Lớp Giáo Lý
Giăng 1:35–51


Giăng 1:35–51

“Hãy Đến Xem”

Hình Ảnh
Christ walking on seashore beckoning to Peter and Andrew to become his apostles--fishers of men. Figures are crude; nice glow about Christ.

Chúa Giê Su mời các môn đồ đầu tiên của Ngài hãy tự mình thấy Ngài là ai và đi theo Ngài. Việc nghiên cứu những câu chuyện này trong sách Giăng sẽ giúp em hiểu cách em có thể đáp lại lời mời gọi “hãy đến xem” của Đấng Cứu Rỗi.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên suy ngẫm về một kinh nghiệm đã giúp họ hiểu rõ ràng hơn Chúa Giê Su Ky Tô là ai. Chuyện đã xảy ra như thế nào?

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

“Hãy đến xem”

Nếu có thể, hãy trưng bày bức hình về Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ.

Hãy tưởng tượng rằng em và một người bạn đang đi bộ từ trường về nhà và em đề cập rằng em biết rằng một Vị Sứ Đồ sắp phát biểu tại một cuộc họp trong khu vực của mình.

  • Tại sao em có thể bảo bạn mình đi cùng em và gia đình để thấy và nghe Vị Sứ Đồ này, thay vì chỉ mô tả cuộc họp sau khi kết thúc?

Sứ Đồ Giăng đã viết về cách Giăng Báp Tít giới thiệu một số môn đồ của ông với Chúa Giê Su Ky Tô. Hãy nghiên cứu Giăng 1:35–51 , tìm kiếm những điều có thể xảy ra khi chúng ta tìm cách học hỏi và noi theo Chúa Giê Su Ky Tô (xin xem thêm Bản Dịch Joseph Smith, Giăng 1:42 [trong Phụ Lục Bản Dịch Joseph Smith).

  • Các môn đồ của Đấng Cứu Rỗi đã chấp nhận lời mời nào trong những câu này để giúp họ đi theo Ngài?

  • Em học được điều gì từ kinh nghiệm và hành động của Anh Rê và Phi Líp trong những câu này?

Giúp học viên chia sẻ các nguyên tắc mà họ học được từ câu chuyện này. Có thể có ích nếu học viên chia sẻ những điều họ đã tìm thấy với một người bạn cùng lớp, hoặc có thể mời một số học viên chia sẻ với cả lớp. Một số ví dụ về các nguyên tắc mà họ nhận ra có thể gồm có:

Khi chúng ta chấp nhận lời mời học hỏi và noi theo Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta sẽ nhận được lời chứng riêng của mình về Ngài.

Khi chúng ta nhận được lời chứng về Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta muốn giúp những người khác nhận được lời chứng riêng cho họ.

Hãy đặt các câu hỏi theo dõi để giúp học viên hiểu sâu hơn những điều họ tìm thấy. Phần còn lại của những gợi ý trong bài học này nhằm giúp học viên áp dụng lời mời ‘hãy đến xem’ của Chúa cho chính mình, chấp nhận lời mời và nghĩ cách họ có thể áp dụng lời mời đó để củng cố chứng ngôn của họ về Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Câu chuyện này dạy cho em biết gì về Đấng Cứu Rỗi?

Em có thể làm gì để đáp lại lời mời gọi “hãy đến xem” của Đấng Cứu Rỗi?

Hãy dành 30 giây để ghi lại những suy nghĩ đầu tiên nảy ra trong tâm trí về cách một người ở thời nay có thể đáp lại lời mời gọi “hãy đến xem” của Chúa Giê Su Ky Tô.

Cân nhắc để cho học viên thực hiện một sinh hoạt khám phá những cách khác nhau mà họ có thể chấp nhận lời mời gọi “hãy đến xem” của Đấng Cứu Rỗi. Ví dụ, phát bút lông viết bảng hoặc một vài viên phấn cho một vài học viên và mời họ viết lên trên bảng một cách mà chúng ta có thể đáp lại lời mời gọi “hãy đến xem” của Đấng Cứu Rỗi. Sau đó, yêu cầu những học viên đó đưa phấn hoặc bút cho một học viên khác chưa viết trên bảng để họ có thể viết câu trả lời. Anh chị em có thể lặp lại sinh hoạt này nếu muốn.

Anh Cả Ulisses Soares thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã đưa ra những ý tưởng sau đây về cách chúng ta có thể đáp lại lời mời gọi “hãy đến xem” của Đấng Cứu Rỗi. Xem video “Làm Sao Tôi Có Thể Hiểu Được?” từ mã thời gian 6:24 đến 7:04 hoặc đọc lời phát biểu dưới đây. Video này có trên trang ChurchofJesusChrist.org.

Hình Ảnh
Elder Ulisses Soares, Quorum of the Twelve Apostles official portrait.

