Lớp Giáo Lý
Giăng 1:1–51


Giăng 1:1–51

Danh Hiệu và Vai Trò của Chúa Giê Su Ky Tô

Hình Ảnh
Frontal head and shoulders portrait of Jesus Christ. Christ is depicted wearing red and white robes. In 1989, a correlation review committee evaluated the painting with regard to its suitability for Church use. The painting was rated a “5” on a scale of 1-5 (with “5” as the high).

Sứ Đồ Giăng đã nhận ra nhiều vai trò và danh hiệu của Đấng Cứu Rỗi ở chương mở đầu trong phần tường thuật của ông. Bài học này sẽ giúp em biết Chúa Giê Su Ky Tô rõ hơn khi em nhận ra và tìm hiểu về một số danh hiệu và vai trò của Ngài.

Chú trọng vào các danh hiệu và vai trò của Chúa Giê Su Ky Tô. Hãy dạy học viên cách xác định các danh hiệu khác nhau của Chúa Giê Su Ky Tô có trong thánh thư. Giúp họ xem xét ý nghĩa của danh hiệu đó, tại sao danh hiệu đó được sử dụng trong hoàn cảnh cụ thể đó và danh hiệu đó giúp chúng ta hiểu gì về Chúa Giê Su Ky Tô.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên hỏi bạn bè và người trong gia đình xem những danh hiệu hoặc vai trò nào của Chúa Giê Su Ky Tô có ý nghĩa nhất đối với họ và tại sao.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Danh hiệu và vai trò

Trong 60 giây, hãy viết ra càng nhiều danh hiệu hoặc vai trò của em càng tốt (ví dụ: anh chị em họ, học viên, thư ký trong lớp học Hội Thiếu Nữ của em, v.v.).

Chọn ngẫu nhiên một danh hiệu hoặc vai trò từ bản liệt kê của em và tưởng tượng rằng đó là danh hiệu duy nhất mà người nào đó biết về em.

  • Họ sẽ thiếu thông tin quan trọng nào khác nếu đó là tất cả những gì họ biết về em?

  • Mối quan hệ của em có thể khác như thế nào với một người mà hiểu rõ từng danh hiệu và vai trò khác nhau của em?

Cân nhắc mời một số học viên nộp bản liệt kê của họ. Chọn một bản liệt kê và chỉ đọc to một vai trò hoặc danh hiệu trên đó. Xem thử các học viên có thể đoán được chi tiết đó đang mô tả học viên nào không. Rồi đọc to toàn bộ bản liệt kê. Xem thử các học viên có muốn thay đổi câu trả lời của họ sau khi biết nhiều danh hiệu và vai trò khác nhau của người này hay không.

Chúa Giê Su Ky Tô biết mọi điều về em và yêu thương em. Bởi vì mỗi người chúng ta chỉ có thể tiếp nhận ân tứ của cuộc sống vĩnh cửu bằng cách tiến đến việc biết Ngài (xin xem Giăng 17:3), Ngài cũng mời gọi em tìm hiểu về Ngài. Mỗi danh hiệu và vai trò của Chúa Giê Su Ky Tô trong thánh thư dạy một điều gì đó độc đáo và quan trọng về Ngài. Giăng bắt đầu sách Phúc Âm của mình bằng cách chia sẻ nhiều danh hiệu quan trọng có thể giúp chúng ta biết về Đấng Cứu Rỗi rõ hơn.

Hãy đọc Giăng 1:29 và tìm một danh hiệu được sử dụng để mô tả Đấng Cứu Rỗi trong câu này.

Cân nhắc bắt đầu một trang trong nhật ký ghi chép việc học tập của em với tựa “Các Danh Hiệu và Vai Trò của Chúa Giê Su Ky Tô” và viết “Chiên Con của Thượng Đế”. (Nếu em đã dành các trang trong nhật ký ở bài học trước cho những điều em đã học được về Chúa Giê Su Ky Tô trong năm nay thì hãy cân nhắc bắt đầu bản liệt kê này trên một trong những trang đó.)

Cân nhắc bắt đầu một bản liệt kê trên bảng về các danh hiệu và vai trò của Đấng Cứu Rỗi, tương tự như bản liệt kê mà học viên đang viết trong nhật ký của họ. Thêm vào bản liệt kê trên bảng khi nhận ra thêm các danh hiệu và vai trò trong suốt quá trình học.

  • Danh hiệu này dạy cho em điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô? Danh hiệu đó dạy cho em điều gì về Cha Thiên Thượng?

