Lớp Giáo Lý
Gia Cơ 2


Gia Cơ 2

“Đức Tin Không Sanh Ra Việc Làm, Thì Tự Mình Nó Chết”

Youth doing a service project in Australia

Có thể có sự khác biệt giữa một người nói rằng họ tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và một người thực hành đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô không? Gia Cơ đưa ra một điểm khác biệt quan trọng rằng đức tin chân chính nơi Chúa Giê Su Ky Tô không chỉ được phản ánh trong những điều một người nghĩ hoặc nói, mà còn trong những điều họ làm. Bài học này sẽ cho phép em xem xét cách em có thể thực hành đức tin một cách trọn vẹn hơn nơi Chúa Giê Su Ky Tô qua những hành động ngay chính.

Giúp học viên tích cực tham gia. Trong khi chuẩn bị dạy, hãy tập trung vào những điều học viên sẽ làm. Khuyến khích học viên nỗ lực học hỏi từ thánh thư và học hỏi lẫn nhau. Khi học viên làm điều này, sự tự tin của các em vào khả năng học hỏi từ thánh thư sẽ gia tăng. Học viên cũng sẽ có nhiều khả năng áp dụng những điều các em học được.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên nghĩ về một người gần gũi với các em mà có đức tin mạnh mẽ nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Nếu có thể, mời học viên hỏi người này những câu hỏi như sau: “Đức tin của anh chị em nơi Chúa Giê Su Ky Tô ảnh hưởng như thế nào đến hành động và cách cư xử của anh chị em? Anh chị em sẽ làm điều gì khác đi vì đức tin của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô?” Mời học viên chuẩn bị chia sẻ những điều các em học được.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Nhận được phước lành—như thắp lửa

Cân nhắc vẽ một bức tranh về ngọn lửa lên trên bảng.

Em có đang tìm kiếm một phước lành hay một câu trả lời cho lời cầu nguyện từ Cha Thiên Thượng không? Có thể là hữu ích khi so sánh tiến trình tìm kiếm những phước lành này với việc bắt đầu thắp lửa để nhận được ánh sáng và sức nóng từ ngọn lửa đó.

  • Em sẽ thực hiện những bước nào để nhóm lửa?

  • Hành động quẹt que diêm quan trọng như thế nào?

Hãy đọc lời phát biểu sau đây của Anh Cả Dale G. Renlund thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ để biết việc nhận được phước lành giống như thắp lửa ra sao. Em cũng có thể xem “Được Phước Lành Nhiều”, trên trang ChurchofJesusChrist.org, từ phút 1:02 đến 3:27.

2:3
Official portrait of Elder Dale G. Renlund of the Quorum of the Twelve Apostles, January 2016.

Chúng ta hãy ví các phước lành của thiên thượng với một đống gỗ lớn. … [Đống gỗ này] chứa một lượng nhiên liệu khổng lồ, có khả năng tạo ra ánh sáng và nhiệt trong nhiều ngày. …

Để năng lượng trong đống gỗ được thải ra, que diêm cần được quẹt và nhóm lửa. Đống mồi nhóm sẽ nhanh chóng bắt lửa và khiến những mảnh gỗ lớn hơn bị đốt cháy. …

Việc quẹt diêm và đốt đống mồi nhóm là những hành động nhỏ cho phép năng lượng tiềm năng của đống gỗ được thải ra. Khi que diêm chưa được quẹt, thì không có gì xảy ra, bất kể kích thước của đống gỗ. …

Tương tự như vậy, hầu hết các phước lành mà Thượng Đế mong muốn ban cho chúng ta đều đòi hỏi chúng ta phải hành động—hành động dựa trên đức tin của chúng ta nơi Chúa Giê Su Ky Tô. … Mặc dù vậy, hành động được đòi hỏi luôn nhỏ bé khi so sánh với những phước lành mà cuối cùng chúng ta nhận được.

(Dale G. Renlund, “Được Phước Lành Nhiều”, Liahona, tháng Năm năm 2019, trang 70)

  • Em đạt được những hiểu biết sâu sắc nào từ phép so sánh của Anh Cả Renlund?

  • Em nghĩ hành động “dựa trên đức tin của chúng ta nơi Chúa Giê Su Ky Tô” có nghĩa là gì?

Cân nhắc cho học viên suy ngẫm và trả lời các câu hỏi tiếp theo trong nhật ký ghi chép việc học tập.

Hãy suy ngẫm về những câu hỏi sau đây:

  • Em có đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô trong những phương diện nào? Em đã thực hiện những hành động nào vì đức tin này?

  • Em đã nhận được câu trả lời nào và những phước lành nào khác từ Thượng Đế khi thực hành đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô? Có những phương diện nào khác mà em cảm thấy Chúa muốn em hành động theo đức tin không? Tại sao?

Hãy cầu nguyện để Cha Thiên Thượng hướng dẫn em khi em tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi này trong quá trình học tập của mình.

