Thông Thạo Giáo Lý: Gia Cơ 1:5–6
“Cầu Xin Thượng Đế”
Trong bài học trước, “Gia Cơ 1”, em đã biết rằng Thượng Đế ban phước cho chúng ta với sự khôn ngoan nếu chúng ta cầu xin Ngài trong đức tin. Bài học này sẽ giúp em học thuộc lòng phần tham khảo thông thạo giáo lý này và cụm từ thánh thư then chốt cho Gia Cơ 1:5–6, giải thích giáo lý và áp dụng các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh trong tình huống thực tế.
Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi
Học thuộc lòng và giải thích
Hãy tưởng tượng rằng một người bạn đang gặp khó khăn trong việc đưa ra một quyết định quan trọng trong cuộc đời mình. Em biết người bạn này từ bé đã không tin rằng chúng ta có thể nói chuyện trực tiếp với Thượng Đế trong lời cầu nguyện.
Nhớ lại rằng trong bài học trước, em đã học lẽ thật sau đây từ Gia Cơ 1:5–6 : Thượng Đế sẽ ban phước cho chúng ta với sự khôn ngoan nếu chúng ta cầu xin Ngài trong đức tin.
-
Làm thế nào em có thể sử dụng Gia Cơ 1:5–6 để giải thích mối quan hệ mà Cha Thiên Thượng mời gọi chúng ta có với Ngài? (Có thể là hữu ích nếu bao gồm các ví dụ về những câu hỏi mà người nào đó có thể hỏi hoặc sự khôn ngoan mà em có thể tìm kiếm từ Thượng Đế khi cầu nguyện, cũng như những kinh nghiệm cá nhân hoặc các ví dụ trong thánh thư.)
Việc có thể tìm và giải thích đoạn thông thạo giáo lý này có thể giúp em khi em chia sẻ phúc âm với những người khác trong suốt cuộc đời của em. Để giúp em ghi nhớ đoạn này, hãy xem hình ảnh về Khải Tượng Đầu Tiên của Joseph Smith ở đầu bài học trong khi lặp lại cụm từ thánh thư then chốt sau đây và phần tham khảo nhiều lần nhất có thể trong một phút: “Ví bằng trong anh em có kẻ kém khôn ngoan, hãy cầu xin Đức Chúa Trời” ( Gia Cơ 1:5–6).
Thực hành cách áp dụng
Joseph Smith là một trong nhiều tấm gương trong thánh thư được ban phước khi tuân theo các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh. Đối với sinh hoạt thực hành áp dụng sau đây, em sẽ nghiên cứu một ví dụ về cách ông áp dụng những nguyên tắc này vào cuộc sống của mình. Trước khi em bắt đầu, hãy dành một chút thời gian để ôn lại vắn tắt những nguyên tắc này trong các đoạn 5–12 của phần “Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh” của Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý (năm 2022).
-
Hãy suy ngẫm về những điều em đã biết về kinh nghiệm của Joseph Smith. Joseph đã có những câu hỏi nào? (Xin xem Joseph Smith—Lịch Sử 1:8–10 .)
-
Tại sao điều quan trọng đối với chúng ta là tìm kiếm câu trả lời từ Thượng Đế cho các câu hỏi của chính mình giống như Joseph Smith đã làm?
Nghĩ về bất kỳ câu hỏi nào em có hoặc sự khôn ngoan mà em đang tìm kiếm. Khi em hoàn thành sinh hoạt sau đây, hãy suy ngẫm xem tấm gương của Joseph về việc áp dụng các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh có thể giúp ích như thế nào cho em trong những tình huống cần có sự khôn ngoan từ Thượng Đế.
Nghiên cứu Joseph Smith—Lịch Sử 1:8, 11–17 và cân nhắc đánh dấu từng cụm từ cho thấy cách Joseph tuân theo các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh khi còn là một thiếu niên. Mặc dù em có thể đã quen thuộc với câu chuyện của ông, nhưng hãy tìm kiếm những chi tiết trong những câu này tiết lộ mong muốn, thái độ và đức tin của Joseph ngoài những điều em có thể đã nhận thấy trước đó.
-
Em nhận thấy những ví dụ nào về việc Joseph hành động với đức tin, giữ một quan điểm vĩnh cửu và sử dụng các nguồn phương tiện đã được Chúa quy định?
Tìm kiếm thêm sự hiểu biết qua các nguồn phương tiện đã được Chúa quy định
-
Theo em, tại sao điều quan trọng là Joseph Smith cần trực tiếp tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi của ông từ Thượng Đế?
-
Joseph tin điều gì sẽ xảy ra nếu ông không đến gặp Thượng Đế để tìm câu trả lời? (Xin xem Joseph Smith—Lịch Sử 1:13 .)
-
Ngoài lời cầu nguyện, em có thể tìm kiếm câu trả lời từ Thượng Đế bằng cách nào khác?
Xem xét các khái niệm và câu hỏi bằng một quan điểm vĩnh cửu
-
Em nghĩ Joseph biết điều gì về Thượng Đế khiến ông tin tưởng để trực tiếp cầu vấn Ngài để được giải đáp?
-
Khi câu trả lời cho câu hỏi của em không đến nhanh chóng, thì việc hiểu cách Cha Thiên Thượng mặc khải lẽ thật cho con cái của Ngài sẽ hữu ích như thế nào?
-
Tại sao Sa Tan muốn ngăn cản Joseph—và em—cầu nguyện lên Thượng Đế để được giải đáp?
Hành động với đức tin
-
Joseph Smith đã chứng minh như thế nào về việc “lấy đức tin mà cầu xin” ( Gia Cơ 1:6), ngay cả khi Sa Tan cố gắng ngăn cản ông cầu nguyện? (Xin xem Joseph Smith—Lịch Sử 1:15–16 .)
-
Tấm gương của Joseph có thể giúp ích như thế nào cho em về các thắc mắc và băn khoăn của chính mình? Hãy cân nhắc lập kế hoạch cụ thể về cách em sẽ hành động theo đức tin.