Lớp Giáo Lý
1 Ti Mô Thê 3:1–7; Tít 1:6–9


1 Ti Mô Thê 3:1–7; Tít 1:6–9

Giám Trợ: Một Người “Có Tiết Độ”

Hình Ảnh
A young man meets with his Bishop.

Em có biết các vị giám trợ đã phục vụ trong Giáo Hội vào thời của Phao Lô không? Các vị giám trợ và chủ tịch chi nhánh có thể ban phước cho cuộc sống của em như thế nào? Trong các bức thư của Phao Lô gửi cho Ti Mô Thê và Tít, ông đã mô tả các điều kiện đối với những người được kêu gọi làm giám trợ. Bài học này có thể giúp em hiểu rõ hơn về các thuộc tính của giám trợ và chủ tịch chi nhánh cũng như cách những người tôi tớ này của Chúa có thể giúp đỡ em trong cuộc sống.

Tập trung. Hãy lưu ý đến học viên và cách các em phản ứng trong giờ học. Nếu học viên trông có vẻ bối rối, thì hãy mời các em đưa ra các thắc mắc. Nếu học viên trông có vẻ như các em có điều gì đó để đóng góp, thì hãy mời các em chia sẻ.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên suy ngẫm câu hỏi sau đây và chuẩn bị trước khi đến lớp để chia sẻ ý kiến của mình: Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô đã ban phước cho các em hoặc gia đình các em qua một vị giám trợ hoặc chủ tịch chi nhánh như thế nào?

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Em tìm đến ai?

Hãy tưởng tượng rằng em đang gặp khó khăn với một vấn đề quan trọng trong cuộc sống của mình. Có lẽ đó là một quyết định về tương lai của em, một thử thách mà em đang gặp phải, hoặc một thói quen xấu mà em đang cố gắng để thay đổi.

  • Em sẽ tìm sự hướng dẫn ở đâu khi gặp khó khăn với các vấn đề quan trọng?

  • Em nói chuyện với ai và tại sao?

Hãy đọc lời phát biểu sau đây của Anh Cả Quentin L. Cook thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ:

Hình Ảnh
Official portrait of Elder Quentin L. Cook. Called to the Quorum of the Twelve Apostles on 6 October 2007.

Nhiều người trẻ tuổi đáng quý trong số các em … sẽ sớm phải đưa ra những quyết định quan trọng nhất trong cuộc đời mình. Xin hãy hội ý với cha mẹ lẫn vị giám trợ của các em về những lựa chọn quan trọng ở trước mắt các em. Hãy để cho vị giám trợ làm người bạn và người khuyên bảo các em.

(Quentin L. Cook, “Các Giám Trợ—Những Người Chăn Dắt Bầy Chiên của Chúa,” Liahona, tháng Năm năm 2021, trang 60)

Hãy dành một chút thời gian để suy ngẫm về những câu hỏi sau đây:

  • Em có nghĩ về giám trợ hoặc chủ tịch chi nhánh của em như một người bạn và người cố vấn không?

  • Khi đối mặt với một quyết định quan trọng hoặc khi em cần sự giúp đỡ thuộc linh, có bao nhiêu khả năng em sẽ tìm kiếm lời khuyên bảo từ giám trợ của em? Tại sao?

  • Việc tìm đến giám trợ hoặc chủ tịch chi nhánh của em để được hướng dẫn có thể giúp em ra sao?

Khi em học bài học này, hãy tìm những cách mà giám trợ hoặc chủ tịch chi nhánh có thể hỗ trợ em trong những thử thách, những quyết định và đức tin của em nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

Trong suốt bài học, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy học viên có cảm giác tiêu cực hoặc phán xét về giám trợ của các em, thì hãy cân nhắc chia sẻ lời phát biểu của Anh Cả Jeffrey R. Holland trong phần “Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình.”

