê Su Ky Tô.

Trưng ra các câu hỏi sau đây và cho học viên thời gian để suy ngẫm trong tâm trí về tình huống mà các em nhận được. Sau đó, mời những người tình nguyện chia sẻ những điều các em có thể nói với người trong tình huống đó, ngay cả khi điều đó không trực tiếp trả lời các câu hỏi. Mời những em đã hoàn thành phần chuẩn bị cho học viên cũng chia sẻ câu thánh thư mà các em tìm thấy.

  • Em sẽ đưa ra lời khuyên nào cho một người trung tín đang lo lắng rằng họ không đủ sức để kiên trì?

  • Em có thể nói gì với một người đã ngừng noi theo Đấng Cứu Rỗi và bây giờ cảm thấy rằng đã quá muộn để bắt đầu lại? Làm cách nào em có thể sử dụng tấm gương về cuộc đời của Phao Lô để giúp họ thấy rằng Đấng Cứu Rỗi có thể giúp chúng ta thay đổi và bắt đầu lại?

  • Họ có thể thực hiện những bước nào để tìm đến sự giúp đỡ từ Đấng Cứu Rỗi?

Sứ điệp nào cho em?

Hãy quay lại 2 Ti Mô Thê 4 và đọc các câu 6–8, 18. Hãy tưởng tượng em trong tương lai, em có thể nói những điều Phao Lô đã nói khi gần đến cuối cuộc đời mình. Rồi trả lời những câu hỏi sau đây:

  • Em cảm thấy Cha Thiên Thượng dành cho em sứ điệp gì?

  • Làm thế nào mà những điều em học được và cảm thấy hôm nay giúp em hiểu rõ hơn về sự cần thiết của Chúa Giê Su Ky Tô đối với em?

  • Em cảm thấy được thúc giục để làm điều gì?

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Làm thế nào để chúng ta kiên trì đến cùng?

Anh Cả L. Tom Perry (1922–2015) thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ giải thích:

Hình Ảnh
Final official portrait of Elder L. Tom Perry of the Quorum of the Twelve Apostles, 2004. Passed away 30 May 2015.

Việc kiên trì đến cùng đòi hỏi sự trung tín đến cùng, như trong trường hợp của Phao Lô, là người đã nói với Ti Mô Thê: “Ta đã đánh trận tốt lành, đã xong sự chạy, đã giữ được đức tin” ( 2 Ti Mô Thê 4:7). Hiển nhiên, đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, mà là khó khăn, gay go và cuối cùng [thanh tẩy chúng ta] khi chúng ta chuẩn bị trở về sống với Cha Thiên Thượng của chúng ta và lãnh nhận các phước lành.

(L. Tom Perry, “Phúc Âm của Chúa Giê Su Ky Tô,” Liahona, tháng Năm năm 2008, trang 46)

//media.ldscdn.org/webvtt/scripture-and-lesson-support/doctrine-and-covenants-visual-resource/2010-07-019-endure-to-the-end-en.vtt

Nếu đôi khi thật khó để nhìn thấy những phước lành của những người vẫn tiếp tục trung tín thì sao?

Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã nói:

Hình Ảnh
Official Portrait of Elder Jeffrey R. Holland. Photographed January 2018.

Các anh chị em đừng bỏ cuộc. Anh chị em cứ tiếp tục bước đi. Anh chị em cứ tiếp tục cố gắng. Có sự giúp đỡ và hạnh phúc ở phía trước. … Cuối cùng thì mọi việc đều sẽ ổn thỏa. Hãy tin cậy Thượng Đế và tin vào những điều tốt đẹp sẽ đến.

… Một số phước lành đến sớm, một số phước lành đến muộn, và một số phước lành không đến cho đến lúc ở trên thiên thượng; nhưng đối với những người nào hoàn toàn chấp nhận và tuân theo phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô, thì những phước lành đó sẽ đến.

(Jeffrey R. Holland, “An High Priest of Good Things to Come,” Ensign, tháng Mười Một năm 1999, trang 38)

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Sách Phi Lê Môn có thể dạy chúng ta về Đấng Cứu Rỗi

Mời một học viên đọc to thông tin sau đây về tình huống mà Phao Lô đã đề cập trong bức thư này:

Phi Lê Môn có một người tôi tớ, hoặc nô lệ, tên là Ô Nê Sim, là người đã chạy đến Rô Ma và có thể đã đánh cắp thứ gì đó từ Phi Lê Môn (xin xem  Phi Lê Môn 1:18). Chế độ nô lệ không bị coi là xấu trong nền văn hóa Ky Tô Hữu-Do Thái vào thời của Phao Lô và được luật pháp Rô Ma ủng hộ. Các hình phạt dành cho những người nô lệ bỏ trốn bao gồm đánh đập dã man, đóng dấu vào trán, hoặc thậm chí là hành hình. Sau khi chạy trốn, Ô Nê Sim đã gặp Sứ Đồ Phao Lô và được cải đạo theo phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô. Phao Lô khuyến khích Ô Nê Sim trở lại với Phi Lê Môn.

Hãy mời một học viên đọc to Phi Lê Môn 1:8–12. Yêu cầu lớp học dò theo cùng tìm kiếm những điều Phao Lô nài nỉ hoặc yêu cầu Phi Lê Môn làm.

Sau đó, mời học viên đọc Phi Lê Môn 1:15–19 và so sánh những điều Phao Lô đã nói và những điều ông đề nghị chịu thay cho Ô Nê Sim với những điều Đấng Cứu Rỗi làm cho mỗi chúng ta.

2 Ti Mô Thê 4:8. Chúa Giê Su Ky Tô ban cho chúng ta hy vọng về tương lai cho dù chúng ta có những lầm lỗi trong quá khứ

Hãy giúp học viên hiểu rằng sự bảo đảm của Phao Lô về phần thưởng vĩnh cửu (xin xem 2 Ti Mô Thê 4:8) không đến vì ông không bao giờ phạm sai lầm. Trong thực tế, trước đó, khi được biết đến với tên gọi là Sau Lơ, ông đã chiến đấu chống lại Giáo Hội của Đấng Cứu Rỗi (xin xem Công Vụ Các Sứ Đồ 8:3 ; 9:1–2). Nhìn lại cuộc đời mình, Phao Lô mô tả bản thân lúc trẻ là “đầu” của tội nhân (xin xem 1 Ti Mô Thê 1:15). Phao Lô có thể đã bị cám dỗ để từ bỏ bởi vì những tội lỗi và những yếu kém trong quá khứ của ông.

Mời học viên đọc 1 Ti Mô Thê 1:12–17 và đánh dấu điều gì đó trong mỗi câu thể hiện sự tin cậy của Phao Lô nơi Chúa Giê Su Ky Tô để cứu ông, chứ không phải vào sức mạnh riêng của ông.

Yêu cầu học viên chia sẻ câu nào có ý nghĩa nhất đối với các em và lý do tại sao.

Mời các em tóm tắt sứ điệp của Phao Lô gửi cho những người mà cảm thấy muốn bỏ cuộc vì những lỗi lầm trong quá khứ hoặc sự yếu kém hiện tại của họ.

In