Một cách để nâng cao hiểu biết của chúng ta về các danh hiệu và vai trò của Đấng Cứu Rỗi là nghiên cứu các thánh thư hoặc các bài nói chuyện khác trong đại hội mà giải thích thêm về các danh hiệu và vai trò của Ngài. Sách Hướng Dẫn Thánh Thư và các chức năng tìm kiếm trên trang ChurchofJesusChrist.org và ứng dụng Thư Viện Phúc Âm có thể giúp em trong việc nghiên cứu của mình.

Tìm kiếm “Chúa Giê Su Ky Tô, Chiên Con của Thượng Đế” trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư và đọc các đoạn thánh thư khác dạy cho em về Đấng Cứu Rỗi và giáo vụ của Ngài qua danh hiệu thiêng liêng này mà Giăng đã sử dụng.

  • Em đạt được những hiểu biết sâu sắc gì về Chúa Giê Su Ky Tô là Chiên Con của Thượng Đế?

Sau khi nghe các câu trả lời cho câu hỏi trước, hãy xác định xem học viên có được lợi ích từ lời giải thích của Chủ Tịch Nelson về danh hiệu này hay không, trong phần “Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình” của bài học.

Cân nhắc mời học viên hoàn thành việc tìm kiếm thánh thư sau đây với một người bạn cùng nhóm.

Hãy đọc Giăng 1:1–14, 41, 49 và tiếp tục thêm vào trang nhật ký của em những danh hiệu và vai trò của Chúa Giê Su Ky Tô mà em tìm thấy trong những đoạn này. Em cũng có thể muốn đọc Bản Dịch Joseph Smith, Giăng 1:1–14 (trong Phụ Lục Bản Dịch Joseph Smith).

Mời những người tình nguyện chia sẻ những điều họ đã tìm thấy với lớp học và khuyến khích học viên thêm vào bản liệt kê của họ bất kỳ danh hiệu hoặc vai trò nào mà họ đã bỏ lỡ.

  • Em biết những danh hiệu hoặc vai trò nào khác của Đấng Cứu Rỗi mà không có trong Giăng 1?

  • Những danh hiệu hoặc vai trò nào đặc biệt có ý nghĩa đối với em? Tại sao?

Học hỏi nơi Đấng Ky Tô

Việc giải thích một khái niệm bằng lời riêng của em có thể giúp em hiểu rõ hơn về khái niệm đó và có thể giúp em cảm thấy Đức Thánh Linh làm chứng về những lẽ thật mà em đang giải thích.

Mời các học viên hoàn thành sinh hoạt tiếp theo trong nhật ký ghi chép việc học tập của họ. Cân nhắc cho học viên xem ba câu hỏi sau đây để tham khảo.

Từ bản liệt kê trong nhật ký ghi chép việc học tập của em, hãy chọn một danh hiệu hoặc vai trò của Chúa Giê Su Ky Tô mà em thấy nổi bật hoặc chọn một danh hiệu hoặc vai trò khác mà em muốn tìm hiểu thêm. Hãy tưởng tượng rằng em muốn giải thích điều gì đó về Chúa Giê Su Ky Tô cho người nào đó bằng danh hiệu hoặc vai trò mà em đã chọn. Hãy chuẩn bị những điều em sẽ nói với họ trong một đoạn gồm có ít nhất năm câu. Bao gồm ít nhất hai tài liệu tham khảo thánh thư mà em thấy hữu ích trong việc nghiên cứu của mình. Cân nhắc sử dụng Sách Hướng Dẫn Thánh Thư và các nguồn tài liệu khác như các câu hỏi sau đây để hướng dẫn cho câu trả lời của em.

  • Danh hiệu hoặc vai trò này dạy cho em điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô?

  • Tại sao việc hiểu rõ hơn về Đấng Cứu Rỗi trong vai trò này là điều quan trọng đối với em?

  • Có khi nào em nhìn thấy Đấng Cứu Rỗi hành động trong danh hiệu hoặc vai trò này trong cuộc sống của em hoặc cuộc sống của một người khác không?

Cân nhắc mời học viên sử dụng danh hiệu hoặc vai trò mà họ đã nghiên cứu để dạy cho một người bạn trong cùng nhóm hai người về Chúa Giê Su Ky Tô. Đi xung quanh phòng và lắng nghe khi học viên chia sẻ với các bạn.

Hãy khuyến khích học viên tiếp tục học về Đấng Cứu Rỗi qua các danh hiệu và vai trò của Ngài, đồng thời chia sẻ với cả lớp những hiểu biết sâu sắc mới mà họ có về Ngài trong suốt năm học.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Ý nghĩa của câu nói rằng Chúa Giê Su Ky Tô là Ngôi Lời là gì?

