Giăng 1:1–16
“Ngôi Lời Đã Trở Nên Xác Thịt”
Vị Sứ Đồ Giăng đã viết sách Phúc Âm của mình để giúp chúng ta tin rằng Chúa Giê Su là Đấng Ky Tô (xin xem Giăng 20:30–31). Giăng dạy rằng Chúa Giê Su Ky Tô rời khỏi mái nhà thiên thượng của Ngài để sống trên thế gian và trở thành Đấng Cứu Chuộc của chúng ta. Mục đích của bài học này là giúp anh chị em hiểu rõ Chúa Giê Su Ky Tô là ai trước khi Ngài giáng sinh và biết ơn sâu sắc hơn tình yêu thương mà Ngài đã cho thấy khi làm trọn vẹn sứ mệnh của Ngài trên thế gian.
Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi
Việc này có giá trị gì?
-
Các em nghĩ quả bóng này trị giá bao nhiêu?
-
Điều gì sẽ xảy ra nếu nó đã được sử dụng trong một trận đấu vô địch thế giới hoặc được một cầu thủ nổi tiếng ký vào?
Biết được lịch sử của một đồ vật có thể làm gia tăng hiểu biết của chúng ta về giá trị của nó. Điều này cũng có thể đúng với con người.
-
Làm thế nào mà việc hiểu rõ Chúa Giê Su Ky Tô là ai trước khi Ngài giáng sinh có thể giúp các em hiểu được giá trị của cuộc sống và sứ mệnh của Ngài trên thế gian?
Phúc Âm của Giăng có thể giúp chúng ta hiểu rõ Chúa Giê Su của Na Xa Rét thực sự là ai và tại sao chúng ta nên tìm cách học hỏi từ những lời và tấm gương của Ngài. Giăng đã viết để củng cố niềm tin của các em rằng Chúa Giê Su là Đấng Ky Tô, Đấng Mê Si đã được hứa (xin xem Giăng 20:30–31). Phúc Âm của Giăng bắt đầu bằng cách mô tả vinh quang và quyền năng của Chúa Giê Su Ky Tô ngay cả trước khi Ngài đến cùng thế gian.
Chúa Giê Su Ky Tô trong cuộc sống tiền dương thế
Sao chép biểu đồ sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập của các em:
Chúa Giê Su trong cuộc sống tiền dương thế |
Cuộc sống trần thế của Chúa Giê Su |
Hãy sử dụng kiến thức hiện tại của các em về Chúa Giê Su Ky Tô, viết vào cột bên trái những từ và cụm từ mô tả Chúa Giê Su Ky Tô là ai, Ngài là người như thế nào và những gì Ngài đã làm trước khi giáng sinh.
Đọc những đoạn thánh thư sau đây và lời phát biểu của Anh Cả Robert E. Wells thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi, và ghi lại những mô tả bổ sung về Chúa Giê Su Ky Tô trong cùng một cột. (Cụm từ “ban đầu” được sử dụng trong những đoạn này nói đến sự tồn tại tiền dương thế.)
Bản Dịch Joseph Smith, Giăng 1:1–5 (trong Bản Dịch Joseph Smith Phụ Lục hoặc ứng dụng Thư Viện Phúc Âm)
Chúa Giê Su cũng được Đức Chúa Cha lựa chọn và phái đi để tổ chức và tạo ra thế giới này, hệ mặt trời, thiên hà của chúng ta, thậm chí là vô số thế giới.
Chúa Giê Su Ky Tô đã và đang là Đức Giê Hô Va của Kinh Cựu Ước, Thượng Đế của A Đam và của Nô Ê, Thượng Đế của Áp Ra Ham, Y Sác và Gia Cốp. Đức Giê Hô Va hiện đến và nói chuyện với các vị tiên tri thời xưa. Khi Ngài phán, Ngài đã thay mặt Đức Chúa Cha làm như vậy, và Ngài phán những điều Đức Chúa Cha của Ngài sẽ phán. Đức Giê Hô Va của Kinh Cựu Ước đã trở thành Chúa Giê Su Ky Tô của Kinh Tân Ước khi Ngài giáng sinh xuống trần thế.
(Robert E. Wells, “Our Message to the World,” Ensign, tháng Mười Một năm 1995, trang 65)
Xem lại bản liệt kê các em đã lập ở bên trái trang nhật ký và viết tóm tắt trong một câu về Chúa Giê Su Ky Tô là ai trong cuộc sống tiền dương thế.
Cuộc sống trần thế của Chúa Giê Su
Hãy xem hình ảnh sau đây. Trong cột bên phải của biểu đồ, hãy viết một số mô tả về hoàn cảnh khiêm tốn xung quanh sự giáng sinh của Đấng Cứu Rỗi.
