Lớp Giáo Lý
1 Ti Mô Thê 4:12–16


1 Ti Mô Thê 4:12–16

“Làm Gương cho Các Tín Đồ”

Hình Ảnh
Ward Building Photowalk

Không thể dễ dàng sống theo phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô ở một nơi tà ác như Ê Phê Sô. Chắc chắn rằng những người như Ti Mô Thê, người đã chọn sống một cuộc sống ngay chính, đã rất nổi bật so với những người đồng trang lứa. Nhưng Phao Lô khuyến khích Ti Mô Thê vượt lên trên những lời chỉ trích của người khác về tuổi trẻ hoặc đức tin của mình và “làm gương cho các tín đồ” (1 Ti Mô Thê 4:12). Bài học này nhằm giúp em cố gắng trở thành tấm gương làm môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô khi còn trẻ.

Sử dụng bản liệt kê hoặc bảng biểu. Hãy giúp học viên học cách nghiên cứu thánh thư hiệu quả hơn bằng cách chỉ cho các em cách tạo bản liệt kê hoặc bảng biểu. Điều này có thể giúp học viên sắp xếp và hiểu được các chi tiết trong thánh thư, cũng như những ấn tượng mà các em nhận được từ Đức Thánh Linh. Bài học này sẽ tạo cơ hội cho học viên luyện tập kỹ năng này.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên suy ngẫm về câu hỏi sau đây và chuẩn bị chia sẻ những suy nghĩ của mình: Nếu người nào đó đi theo các em trong vòng một tuần, thì họ sẽ thấy bằng chứng nào cho thấy các em đang cố gắng noi theo Chúa Giê Su Ky Tô?

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Bài học sau đây giúp học viên nghiên cứu những lời giảng dạy của Phao Lô về việc làm gương cho các tín đồ. Để giúp học viên nghiên cứu thêm về những lời giảng dạy của Phao Lô, hãy cân nhắc chia lớp học thành ba nhóm. Một nhóm có thể nghiên cứu 1 Ti Mô Thê 4:12–16 qua bài học này, và hai nhóm khác có thể nghiên cứu 1 Ti Mô Thê 6:7–122 Ti Mô Thê 1:1–8 qua thông tin trong phần “Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung”. Sau đó, học viên có thể chia sẻ điều các em đã học được.

Điều đó nói gì về em?

  • Nếu người nào đó quan sát em trong một tuần, thì họ sẽ thấy bằng chứng nào cho thấy em đang nỗ lực noi theo Chúa Giê Su Ky Tô?

  • Họ có thể nhận thấy điều gì trong cuộc sống của em mà nên được cải thiện khi em tìm cách noi theo Đấng Ky Tô?

Cân nhắc mời một số học viên sẵn sàng chia sẻ những suy nghĩ của các em.

  • Tại sao điều quan trọng là phải suy ngẫm xem chúng ta đang nêu ra tấm gương gì cho người khác?

Hãy suy ngẫm xem em cảm thấy thoải mái như thế nào khi trở thành tấm gương làm môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô cho những người xung quanh mình và lý do tại sao.

Khi học bài học này, hãy tìm kiếm sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh để nhận ra cách em đang nêu gương giúp đỡ người khác và dẫn dắt họ đến cùng Đấng Cứu Rỗi. Nếu em không thoải mái khi làm gương cho người khác, thì hãy tìm kiếm những lẽ thật có thể giúp ích cho em và thúc đẩy em.

Lời khích lệ của Phao Lô dành cho Ti Mô Thê

Kinh Tân Ước có hai bức thư Phao Lô viết cho một trong những người bạn đáng tin cậy nhất của ông, Ti Mô Thê (xin xem 1 Cô Rinh Tô 4:17). Khi em đọc thông tin sau đây về Ti Mô Thê, hãy suy ngẫm xem tại sao tấm gương của ông lại tạo nên sự khác biệt cho những người khác. Em có thấy giống như ông trong bất kỳ phương diện nào không?