Chủ Tịch Russell M. Nelson đã giải thích:

Hình Ảnh
Official portrait of President Russell M. Nelson taken January 2018

Dưới sự hướng dẫn của Cha Thiên Thượng, Chúa Giê Su gánh vác trách nhiệm của Đấng Sáng Tạo. Danh hiệu của Ngài là “Ngôi Lời.” … Trong ngôn ngữ Hy Lạp của Kinh Tân Ước, Ngôi LờiLogos tức là “sự bày tỏ”. Đó là một tên khác của Đấng Thầy. Thuật ngữ đó có vẻ lạ, nhưng nó phù hợp. Chúng ta sử dụng lời nói để truyền đạt điều mình muốn bày tỏ cho người khác. Vì vậy, Chúa Giê Su là Ngôi Lời, hay sự bày tỏ, của Cha Ngài cho thế gian.

(Russell M. Nelson, “Jesus the Christ: Our Master and More”, Ensign, tháng Tư năm 2000, trang 4)

Tại sao Chúa Giê Su Ky Tô được gọi là Chiên Con của Thượng Đế?

Chủ Tịch Russell M. Nelson đã dạy:

Hình Ảnh
Official portrait of President Russell M. Nelson taken January 2018

Kinh Cựu Ước có nhiều câu nói về sự chuộc tội, trong đó đòi hỏi sự hy sinh động vật. Không phải bất kỳ con vật nào cũng được. Những tiêu chí đặc biệt gồm có:

Sự Chuộc Tội của Đấng Ky Tô đã làm tròn các nguyên mẫu này trong Kinh Cựu Ước. Ngài là Chiên Con đầu lòng của Thượng Đế, không có tỳ vết. Sự hy sinh của Ngài xảy ra qua sự đổ máu. Không có cái xương nào trong cơ thể Ngài bị gãy—đáng chú ý là cả hai người đàn ông bị đóng đinh trên thập tự giá với Chúa đều bị gãy chân [xin xem Giăng 19:31–33 ]. Và sự hy sinh của Ngài là một sự hy sinh thay cho những người khác.

(Russell M. Nelson, “The Atonement”, Ensign, tháng Mười Một năm 1996, trang 34–35)

Giăng 1:14 . Vì tất cả chúng ta đều là con cái của Thượng Đế, làm thế nào mà Chúa Giê Su được coi là Con Độc Sinh của Đức Chúa Cha?

Mặc dù mỗi linh hồn chúng ta theo nghĩa đen là con trai hay con gái của Thượng Đế, nhưng Chúa Giê Su Ky Tô là con độc sinh của Thượng Đế được sinh ra trong thể xác, nghĩa là hữu diệt. Anh Cả James E. Talmage (1862–1933) thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:

Hình Ảnh
Portrait of James E. Talmage.

Hài Đồng do Ma Ri sinh ra là con của Đấng Ê Lô Him, Đức Chúa Cha Vĩnh Cửu. … Hài Đồng Giê Su được thừa hưởng các đặc điểm về thể chất, trí tuệ và thuộc linh cùng các khuynh hướng và quyền năng tiêu biểu cho cha mẹ Ngài—một người là Đấng bất diệt và đầy vinh quang—Thượng Đế, và người kia—một phụ nữ.

(James E. Talmage, Jesus the Christ [năm 1916], trang 81)

Giăng 1:18 . Có phải lời phát biểu trong câu này có nghĩa là không thể nhìn thấy được Thượng Đế không?

Bản Dịch Joseph Smith của Giăng 1:18 (xin xem Giăng 1:19 trong Phụ Lục Bản Dịch Joseph Smith) minh giải rằng khi Cha Thiên Thượng hiện đến với con cái của Ngài, Ngài làm chứng về Vị Nam Tử của Ngài, Chúa Giê Su Ky Tô. Một ví dụ về việc này có trong Joseph Smith—Lịch Sử 1:17 .

Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Các danh hiệu và vai trò khác của Chúa Giê Su Ky Tô

Mời học viên tìm kiếm “Chúa Giê Su Ky Tô” trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, tìm kiếm thêm các danh hiệu và vai trò của Chúa Giê Su Ky Tô. Nếu trước tiên học viên nhận ra những điều cụ thể trong cuộc sống mà họ cần sự giúp đỡ của Đấng Cứu Rỗi thì có thể khuyến khích học viên tìm kiếm các danh hiệu và vai trò của Ngài cho thấy khả năng của Ngài trong việc đáp ứng các nhu cầu cụ thể của họ. Ví dụ, nếu một học viên gặp khó khăn để biết làm thế nào họ có thể được tha thứ các tội lỗi của mình thì việc hiểu vai trò của Đấng Ky Tô là Chiên Con của Thượng Đế sẽ giúp họ nhận thấy rằng sự tha thứ là khả thi.

In