Khi chấp nhận lời mời gọi của Đấng Cứu Rỗi “hãy đến xem,” thì chúng ta cần phải ở trong Ngài, đắm mình trong thánh thư, hân hoan nơi thánh thư, học hỏi giáo lý của Ngài và cố gắng sống theo cách mà Ngài đã sống. Chỉ khi đó chúng ta mới tiến đến việc biết Ngài, Chúa Giê Su Ky Tô cùng nhận ra tiếng nói của Ngài, và biết rằng khi chúng ta đến cùng Ngài và tin nơi Ngài thì chúng ta sẽ không bao giờ bị đói khát. Chúng ta sẽ có thể nhận thức được lẽ thật mọi lúc, như đã xảy ra với hai môn đồ đang ở với Chúa Giê Su vào ngày đó.

(Ulisses Soares, “Làm Sao Tôi Có Thể Hiểu Được?”, Liahona, tháng Năm năm 2019, trang 7)

  • Em học được gì từ lời phát biểu này về cách chúng ta có thể chấp nhận lời mời gọi “hãy đến xem” của Đấng Cứu Rỗi?

Cân nhắc mời một vài người tình nguyện chia sẻ những điều đã giúp họ biết rõ hơn về Đấng Cứu Rỗi là ai và Ngài là Đấng như thế nào.

Cho học viên thời gian để chọn một trong các sinh hoạt sau đây và bắt đầu thực hiện kế hoạch của họ. Trưng bày các lựa chọn cho học viên xem và cung cấp bất kỳ tài liệu nào mà học viên có thể cần mang về nhà để họ có thể thực hiện kế hoạch của mình.

Hãy chọn một trong những gợi ý sau đây từ lời phát biểu của Anh Cả Soares mà sẽ giúp em tuân theo lời mời gọi “hãy đến xem” của Đấng Cứu Rỗi. Nếu em đã thực hiện một trong những sinh hoạt này gần đây thì hãy chọn một sinh hoạt mới đối với em.

  • Đắm mình vào thánh thư. Hãy lập một kế hoạch mới hoặc cải thiện kế hoạch đã có để học thánh thư. Kế hoạch của em có thể bao gồm những điều như xác định thời điểm trong ngày và lượng thời gian để học, bắt đầu việc học bằng lời cầu nguyện, dành thời gian để suy ngẫm và tham khảo chéo, v.v. Em học được gì về Chúa Giê Su Ky Tô từ việc học tập thường xuyên của mình?

  • Hân hoan trong thánh thư. Hãy hân hoan trong thánh thư bằng cách chia sẻ những điều em đang học với những người khác. Xác định xem em có thể chia sẻ như thế nào, thường xuyên như thế nào và với ai. Khi chia sẻ, hãy chú ý kỹ đến cảm giác của em. Em nhận thấy điều gì?

  • Học hỏi giáo lý của Ngài. Hãy đào sâu sự hiểu biết của em về giáo lý của Chúa bằng cách chọn một đề tài giáo lý mà em muốn tìm hiểu thêm. Viết đề tài giáo lý đó lên đầu một tờ giấy trắng, hoặc tạo một “Sổ Tay Ghi Chép” mới trong Thư Viện Phúc Âm. Sau đó, hãy bắt đầu nghiên cứu, sử dụng các nguồn tài liệu như Các Đề Tài Phúc Âm, Sách Hướng Dẫn Thánh Thư hoặc Sách Hướng Dẫn theo Đề Tài. Hãy chú ý xem việc nghiên cứu này ảnh hưởng như thế nào đến chứng ngôn của em về Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Cố gắng sống theo cách mà Chúa Giê Su đã sống. Hãy theo dõi tiến triển của em bằng cách sử dụng Sự Phát Triển Cá Nhân: Sách Hướng Dẫn Giới Trẻ. Việc chú trọng vào bốn lĩnh vực (thuộc linh, xã hội, thể chất và trí tuệ) sẽ giúp em cân bằng cuộc sống của mình và đến gần Đấng Ky Tô hơn. Nếu em vẫn chưa đặt ra những mục tiêu này thì hãy cân nhắc thực hiện ngay bây giờ.

  • Tự tạo ra cách riêng của mình. Có cách nào khác mà em cảm thấy có ấn tượng để đáp lại lời mời gọi “hãy đến xem” của Đấng Cứu Rỗi không? Em có thể cầu nguyện thầm để cầu xin sự hướng dẫn của Cha Thiên Thượng. Sau đó, ghi lại suy nghĩ của em về cách em có thể tuân theo những ấn tượng đó.

  • Em sẽ chấp nhận lời mời gọi “hãy đến xem” của Đấng Cứu Rỗi như thế nào?

  • Kế hoạch của em về cách thức thực hiện điều này trong cuộc sống của mình là gì?

Cân nhắc làm chứng rằng Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô sẽ giúp học viên biết và tin cậy nơi Đấng Cứu Rỗi khi họ đáp lại lời mời gọi “hãy đến xem” của Ngài.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Giăng 1:38. Câu hỏi của Đấng Cứu Rỗi “Các ngươi tìm chi?” áp dụng cho em như thế nào?

Trước khi Chúa Giê Su mời hai môn đồ “hãy đến xem”, Ngài đã hỏi họ câu hỏi: “Các ngươi tìm chi?” ( Giăng 1:38).Anh Cả Jeffrey R. Holland trong Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy về giá trị của việc suy ngẫm về những điều chúng ta thực sự mong muốn trong cuộc sống khi chúng ta cân nhắc lời mời gọi của Đấng Cứu Rỗi để noi theo Ngài.