  • Mẹ và bà của Ti Mô Thê là những tấm gương ngay chính, nhưng cha của ông là một Dân Ngoại người Hy Lạp và có lẽ không phải là một tín đồ (xin xem Công Vụ Các Sứ Đồ 16:1 ; 2 Ti Mô Thê 1:5 ; 3:14–15).

  • Ti Mô Thê đang phục vụ với tư cách là người lãnh đạo Giáo Hội ở Ê Phê Sô (xin xem 1 Ti Mô Thê 1:3), một thành phố lớn, nơi tràn lan sự vô luân và thờ thần tượng (xin xem Công Vụ Các Sứ Đồ 19:35).

  • Phao Lô ám chỉ rằng một số tín hữu nghi ngờ khả năng lãnh đạo của Ti Mô Thê vì ông còn trẻ (xin xem 1 Ti Mô Thê 4:12).

Hãy đọc 1 Ti Mô Thê 4:12–16 , tìm những điều Phao Lô khuyên Ti Mô Thê nên làm.

  • Em nhận thấy điều gì có ý nghĩa đối với mình?

  • Em sẽ tóm tắt ra sao lời mời gọi của Phao Lô từ câu 12 và lời hứa trong câu 16 để thành một câu nói về lẽ thật?

Hãy cho phép học viên sử dụng lời riêng của các em, nhưng giúp các em nhận ra lẽ thật sau đây.

Phao Lô đã dạy trong 1 Ti Mô Thê 4:12, 16 rằng nếu chúng ta là những tấm gương làm tín đồ của Chúa Giê Su Ky Tô, thì chúng ta có thể giúp mang lại sự cứu rỗi cho chính mình và những người khác.

Việc nhận ra những bản liệt kê trong thánh thư có thể giúp chúng ta nhìn thấy nhiều cách để áp dụng các lẽ thật phúc âm vào cuộc sống của mình. Trong câu 12 , Phao Lô liệt kê những lĩnh vực mà chúng ta có thể trở nên giống như Đấng Ky Tô hơn để trở thành tấm gương sáng cho những người xung quanh.

Hãy đọc lại câu 12 và đánh dấu các từ mô tả từng lĩnh vực mà Phao Lô mời chúng ta tập trung vào. Cân nhắc sao chép bản liệt kê này vào nhật ký học tập của em.

Cân nhắc viết một bản liệt kê các lĩnh vực mà học viên nhận ra được lên trên bảng. Chừa lại chỗ trống ở trên bảng để viết một vài ý tưởng bên dưới mỗi lĩnh vực khi đến phần sau của bài học.

  • Em sẽ giải thích ý nghĩa của mỗi từ này như thế nào? (Nếu cần, hãy sử dụng các công cụ nghiên cứu thánh thư hoặc từ điển để giúp em định nghĩa các từ đó.)

Có thể là điều hữu ích để biết rằng từ nết làm trong câu này muốn nói đến hành vi hoặc thái độ của chúng ta.

  • Em có biết người nào là tấm gương sáng trong những lĩnh vực này không? Những tấm gương của họ đã giúp em và những người khác như thế nào?

Khi học viên suy nghĩ về câu hỏi này, hãy mời các em suy ngẫm về các bạn trong lớp của mình. Mời một số học viên chia sẻ. Học viên cũng có thể viết ghi chú cho các bạn khác trong lớp về việc các bạn đó đã là những tấm gương sáng cho các em ra sao. Việc lưu ý và khen ngợi tấm gương sáng của những người khác có thể xây dựng sự đoàn kết trong lớp.

  • Chúa Giê Su Ky Tô là tấm gương toàn hảo trong những lĩnh vực này như thế nào? Tấm gương của Ngài đã ban phước cho em và những người khác như thế nào?

  • Em nghĩ tại sao Chúa muốn em làm tấm gương cho những người khác trong những lĩnh vực này?

Làm thế nào để em có thể trở thành một tấm gương?