Phao Lô dạy về những điều kiện để làm giám trợ

Những bức thư của Phao Lô được biết đến là 1 Ti Mô Thê, 2 Ti Mô Thê, và Tít thường được gọi là những bức thư dành cho mục sư vì chúng chứa đựng những lời khuyên bảo của Phao Lô cho các mục sư hoặc các vị lãnh đạo trong Giáo Hội (mục sư xuất phát từ tiếng La Tinh có nghĩa là người chăn chiên). Ti Mô Thê và Tít là những người đồng sự đáng tin cậy của Phao Lô, những người đã phục vụ với ông vào những thời điểm khác nhau trong các cuộc hành trình truyền giáo của ông. Vào thời điểm đó, Ti Mô Thê đang phục vụ với tư cách là người lãnh đạo Giáo Hội tại Ê Phê Sô, và Tít đang ở trên đảo Cơ Rết của Hy Lạp.

Trong số nhiều lẽ thật mà Phao Lô đã dạy trong các bức thư đầy soi dẫn này, ông đã liệt kê một số điều kiện dành cho những người được kêu gọi làm giám trợ. Giám trợ là một người đàn ông được sắc phong và được phong nhiệm làm thầy tư tế thượng phẩm chủ tọa cho một tiểu giáo khu hoặc giáo đoàn. Ông chịu trách nhiệm tổng thể trong việc điều hành các vấn đề thuộc linh và thế tục của giáo đoàn. Chủ tịch chi nhánh cũng có vai trò tương tự. Chúa chọn giám trợ qua chủ tịch đoàn giáo khu, là những người đang tìm kiếm sự mặc khải. Trước khi được kêu gọi, giám trợ được Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn phê duyệt là người xứng đáng lẫn có khả năng phục vụ.

Hãy đọc 1 Ti Mô Thê 3:1–7Tít 1:6–9 , tìm kiếm các điều kiện để làm giám trợ. Tìm ba trong số những đặc điểm này mà có thể giúp giám trợ hoặc chủ tịch chi nhánh hướng dẫn và ban phước cho cuộc sống của em.

Sau khi học viên đã nhận ra được các đức tính của một giám trợ, hãy cân nhắc thực hiện sinh hoạt sau đây. Sử dụng một quả bóng mềm để học viên dễ bắt, mời một người tình nguyện và sau đó ném quả bóng cho em ấy. Khi học viên đã bắt được bóng, em ấy có thể chọn một trong những đức tính của một giám trợ và giải thích xem làm thế nào mà đức tính đó có thể giúp vị giám trợ hướng dẫn và ban phước cho những người mà ông ấy đang phục vụ. Sau khi em học viên giải thích xong, em ấy có thể ném nhẹ quả bóng cho học viên khác, và lặp lại tiến trình này. Hãy tiếp tục sinh hoạt này cho đến khi một vài học viên đã có cơ hội bắt bóng và thảo luận một vài đức tính khác nhau.

  • Chúa Giê Su Ky Tô cho thấy những thuộc tính này như thế nào? (Cân nhắc tham khảo chéo những câu này với 1 Phi E Rơ 2:25 , trong đó Phi E Rơ gọi Đấng Cứu Rỗi là “Đấng Chăn Chiên và Giám Mục của linh hồn [chúng ta].”)

  • Làm thế nào mà việc có những thuộc tính này có thể giúp giám trợ hoặc chủ tịch chi nhánh giúp đỡ em giống như cách của Đấng Cứu Rỗi?

  • Em sẽ tóm tắt những điều đã học được về các giám trợ và chủ tịch chi nhánh như thế nào?

  • Em đã quan sát thấy những đức tính nào giống như Đấng Ky Tô ở vị giám trợ hoặc chủ tịch chi nhánh của mình? Làm thế nào mà những thuộc tính này cho phép họ trở thành một công cụ trong tay của Chúa?

  • Làm thế nào hoặc bằng cách nào mà vị giám trợ có thể giúp em đến gần Chúa Giê Su Ky Tô hơn và củng cố đức tin của mình nơi Ngài?

Người chăn dắt bầy chiên của Chúa

Cân nhắc đánh dấu bất kỳ từ hoặc cụm từ nào trong 1 Ti Mô Thê 3:2 hoặc Tít 1:7–9 cho biết trách nhiệm giảng dạy của vị giám trợ.

Vị giám trợ hoặc chủ tịch chi nhánh có thể giảng dạy theo nhiều cách khác nhau, bao gồm giảng dạy trong các cuộc họp, lớp học, buổi phỏng vấn cá nhân và qua tấm gương của ông ấy.