Hình Ảnh
Official Portrait of Elder Jeffrey R. Holland. Photographed January 2018.

Em sẽ nhớ lại rằng khi Anh Rê và một môn đồ khác, có thể là Giăng, mới nghe Đấng Ky Tô nói chuyện, họ đã xúc động và say mê đến nỗi họ đi theo Ngài khi Ngài rời đám đông. Khi cảm thấy rằng có người đang đi theo mình, Đấng Ky Tô quay lại và hỏi hai người này: “Các ngươi tìm chi?” [ Giăng 1:38]. Các bản dịch khác là: “Các ngươi muốn gì?” Họ đáp: “Thầy ở đâu?” Đấng Ky Tô chỉ nói rằng: “Hãy đến xem” [ Giăng 1:39]. Chỉ một thời gian ngắn sau đó Ngài chính thức kêu gọi Phi E Rơ và Các Vị Sứ Đồ mới khác với cùng một tinh thần mời gọi đó. Ngài phán bảo họ: Hãy đến mà “theo ta” [ Ma Thi Ơ 4:19].

Dường như thực chất của cuộc hành trình trên trần thế của chúng ta và câu trả lời cho những câu hỏi quan trọng nhất trong cuộc sống được đúc kết thành hai yếu tố rất ngắn gọn trong những cảnh khởi đầu này của giáo vụ trên trần thế của Đấng Cứu Rỗi. Một yếu tố là câu hỏi đặt ra cho mỗi người chúng ta trên thế gian này: “Các ngươi tìm chi? Các ngươi muốn gì?” Yếu tố thứ hai là lời đáp của Ngài cho câu trả lời của chúng ta, cho dù câu trả lời đó có là gì đi nữa. Cho dù chúng ta là ai đi nữa, và dù cho chúng ta có trả lời gì đi nữa thì câu trả lời của Ngài vẫn luôn luôn giống nhau: “Hãy đến”, Ngài nói một cách nhân từ. “Hãy đến mà theo ta”.

(Jeffrey R. Holland, “He Hath Filled the Hungry with Good Things”, Ensign, tháng Mười Một năm 1997, trang 65)

&#160 &#160

&#160 &#160

Nếu những người tôi mời “hãy đến xem” từ chối lời mời của tôi thì sao?

Đôi khi chúng ta lo lắng rằng người nào đó có thể không chấp nhận lời mời của chúng ta để tìm hiểu thêm về phúc âm hoặc Giáo Hội. Anh Cả Dieter F. Uchtdorf thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã chia sẻ những hiểu biết sâu sắc sau đây:

Hình Ảnh
Official portrait of Elder Dieter F. Uchtdorf of the Quorum of the Twelve Apostles, 2006. Called as Second Counselor in the First Presidency, 3 February 2008. Made official portrait in 2008 replacing portrait taken in 2004.

Những người đến và xem có lẽ sẽ không bao giờ gia nhập Giáo Hội; một số người sẽ gia nhập sau này. Đó là lựa chọn của họ. Nhưng điều đó không thay đổi tình yêu thương của chúng ta dành cho họ. Và điều đó không thay đổi những nỗ lực nhiệt thành của chúng ta để tiếp tục mời các cá nhân và gia đình hãy đến và xem, đến và giúp đỡ,đến và ở lại.

… Hãy hiểu rằng công việc của anh chị em không phải là để cải đạo mọi người. Đó là vai trò của Đức Thánh Linh. Vai trò của anh chị em là chia sẻ những gì trong đáy lòng anh chị em và kiên định sống theo niềm tin của mình.

Vì vậy, xin đừng thất vọng nếu một người nào đó không chấp nhận sứ điệp phúc âm ngay lập tức. Đó không phải là lỗi của anh chị em.

Đó là giữa cá nhân đó và Cha Thiên Thượng.

Vai trò của anh chị em là yêu mến Thượng Đế và người lân cận của mình, tức là con cái của Ngài.

(Dieter F. Uchtdorf, “Công Việc Truyền Giáo: Chia Sẻ Những Gì Trong Đáy Lòng Anh Chị Em”, Liahona, tháng Năm năm 2019, trang 17)

Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Mời những người khác “hãy đến xem”

Chứng ngôn của chúng ta về Chúa Giê Su Ky Tô có thể thúc đẩy chúng ta giúp những người khác làm theo lời mời “hãy đến xem” của Đấng Cứu Rỗi.Cân nhắc mời học viên suy ngẫm về các ví dụ của Anh Rê và Phi Líp trong Giăng 1:41, 43–46 để có bằng chứng về lẽ thật này.Có thể là hữu ích khi xem đoạn video sau đây của Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ, trong đó ông chia sẻ câu chuyện về cách người con trai lớn của ông đã giúp đỡ đứa em trai khi nó bị thương. Chúng ta có thể áp dụng ví dụ này để chia sẻ phúc âm với những người khác như thế nào?

In