Hãy lập bản liệt kê một số cách em có thể là một tấm gương trong các lĩnh vực mà em đã chọn. Ví dụ: để trở thành một tấm gương “về lời nói”, em có thể liệt kê một số ý tưởng sau đây:

  • bày tỏ lòng biết ơn thường xuyên hơn

  • dành cho mọi người những lời khen chân thành

  • nói sự thật

  • tránh sử dụng ngôn từ tục tĩu

  • thể hiện tình yêu của em thường xuyên hơn

  • xưng hô với mọi người một cách tôn trọng

  • tránh bàn tán về người khác

  • cầu nguyện một cách chân thành hơn

Nếu ý tưởng của các em không quá cá nhân, thì hãy mời học viên chia sẻ những ý tưởng này bằng cách viết vào bên dưới các đề mục trên bảng.

Hãy dành một chút thời gian để suy ngẫm về cách Chúa có thể ban phước cho em và những người khác nếu em cố gắng trở thành một tấm gương theo những cách này.

  • Em đã học được hoặc cảm thấy điều gì hôm nay sẽ giúp em trở thành tấm gương sáng hơn về việc làm môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô?

  • Em sẽ làm gì để trở thành tấm gương đó cho những người khác?

  • Em hy vọng tấm gương của mình sẽ dạy cho người khác điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô và Giáo Hội phục hồi của Ngài? Tại sao?

Hãy làm chứng về sức mạnh có thể có của một tấm gương sáng đối với những người nhìn thấy nó. Cân nhắc chia sẻ một câu chuyện cá nhân về việc được ban phước bởi tấm gương giống như Đấng Ky Tô của người nào đó và mời học viên thực hiện (những) thay đổi mà các em đã nhận ra trong bài học này.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Làm thế nào tôi có thể là một tấm gương sáng hơn?

Hãy cân nhắc xem một hoặc nhiều video sau đây, trên trang ChurchofJesusChrist.org, cho thấy nhiều cách mà những người trẻ tuổi làm gương cho những người xung quanh. Khi các em xem, hãy suy ngẫm về các cách các em có thể trở thành tấm gương cho những người khác.

“Chia Sẻ Ánh Sáng của Các Chị Em” (2:56)

Tấm gương của tôi khi còn là một thanh thiếu niên có thực sự quan trọng không?

Chị Bonnie H. Cordon, Chủ Tịch Trung Ương Hội Thiếu Nữ, đã dạy về tầm quan trọng của tấm gương của các em:

Hình Ảnh
Former Official Portrait of Sister Bonnie H. Cordon, Photographed October 2016. Replaced October 2018.

Thưa các bạn thân mến, tại sao việc chiếu sự sáng của chúng ta lại vô cùng quan trọng? Chúa đã phán với chúng ta rằng: “trên thế gian này vẫn còn có nhiều người … bị ngăn cản khỏi lẽ thật vì họ không biết tìm thấy lẽ thật đâu cả” [ Giáo Lý và Giao Ước 123:12]. Chúng ta có thể giúp đỡ. Chúng ta có thể chủ tâm chiếu sự sáng của mình để người khác thấy được. Chúng ta có thể đưa ra một lời mời. Chúng ta có thể cùng đi trên cuộc hành trình với những người đang tiến một bước về phía Đấng Cứu Rỗi, dù ngập ngừng ra sao. …

Tôi làm chứng Chúa sẽ làm vinh hiển mọi nỗ lực nhỏ bé. Đức Thánh Linh sẽ thôi thúc chúng ta để biết điều cần phải nói và làm. Những cố gắng đó có thể đòi hỏi chúng ta bước ra khỏi vùng an toàn của mình, nhưng chúng ta có thể yên tâm rằng Chúa sẽ giúp ánh sáng của chúng ta tỏa chiếu.

(Bonnie H. Cordon, “Để Họ Thấy Được,” Liahona, tháng Năm năm 2020, trang 80)

Chủ Tịch Thomas S. Monson (1927–2018) đã dạy về việc làm gương:

Hình Ảnh
Official portrait of President Thomas S. Monson, 2008.

