Lớp Giáo Lý
Giăng 6:22–58


Giăng 6:22–58

“Ta Là Bánh của Sự Sống”

Hình Ảnh
Jesus Christ seated at a table. In one hand He is holding a piece of bread. With the other He is gesturing towards Himself. There is a plate of bread on the table in front of Him and a goblet.

Qua ngày hôm sau, sau phép lạ cho năm ngàn người ăn, nhiều người tìm kiếm Chúa Giê Su, “chẳng phải vì [họ] đã thấy mấy phép lạ, nhưng vì [họ] đã ăn bánh”, và cơn đói của họ trở lại (Giăng 6:26). Đấng Cứu Rỗi đã dạy họ rằng: “Ta là bánh của sự sống; ai đến cùng ta chẳng hề đói, và ai tin ta chẳng hề khát” (Giăng 6:35). Bài học này có thể giúp em nhận ra những cách em có thể đến cùng Đấng Cứu Rỗi để được Ngài làm cho no đủ những nhu cầu thuộc linh của mình.

Các bài tập viết. Việc mời học viên trả lời các câu hỏi mà khiến các em phải suy ngẫm bằng cách viết xuống có thể giúp các em hiểu sâu hơn và làm sáng tỏ những ý nghĩ và cảm nghĩ của các em. Khi học viên trả lời các câu hỏi bằng cách viết xuống trước khi chia sẻ những ý nghĩ của các em với cả lớp, học viên sẽ có thời giờ để sắp xếp ý kiến của các em và tiếp nhận những ấn tượng từ Đức Thánh Linh.

Học viên chuẩn bị. Mời học viên suy ngẫm về cách Chúa Giê Su Ky Tô tượng trưng cho bánh mì và chuẩn bị chia sẻ những hiểu biết sâu sắc của các em.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

“Ta là bánh của sự sống”

Cân nhắc việc mang bánh mì (và nếu cần, một loại thực phẩm thay thế cho những học viên không thể sử dụng thực phẩm có chứa gluten) để học viên ăn. Trưng ra các câu hỏi sau đây để học viên nhìn thấy khi các em đến lớp. Mời học viên vận dụng những suy nghĩ của các em từ sinh hoạt chuẩn bị của học viên để giúp các em trong suốt bài học.

Hình Ảnh
Bread
  • Em nghĩ mình có thể ăn bao nhiêu bánh mì?

  • Bất kể em ăn được bao nhiêu bánh mì ngay bây giờ, cuối cùng điều gì sẽ xảy ra?

Khi Đấng Cứu Rỗi cho hơn năm ngàn người ăn chỉ bằng năm ổ bánh mì và hai con cá, một số người đã đáp lại phép lạ này bằng cách tìm kiếm Ngài vì một bữa ăn khác thay vì những lý do mang tính thuộc linh (xin xem Giăng 6:5–14). Chúa Giê Su đã sửa phạt những người tìm kiếm Ngài để có thêm bánh mì thay vì tìm kiếm Ngài để có được cuộc sống vĩnh cửu. Họ đã nghi ngờ danh tính và khả năng của Ngài để ban cho họ cuộc sống vĩnh cửu (xin xem Giăng 6:30, 41–42).

Hãy đọc Giăng 6:32, 35 để xem Đấng Cứu Rỗi đã sửa phạt dân chúng như thế nào. Cân nhắc đánh dấu trong thánh thư của em danh hiệu của Đấng Cứu Rỗi là “bánh thật, là bánh từ trên trời xuống” và “bánh của sự sống.” Em có thể thêm các danh hiệu này vào đề mục trong nhật ký của mình là “Danh Hiệu và Vai Trò của Chúa Giê Su Ky Tô.” (Em có thể đã bắt đầu đề mục này trong bài học về Giăng 1:1–51.)

  • Em nghĩ tại sao Đấng Cứu Rỗi đã giới thiệu Ngài là “bánh thật, là bánh từ trên trời xuống” và “bánh của sự sống”?

  • Em có thể học được gì từ Chúa Giê Su Ky Tô trong câu 35 ?

Giăng 6:35 dạy rằng nếu chúng ta đến cùng Chúa Giê Su Ky Tô và tin nơi Ngài, Ngài có thể làm thỏa mãn cơn đói khát thuộc linh của chúng ta.