  • Lời khuyên bảo hoặc hướng dẫn của giám trợ hoặc chủ tịch chi nhánh trở thành một phước lành cho em hoặc người em biết như thế nào?

  • Chúa quan tâm và giúp đỡ chúng ta qua các giám trợ và chủ tịch chi nhánh bằng những cách thức nào khác?

Giám trợ có thể giúp chúng ta hối cải

Chúa cũng đã kêu gọi giám trợ và chủ tịch chi nhánh giúp đỡ và hướng dẫn chúng ta trong quá trình hối cải, đặc biệt là nếu chúng ta đã phạm những tội lỗi nghiêm trọng.

Anh Cả C. Scott Grow thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi đã dạy:

Hình Ảnh
Official Portrait of Elder C. Scott Grow. Photographed March 2017.

Qua sự sắc phong và cuộc sống ngay chính, vị giám trợ được quyền [nhận được sự] mặc khải từ Đức Thánh Linh về các tín hữu trong tiểu giáo khu của ông, kể cả các em.

Vị giám trợ có thể giúp các em qua tiến trình hối cải trong những cách mà cha mẹ hoặc những người lãnh đạo khác của các em không thể cung ứng được. …

… Là một tôi tớ của Chúa, ông sẽ nhân từ và thông cảm khi ông lắng nghe các em. Sau đó, ông sẽ giúp các em trải qua tiến trình hối cải. Ông là sứ giả với lòng thương xót của Chúa để giúp các em trở nên trong sạch nhờ vào Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô.

(C. Scott Grow, “Tại Sao và Điều Gì Tôi Cần Phải Thú Tội với Vị Giám Trợ của Tôi?Liahona, tháng Mười năm 2013, trang 28–29)

Hãy dành chút thời gian để viết một bức thư, email hoặc tin nhắn ngắn cho giám trợ hoặc chủ tịch chi nhánh của em. Cân nhắc cảm ơn ông về sự phục vụ, giảng dạy và tấm gương của ông. Hãy gồm vào bất kỳ cách cụ thể nào mà ông đã giúp em. Cân nhắc nêu ra bất kỳ ví dụ nào giống như Đấng Ky Tô của ông ấy mà em đã nhận thấy và đánh giá cao. Nếu có thể, em cũng có thể yêu cầu gặp ông để được khuyên bảo về một quyết định khó khăn, mối bận tâm của em hoặc để được giúp đỡ trong quá trình hối cải.

Hãy cân nhắc làm chứng về phước lành mà vị giám trợ hoặc chủ tịch chi nhánh có thể trở thành trong cuộc sống của học viên.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

1 Ti Mô Thê 3:1. Danh hiệu giám trợ bắt nguồn từ đâu trong Kinh Tân Ước?

Danh hiệu giám trợ có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp episcopos—epi, có nghĩa là “khắp hoặc toàn bộ” và scopos, có nghĩa là “nhìn” hoặc “xem.” Do đó, episcopos, hay giám trợ, là người trông nom cả bầy chiên để hướng dẫn hoặc chăm sóc.

Tại sao tôi phải đến gặp giám trợ của mình để thú nhận tội lỗi?

Anh Cả Richard G. Scott (1928–2015) thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:

Hình Ảnh
Final official portrait of Elder Richard G. Scott of the Quorum of the Twelve Apostles, 2004. Passed away 22 September 2015.

Việc phạm tội nghiêm trọng như là vô luân đòi hỏi sự giúp đỡ của một người nắm giữ các chìa khóa thẩm quyền, chẳng hạn như một vị giám trợ hay chủ tịch giáo khu, để âm thầm vạch ra tiến trình hối cải nhằm bảo đảm rằng tiến trình đó được hoàn thành và thực hiện đúng cách.

(Richard G. Scott, “The Power of Righteousness,” Ensign, tháng Mười Một năm 1998, trang 69–70)

1 Ti Mô Thê 3:1. “Việc thiện” của giám trợ là gì?

Anh Cả Quentin L. Cook thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy về các trách nhiệm chính của một vị giám trợ:

Hình Ảnh
Official portrait of Elder Quentin L. Cook. Called to the Quorum of the Twelve Apostles on 6 October 2007.