Hãy làm gương …. Những cơ hội của chúng ta nằm trước mắt chúng ta ở đây bây giờ. Nhưng những cơ hội đó dễ bị mất đi. Có khả năng là chúng ta sẽ tìm thấy những cơ hội đó trong chính ngôi nhà của mình và trong những hành động hằng ngày của cuộc sống mình. Chúa và Đấng Thầy của chúng ta đã đánh dấu con đường: “[Ngài] đi từ nơi nọ qua chỗ kia làm phước.” ( Công Vụ Các Sứ Đồ 10:38 .) Việc làm của Ngài là một mẫu mực để noi theo—thậm chí là tấm gương cho các tín đồ.

Còn chúng ta thì sao?

(Thomas S. Monson, “An Example of the Believers,” Ensign, tháng Mười Một năm 1992, trang 98)

1 Ti Mô Thê 4:16. Phao Lô có ý gì khi nói: “Con được cứu”?

Trong khi Phao Lô dùng những từ “vì làm như vậy thì con và kẻ nghe con sẽ được cứu” ( 1 Ti Mô Thê 4:16), ông cũng làm chứng rằng chúng ta chỉ có thể được cứu qua Chúa Giê Su Ky Tô (xin xem 1 Ti Mô Thê 1:15–16 ; 2:5–6). Chúng ta có thể thực hành đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô qua nỗ lực của mình và để cho Ngài cứu chúng ta.

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

1 Ti Mô Thê 6:7–12. Tin tưởng vào những của cải thế gian hoặc vào Thượng Đế

Hãy trưng ra một số tiền nhỏ và mời học viên chia sẻ một số cách có thể sử dụng số tiền đó cho việc thiện.

Mời học viên đọc 1 Ti Mô Thê 6:7–12 và giải thích lý do tại sao họ nghĩ Phao Lô sẽ đưa ra lời cảnh báo và lời mời này vì ông chắc hẳn biết rằng có thể sử dụng tiền cho việc thiện. Hãy hỏi xem những lẽ thật trong các câu này có thể áp dụng cho cả người giàu và người nghèo như thế nào.

Hãy cho học viên thời gian để tìm kiếm trong thánh thư lời khuyên bảo của Chúa ban cho về những người giàu có. (Một số đoạn có thể bao gồm 1 Ti Mô Thê 6:17–19 ; Ma Thi Ơ 6:19–21, 24 ; Gia Cốp 2:17–19 ; Giáo Lý và Giao Ước 6:7 ; 56:16–17 .)

Mời học viên tóm tắt và chia sẻ những điều các em học được từ những câu thánh thư này.

2 Ti Mô Thê 1:1–8. Vượt qua nỗi sợ hãi

Viết từ Nỗi sợ hãi lên trên bảng và yêu cầu học viên suy ngẫm xem nỗi sợ có thể ảnh hưởng như thế nào đến chúng ta. Mời học viên đọc 2 Ti Mô Thê 1:1–8 , tìm kiếm một nguyên tắc có thể giúp các em vượt qua nỗi sợ hãi. Thảo luận về nguyên tắc rằng khi chúng ta tha thiết tìm kiếm để có Thánh Linh ở cùng, chúng ta có thể vượt qua nỗi sợ hãi và không hổ thẹn về chứng ngôn của mình về Chúa Giê Su Ky Tô. Những câu hỏi như sau có thể giúp học viên hiểu nguyên tắc này:

  • Làm thế nào mà sức mạnh thiêng liêng, tình yêu thương và sự xét đoán đúng mà chúng ta nhận được qua Thánh Linh có thể giúp chúng ta vượt qua nỗi sợ hãi?

  • Chúng ta có thể cho thấy bằng những cách thức nào rằng chúng ta không hổ thẹn về chứng ngôn của mình về Chúa Giê Su Ky Tô?

  • Vào lúc nào mà Thánh Linh đã giúp em vượt qua nỗi sợ hãi hoặc ban cho em lòng can đảm để đứng vững với chứng ngôn của mình về Chúa Giê Su Ky Tô?

In