Đức Tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô

Gia Cơ đã dùng một phép so sánh khác để dạy cho chúng ta tầm quan trọng của việc hành động với đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

Hãy đọc Gia Cơ 2:14–16 và thử tưởng tượng em sẽ nghĩ gì nếu chứng kiến tình huống này. (Từ “không quần áo mặc” trong câu 15 có nghĩa là không có quần áo lành lặn.)

Cân nhắc việc mời hai học viên lên đứng trước lớp. Yêu cầu một trong hai học viên đóng vai người ăn xin và học viên kia đóng vai người có thể giúp người ăn xin. Mời một học viên thứ ba đọc to Gia Cơ 2:15–16 trong khi hai học viên khác diễn lại những điều được mô tả trong những câu này.

  • Em có thể học được điều gì từ phép so sánh của Gia Cơ?

Hãy đọc Gia Cơ 2:17–18, 26 (xin xem thêm Gia Cơ 1:22) và tìm kiếm lẽ thật mà Gia Cơ đã minh họa qua phép so sánh này.

  • Em sẽ tóm tắt những điều mà Gia Cơ đã dạy như thế nào?

Một cách để nói rõ lẽ thật mà Gia Cơ đã dạy là đức tin chân chính nơi Chúa Giê Su Ky Tô đòi hỏi phải có hành động ngay chính.

  • Em nghĩ tại sao Chúa Giê Su Ky Tô muốn chúng ta biến đức tin của mình thành hành động?

Có thể là hữu ích khi chỉ ra rằng một trong những lời giảng dạy lặp đi lặp lại trong bức thư của Gia Cơ là chúng ta nên quan tâm đến người nghèo khó, người bệnh và người thiếu thốn (xin xem Gia Cơ 1:27 ; 2:1–9 ; 5:14–15). Những hành động như vậy thể hiện đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Làm thế nào việc nhớ đến Đấng Cứu Rỗi Chúa Giê Su Ky Tô và lòng nhân từ của Ngài có thể thúc đẩy chúng ta hành động theo niềm tin của mình?

Các tấm gương hành động theo đức tin

Em có thể sẽ được soi dẫn khi nghĩ về tấm gương của những người hành động theo đức tin của họ nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Hãy đọc Gia Cơ 2:21–25 và nhận ra tấm gương của những người trong Kinh Cựu Ước đã hành động với đức tin.

Nếu hữu ích, hãy cân nhắc đặt ra những câu hỏi như sau:

  • Áp Ra Ham được gọi là gì qua những việc làm của ông? (xin xem Gia Cơ 2:23). Các em nghĩ tại sao những hành động trung tín của ông lại dẫn đến tước vị này?

  • Các em nghĩ làm thế nào mà công việc của chúng ta có thể giúp củng cố và hoàn thiện đức tin của chúng ta? (xin xem Gia Cơ 2:22).

Cũng có thể là hữu ích để giải thích rằng Ra Háp đã thực hành đức tin của bà bằng cách liều mạng để bảo vệ những người tôi tớ của Thượng Đế (xin xem Giô Suê 2:1, 3 ; 6:17, 23, 25 ; Hê Bơ Rơ 11:31).

Cân nhắc mời học viên viết câu trả lời cho các câu hỏi sau đây lên hai tờ giấy. Học viên có thể sử dụng phần học viên chuẩn bị của mình trong sinh hoạt này.

  • Em có thể nghĩ đến ai, dù từ cuộc sống của mình hay từ thánh thư, là người minh họa cho việc biến đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô thành hành động? Em học được điều gì từ tấm gương này?

  • Chúa Giê Su Ky Tô là tấm gương về những việc ngay chính bằng cách nào? Làm thế nào mà những hành động ngay chính của chúng ta giúp chúng ta trở nên giống như Ngài hơn?

Sau khi học viên viết câu trả lời, mời các em gấp cả hai tờ giấy và mỗi tay cầm một tờ. Sau đó, học viên có thể di chuyển khắp phòng và chọn một người để chia sẻ cùng. Sau đó, mỗi học viên có thể chọn tay phải hoặc tay trái của học viên kia để nghe câu trả lời của họ. Học viên có thể lặp lại sinh hoạt này với các học viên khác.

Mở ra các phước lành qua các hành động được đức tin soi dẫn

Chủ Tịch Russell M. Nelson đã đưa ra thử thách sau đây liên quan đến đức tin và những hành động của chúng ta:

Official portrait of President Russell M. Nelson taken January 2018

Cần có nỗ lực để làm giỏi bất cứ điều gì. Việc trở thành môn đồ chân chính của Chúa Giê Su Ky Tô cũng không phải là ngoại lệ. Việc gia tăng đức tin và sự tin cậy của anh chị em nơi Ngài cần phải có nỗ lực. …

…Anh chị em sẽ làm gì nếu anh chị em có nhiều đức tin hơn? Hãy nghĩ về điều đó. Hãy viết về điều đó. Vậy thì hãy nhận nhiều đức tin hơn bằng cách làm một điều gì đó mà đòi hỏi nhiều đức tin hơn.

(Russell M. Nelson, “Đấng Ky Tô Đã Sống Lại; Đức Tin nơi Ngài Sẽ Dời Được Núi”, Liahona, năm 2021, trang 103)

Hãy suy ngẫm về những câu hỏi sau đây:

  • Em sẽ làm gì nếu em có nhiều đức tin hơn?