Vị giám trợ có năm trách nhiệm chính [khi] chủ tọa một tiểu giáo khu:

1. Ông là thầy tư tế thượng phẩm chủ tọa trong tiểu giáo khu.2. Ông là chủ tịch của Chức Tư Tế A Rôn.3. Ông là một vị phán quan thông thường.4. Ông phối hợp [thực hiện] công việc cứu rỗi và sự tôn cao, kể cả chăm sóc cho những người hoạn nạn.5. Và ông giám sát các hồ sơ, các vấn đề tài chính, và việc sử dụng nhà hội.

Trong vai trò là thầy tư tế thượng phẩm chủ tọa, vị giám trợ là “người lãnh đạo tinh thần” của tiểu giáo khu. Ông là một “môn đồ trung tín của Chúa Giê Su Ky Tô.” …

Vị giám trợ có một vai trò tối quan trọng trong việc phục vụ với tư cách là người chăn dắt để hướng dẫn thế hệ đang vươn lên, kể cả những người thành niên trẻ tuổi độc thân, đến với Chúa Giê Su Ky Tô.

(Quentin L. Cook, “Các Giám Trợ—Những Người Chăn Dắt Bầy Chiên của Chúa,” Liahona, tháng Năm năm 2021, trang 58)

Tít 1:7. Phao Lô có ý gì khi nói rằng “giám trợ phải cho không chỗ trách được”?

Giám trợ được Chúa chọn và phải là người có phẩm chất đạo đức cao và xứng đáng. Tuy nhiên, tất cả các giám trợ đều không hoàn hảo và sẽ có lúc lầm lỗi trong quá trình phục vụ của họ.

Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy những điều sau đây:

Hình Ảnh
Official Portrait of Elder Jeffrey R. Holland. Photographed January 2018.

Hãy tử tế đối với sự yếu đuối của con người—sự yếu đuối của riêng các anh chị em cũng như sự yếu đuối của những người phục vụ trong một Giáo Hội được những người trần thế tình nguyện lãnh đạo. Ngoại trừ trường hợp của Con Trai Độc Sinh hoàn hảo của Ngài, Thượng Đế đã phải làm việc với những người không hoàn hảo. Điều đó chắc hẳn phải làm cho Ngài bực bội vô cùng, nhưng Ngài đã sẵn lòng đối phó với điều đó. Vì vậy, chúng ta cũng nên làm như vậy. Và khi các anh chị em thấy có điều gì không hoàn hảo, thì hãy nhớ rằng [sự hạn chế] không phải là tính chất thiêng liêng của công việc này. … Vậy thì hãy kiên nhẫn, tử tế và biết tha thứ.

(Jeffrey R. Holland, “Thưa Chúa, Tôi Tin,” Liahona, tháng Năm năm 2013, trang 94)

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Giám trợ làm gì?

Cân nhắc bắt đầu buổi học với tình huống sau đây: Hãy tưởng tượng rằng khi các em đang đi chơi với một số bạn bè, các em nhìn thấy giám trợ hoặc chủ tịch chi nhánh của mình và nói xin chào. Bạn của các em, người không phải là tín hữu của Giáo Hội, đặt ra những câu hỏi như: “Người đó là ai vậy? Giám trợ [hoặc chủ tịch chi nhánh] là sao? Ông ấy làm công việc gì?” Mời học viên suy ngẫm về cách các em sẽ trả lời để có thể giúp người bạn này hiểu và tin tưởng với niềm hy vọng vào giám trợ.

Những Tấm Gương của Đấng Cứu Rỗi

Sau khi học viên nhận ra những đức tính của giám trợ trong 1 Ti Mô Thê 3:1–7Tít 1:6–9 , hãy cân nhắc chọn bốn hoặc năm đức tính và mời học viên tìm kiếm các ví dụ trong thánh thư khi Đấng Cứu Rỗi đã làm gương về những đức tính đó. Chẳng hạn, câu chuyện về việc Chúa Giê Su biến nước thành rượu cho mẹ Ngài trong một bữa tiệc cưới (xin xem Giăng 2:1–11) có thể là một ví dụ về “lòng hiếu khách” của Ngài ( 1 Ti Mô Thế 3:2).

In