Cân nhắc viết hoặc trưng bày các câu hỏi sau đây lên trên bảng.

Trả lời các câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập của em:

  • Một số lý do mà em cần Chúa Giê Su Ky Tô hàng ngày là gì? Em hiện đang “đói” về mặt thuộc linh trong các phương diện nào?

  • Em hiện đang làm gì để tìm kiếm sự giúp đỡ của Đấng Cứu Rỗi để làm thỏa mãn cơn đói đó? Điều gì đang được hữu hiệu? Điều gì không hữu hiệu?

Khi em tiếp tục việc học của mình, hãy tìm kiếm ảnh hưởng của Đức Thánh Linh để giúp em nhận ra những cách thức để em có thể đến cùng Đấng Cứu Rỗi để được Ngài làm thỏa mãn cơn đói thuộc linh của mình.Hãy đọc Giăng 6:47–58 , tìm kiếm những điều Đấng Cứu Rỗi mời gọi chúng ta làm và những điều Ngài hứa để đáp lại. Suy ngẫm xem làm thế nào mà những lời mời gọi và những lời hứa này giúp em hiểu rõ hơn về cách tiếp nhận ân tứ của Đấng Cứu Rỗi là làm thỏa mãn cơn đói khát thuộc linh của em. Cân nhắc tạo một sơ đồ như sau để giúp em.

Hình Ảnh
Bread

Hãy cân nhắc trưng bày sơ đồ này lên trên bảng và cả lớp cùng điền vào sơ đồ này. Một số lời mời gọi của Đấng Cứu Rỗi là tin nơi Ngài ( Giăng 6:47) và ăn bánh của sự sống ( câu 51). Một số lời hứa bao gồm sống mãi mãi ( câu 50) và Ngài ở trong chúng ta ( câu 56).

Những lời mời gọi của Đấng Cứu Rỗi

Những lời hứa của Đấng Cứu Rỗi

  • Những lời mời gọi và lời hứa của Ngài dạy cho em điều gì về Ngài?

Câu chuyện về Ê Nót trong Sách Mặc Môn minh họa cách Đấng Cứu Rỗi có thể làm thỏa mãn cơn đói thuộc linh của chúng ta. Cân nhắc mời học viên đọc Ê Nót 1:1–8 và chia sẻ những điều họ khám phá được. Học viên có thể thảo luận về những điều Ê Nót đã làm để được thỏa mãn cơn đói của ông và cách Chúa đã ban phước cho Ê Nót. Học viên cũng có thể suy ngẫm về cách mà tấm gương của Ê Nót có thể giúp các em trong việc nhận được sự nuôi dưỡng thuộc linh từ Bánh của Sự Sống.

Dự phần thịt và máu của Đấng Cứu Rỗi

Nhiều người nghe bài giảng của Đấng Cứu Rỗi đã thắc mắc về ý nghĩa của việc ăn uống máu thịt của Đấng Cứu Rỗi (xin xem Giăng 6:52, 60).

Hãy đọc lời phát biểu sau đây của Anh Cả D. Todd Christofferson thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ để hiểu rõ hơn ý nghĩa của những lời của Đấng Cứu Rỗi và cách mà chúng ta có thể chấp nhận lời mời gọi của Ngài.

Hình Ảnh
Portrait of Elder D. Todd Christofferson. Photographed in March 2020.

Việc ăn thịt Ngài và uống huyết Ngài là một cách gây ấn tượng [để] bày tỏ [việc] chúng ta phải mang Đấng Cứu Rỗi vào cuộc sống của mình một cách trọn vẹn [ra sao]—vào trong con người của chúng ta—để chúng ta có thể hiệp một. …

… Chúng ta dự phần thịt của Ngài và uống huyết của Ngài khi nhận được từ Ngài quyền năng và phước lành của Sự Chuộc Tội đó.