  • Em có thể thực hiện các bước nào để hành động theo những ấn tượng của em?

Hãy dành một phút để bắt đầu hành động theo những ấn tượng của em. Ví dụ: tùy thuộc vào những điều em cảm thấy mình nên làm, em có thể gửi một tin nhắn, dâng lời cầu nguyện, ghi lời nhắc vào lịch hoặc lên kế hoạch cho những điều em sẽ làm tiếp theo.

Hỏi xem có học viên nào cảm thấy thoải mái khi chia sẻ những điều các em đã bắt đầu làm hoặc dự định làm không. Việc chia sẻ ý tưởng có thể soi dẫn cho các học viên khác.

Cân nhắc chia sẻ chứng ngôn hoặc một kinh nghiệm cá nhân về lý do tại sao đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô nên dẫn đến những hành động của chúng ta.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Những lời dạy của Gia Cơ về đức tin và việc làm có đi ngược lại những lời dạy của Phao Lô không?

Trong ngữ cảnh của Gia Cơ 2:14 , Gia Cơ đã sử dụng từ việc làm khác với cách Sứ Đồ Phao Lô đã sử dụng. Khi Phao Lô sử dụng từ việc làm, ông muốn nói đến những công việc của luật Môi Se (xin xem Rô Ma 3:27–31Ga La Ti 2:15–16). Khi Gia Cơ sử dụng từ việc làm, ông muốn nói đến những hành động ngoan đạo hoặc những việc làm ngay chính.

Đức tin không có việc làm là đức tin chết, nhưng việc làm mà không có đức tin thì sao?

Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:

Elder David A. Bednar, Quorum of the Twelve Apostles official portrait. 2020.

Đức tin chân chính tập trung nơi Chúa Giê Su Ky Tô và luôn luôn dẫn đến hành động ngay chính. … Chỉ hành động không thôi thì không phải là đức tin nơi Đấng Cứu Rỗi, mà hành động theo các nguyên tắc đúng mới là thành phần chính của đức tin.

(David A. Bednar, “Phải Lấy Đức Tin mà Cầu Xin”, Liahona, tháng Năm năm 2008, trang 95)

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Gia Cơ 1:22 . “Hãy làm theo lời, chớ lấy nghe làm đủ”

Mời các học viên tìm kiếm những lời giảng dạy mà giúp các em hiểu tầm quan trọng của việc hành động với đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

3:0

Gia Cơ 2:9 . “Nhưng nếu anh em tây vị (thiên vị) người ta, thì phạm tội”

Có thể dạy nguyên tắc này như một ví dụ về cách chúng ta có thể thể hiện đức tin qua các việc làm của mình. Hãy chọn ngẫu nhiên một học viên và thưởng cho em đó một phần thưởng nhỏ. Nói với cả lớp rằng anh chị em đã thưởng cho học viên này vì một lý do tùy tiện nào đó (chẳng hạn như màu sắc của trang phục em đó đang mặc). Đặt ra những câu hỏi như, “Cách đối xử của tôi với học viên này khiến các em còn lại cảm thấy như thế nào? Tại sao đôi khi chúng ta tỏ ra thiên vị người khác?” Hãy mời một học viên đọc to Gia Cơ 2:1–4 . Yêu cầu lớp học dò theo và tìm những điều mà Gia Cơ đã cảnh báo Các Thánh Hữu. Họ đã thấy được điều gì? Làm thế nào chúng ta có thể tránh bị lừa gạt bởi những lời giảng dạy này?

Mời học viên đọc thầm Gia Cơ 2:8 , tìm kiếm những điều Gia Cơ đã nhắc Các Thánh Hữu làm để giúp họ loại bỏ tính thiên vị. Yêu cầu học viên nghĩ về một người mà các em biết, là người nêu tấm gương yêu thương đồng đều những người có hoàn cảnh khác nhau. Mời học viên chia sẻ xem các em nghĩ đến ai và tại sao. Chúa Giê Su Ky Tô đã nêu tấm gương yêu thương những người khác một cách đồng đều như thế nào? Mời học viên suy ngẫm về cách các em có thể noi theo tốt hơn tấm gương của Đấng Cứu Rỗi trong việc nhìn nhận và quan tâm đến người khác.

Gia Cơ 2:19–20 . Việc có đức tin nơi Thượng Đế khác với việc chỉ thừa nhận Ngài hiện hữu

Có thể dạy sinh hoạt này sau lời phát biểu hoặc video của Anh Cả Renlund và các câu hỏi sau đó. Làm thế nào để học viên có thể hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa đức tin và việc làm? Mời học viên đọc Gia Cơ 2:19–20 , tìm kiếm ví dụ mà Gia Cơ đưa ra để chứng tỏ rằng người ta có thể tin tưởng nơi Thượng Đế mà không cần có đức tin nơi Thượng Đế. Học viên đã thấy được gì? Các em sẽ mô tả như thế nào sự khác biệt giữa việc có đức tin nơi Thượng Đế và tin tưởng nơi Thượng Đế?