Giáo Lý của Đấng Ky Tô diễn tả điều chúng ta cần phải làm để nhận được ân điển chuộc tội. Đó là tin và có đức tin nơi Đấng Ky Tô, hối cải và chịu phép báp têm, và tiếp nhận Đức Thánh Linh, “tiếp đó là sự xá miễn các tội lỗi của các người bằng lửa và Đức Thánh Linh” [ 2 Nê Phi 31:17 ]. …

Tôi đã nói đến việc nhận được ân điển chuộc tội của Đấng Cứu Rỗi để cất đi những tội lỗi của chúng ta và vết nhơ của những tội lỗi đó trong chúng ta. Nhưng nói theo một cách ẩn dụ thì việc ăn thịt và uống huyết của Ngài có ý nghĩa nhiều hơn thế, đó là tiếp nhận những đức tính và đặc tính của Đấng Ky Tô, cởi bỏ con người thiên nhiên và trở thành Thánh Hữu “nhờ vào sự chuộc tội của Chúa Ky Tô” [ Mô Si A 3:19 ]. …

… Việc ăn thịt và uống huyết của Đấng Ky Tô có nghĩa là theo đuổi sự thánh thiện.

(D. Todd Christofferson, “Bánh Hằng Sống từ Trên Trời Xuống,” Liahona, tháng Mười Một năm 2017, trang 36–38)

  • Em sẽ giải thích như thế nào về việc ăn thịt và uống huyết của Vị Nam Tử của Thượng Đế?

  • Có khi nào em hoặc những người khác tuân theo lời khuyên của Anh Cả Christofferson và cảm thấy được Đấng Cứu Rỗi làm thỏa mãn cơn đói thuộc linh chưa? Em đã làm gì trong những kinh nghiệm này mà em cảm thấy là đã mời Đấng Cứu Rỗi làm thỏa mãn cơn đói đó?

Hãy tưởng tượng rằng em có mặt trong bài giảng của Đấng Cứu Rỗi trong Giăng 6:22–58 . Viết một mục nhật ký như thể em đã từng ở đó. Hãy bao gồm những điều sau đây trong mục nhật ký của em:

  1. Những điều em đã học được về Đấng Cứu Rỗi và những điều em đã học được từ Ngài

  2. Bất kỳ kinh nghiệm nào mà em đã có khi Chúa Giê Su Ky Tô cung cấp cho nhu cầu thuộc linh của em (hoặc bất kỳ kinh nghiệm nào mà người khác đã có)

  3. Những hành động mà Đức Thánh Linh gây ấn tượng với em để thực hiện và lý do tại sao

Nếu có thời gian, hãy khuyến khích học viên chia sẻ mục nhật ký của mình với cả lớp hoặc trong cặp hoặc nhóm nhỏ. Cân nhắc kết thúc với một chứng ngôn về Đấng Cứu Rỗi là Bánh của Sự Sống và mời học viên cũng chia sẻ chứng ngôn.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Tại sao Chúa Giê Su muốn hướng dân chúng tập trung vào những nhu cầu thuộc linh thay vì nhu cầu vật chất của họ?

Trong khi đang phục vụ với tư cách là thành viên trong Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi, Anh Cả Carlos H. Amado đã dạy:

Hình Ảnh
Former official portrait of Elder Carlos H. Amado of the First Quorum of the Seventy, 2008. Retouched version done in March 2009.

Với tính cách là một Giáo Hội, chúng ta cần phải cho người đói ăn, cứu giúp người bệnh, cho người thiếu mặc quần áo, và cho người thiếu thốn chỗ ở. Với của lễ dâng, chúng ta giúp đỡ những nhu cầu cơ bản và khẩn cấp của các tín hữu, và với kế hoạch an sinh, chúng ta giúp đáp ứng những nhu cầu dài hạn. Khi có thiên tai, qua những dịch vụ nhân đạo, chúng ta giúp đỡ các anh chị em của mình là những người không cùng tín ngưỡng với chúng ta.

Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô, qua lệnh truyền của Chúa, đã không thờ ơ trước những nhu cầu vật chất này và duy trì công việc phục vụ cao cả và cao quý nhất, tức là ban phước cho tất cả mọi người bằng cách giảng dạy cho họ giáo lý của Đấng Ky Tô và mời gọi họ tiếp nhận các giáo lễ cứu rỗi, để họ có thể nhận được “sự bất diệt và cuộc sống vĩnh cửu ( Môi Se 1:39).

(Carlos H. Amado, “Sự Phục Vụ, một Đức Tính Thiêng Liêng,” Liahona, tháng Năm năm 2008, trang 35–36)

Giăng 6:56 . Đấng Cứu Rỗi đã có ý nói gì khi Ngài dạy rằng Ngài sẽ ở trong chúng ta?

Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:

Hình Ảnh
Former official portrait of Elder Carlos H. Amado of the First Quorum of the Seventy, 2008. Retouched version done in March 2009.

Đó là một điều để biết rằng Chúa Giê Su Ky Tô đến thế gian để chết cho chúng ta—đó là nền tảng và giáo lý căn bản của Đấng Ky Tô. Nhưng chúng ta cũng cần biết ơn rằng qua Sự Chuộc Tội của Ngài và bởi quyền năng của Đức Thánh Linh, Chúa muốn sống trong chúng ta—không những để hướng dẫn chúng ta mà còn ban quyền năng cho chúng ta nữa.

(David A. Bednar, “Sự Chuộc Tội và Hành Trình trên Trần Thế,” Liahona, tháng Tư năm 2012, trang 42)

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Cha Thiên Thượng mong muốn mọi người đến cùng Vị Nam Tử của Ngài để được cứu rỗi

Hãy cân nhắc mời học viên học Giăng 6:39–40 và tham khảo chéo những câu này với Môi Se 1:39Giăng 3:16–17 . Mời học viên suy ngẫm về cách những câu này giúp các em hiểu rõ hơn về mong muốn của Cha Thiên Thượng để giải cứu tất cả con cái của Ngài. Các em có thể tập trung vào điều mà những câu này và những lời hứa trong đó dạy về Cha Thiên Thượng và sứ mệnh của Chúa Giê Su Ky Tô với tư cách là Bánh của Sự Sống.

Giăng 6:24–27, 48–50 . Lựa chọn thuộc linh hoặc vĩnh cửu thay vì vật chất hoặc thế tục

Hãy cân nhắc mời học viên tìm kiếm những câu này và suy ngẫm lý do tại sao chúng ta chọn những thứ thuộc về vật chất hoặc thế tục thay vì những điều thuộc linh. Họ có thể tham khảo chéo những câu này với những câu thánh thư như 2 Cô Rinh Tô 4:18 , Mô Si A 2:41 , Giáo Lý và Giao Ước 25:10 và những câu khác. Cân nhắc yêu cầu học viên phân tích các quyết định hàng ngày của riêng mình. Mời học viên suy ngẫm về những điều họ biết về Đấng Cứu Rỗi và kế hoạch cứu rỗi mà có thể giúp các em tập trung hơn vào những điều thuộc linh. Học viên có thể nhận ra những cách mà các em có thể đặt ưu tiên cao hơn cho những sự việc thuộc linh thay vì cho những điều các em hiện đang làm.

Giăng 5:1–16 . “Ngươi có muốn lành chăng?”

Nếu học viên sẽ được lợi ích khi học rằng Chúa Giê Su Ky Tô chữa lành một người đàn ông tại ao Bê Tết Đa, thì hãy cân nhắc sử dụng kinh nghiệm học tập này thay cho một trong các bài học khác.

Mời học viên đọc Giăng 5:2–9 , tìm kiếm từng cách sử dụng của cụm từ “được lành.” Hỏi xem các em nghĩ cụm từ này có nghĩa là gì. Thảo luận với học viên những điều các em có thể học được về và từ Đấng Cứu Rỗi qua sự giao tiếp của Ngài với người đàn ông này.

Hãy đọc câu 14 và hỏi xem câu này bổ sung thêm điều gì vào sự hiểu biết của các em về việc “được lành.” Trong những phương diện nào mà những ảnh hưởng của tội lỗi không được hối cải là “một điều tồi tệ hơn” so với tình trạng thể chất suy nhược của người đàn ông trong 38 năm? Hãy giúp học viên hiểu rằng Chúa Giê Su Ky Tô, với sự thông sáng của Ngài, không phải lúc nào cũng chữa lành mọi yếu đuối thể chất ngay lập tức, cũng như Ngài đã không chữa lành tất cả mọi người vào ngày hôm đó (xin xem câu 3). Mặc dù vậy, Đấng Cứu Rỗi nhân từ của chúng ta có thể và sẽ làm cho tất cả mọi người được lành lặn khỏi những ảnh hưởng của tội lỗi nếu họ hối cải và thực hành đức tin nơi Ngài.

In