Một nghĩa của từ hạ cố là “đi xuống để sống giữa.” Do đó, việc Đấng Cứu Rỗi đến sống trên thế gian giữa chúng ta đôi khi được mô tả là “sự hạ cố của Thượng Đế”.( 1 Nê Phi 11:26). Chúa Giê Su Ky Tô đã tự nguyện rời bỏ ngai vàng thiên thượng của Ngài và đến một thế giới sa ngã và lạc lối, nơi Ngài sẽ trải qua những thử thách và nỗi thống khổ lớn lao.
Hãy đọc những phân đoạn thánh thư sau đây, cùng tìm kiếm những khó khăn mà Đấng Cứu Rỗi đã trải qua trên thế gian và lý do tại sao. Hãy thêm những mô tả này vào phía bên phải trang nhật ký ghi chép việc học tập của các em.
Xem lại bản liệt kê mà các em đã lập ở cột bên phải và viết một câu tóm tắt về những điều Chúa Giê Su Ky Tô đã phải chịu đựng trên thế gian.
Hãy dành một phút để so sánh những điều Chúa Giê Su đã để lại với những gì Ngài sẵn lòng chịu đựng trên thế gian.
-
Các em đã học được hoặc có cảm nghĩ gì về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô khi nghiên cứu những đoạn thánh thư này?
-
Các em nghĩ tại sao Chúa Giê Su Ky Tô sẵn lòng hạ mình “xuống thấp hơn tất cả mọi vật” ( Giáo Lý và Giao Ước 88:6)?
-
Việc hiểu rõ sự hạ cố của Chúa Giê Su Ky Tô ảnh hưởng như thế nào đến cảm nghĩ của các em đối với Ngài?
Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình
Sách Phúc Âm của Giăng có gì độc đáo?
Khoảng 92% tài liệu trong sách Phúc Âm của Giăng không có trong các sách khác kể về Phúc Âm. Điều này có thể là do Giăng viết cho các tín hữu Giáo Hội, những người đã có sự hiểu biết về Chúa Giê Su Ky Tô—một bộ phận người đọc hoàn toàn khác với đối tượng của Ma Thi Ơ, Mác và Lu Ca. Sách Phúc Âm của Giăng rất dồi dào về mặt giáo lý; một số chủ đề chính là thiên tính của Chúa Giê Su với tư cách là Vị Nam Tử của Thượng Đế, Sự Chuộc Tội của Đấng Ky Tô, cuộc sống vĩnh cửu, Đức Thánh Linh, sự cần thiết để được tái sinh, tầm quan trọng của việc yêu thương người khác và tầm quan trọng của việc tin cậy nơi Đấng Cứu Rỗi. Một trong những đóng góp quan trọng của Giăng là việc ông đưa vào những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi cho các môn đồ của Ngài trong những giờ trước khi Ngài bị bắt, bao gồm cả Lời Cầu Nguyện Tuyệt Vời Thay cho Các Môn Đồ.
1 Nê Phi 11:26.
Cả Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô có đều được gọi là Thượng Đế trong thánh thư không?
Có ba Đấng riêng biệt trong Thiên Chủ Đoàn: Thượng Đế, Đức Chúa Cha Vĩnh Cửu; Vị Nam Tử của Ngài, Chúa Giê Su Ky Tô; và Đức Thánh Linh.
Thượng Đế mà được biết đến như Giê Hô Va là Đức Chúa Con, Chúa Giê Su Ky Tô ( Ê Sai 12:2 ; 43:11 ; 49:26 ; 1 Cô Rinh Tô 10:1–4 ; 1 Ti Mô Thê 1:1 ; Khải Huyền 1:8 ; 2 Nê Phi 22:2). Chúa Giê Su hành động dưới sự hướng dẫn của Đức Chúa Cha và hoàn toàn hòa hợp với Đức Chúa Cha. Tất cả nhân loại đều là em trai và em gái của Ngài, vì Ngài là con cả trong số các con cái linh hồn của Đấng Ê Lô Him. Một số thánh thư tham khảo đề cập đến Ngài bằng từ Thượng Đế.Ví dụ như, thánh thư nói rằng “Thượng Đế dựng nên trời và đất” ( Sáng Thế Ký 1:1), nhưng chính thực Chúa Giê Su là Đấng Sáng Tạo dưới sự hướng dẫn của Thượng Đế Đức Chúa Cha ( Giăng 1:1–3, 10, 14 ; Hê Bơ Rơ 1:1–2).
(Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “ Thượng Đế, Thiên Chủ Đoàn ,” scriptures.ChurchofJesusChrist.org)
Mô Si A 15:1 và Giăng 20:26–28 ghi lại hai ví dụ khác về việc Chúa Giê Su được gọi là Thượng Đế.
Chúa Giê Su Ky Tô đã lựa chọn để hạ cố bằng những cách thức cụ thể nào?
Giám Trợ Richard C. Edgley, cựu cố vấn trong Giám Trợ Đoàn Chủ Tọa, đã dạy:
Ngài hạ mình để được sinh ra từ một người nữ trần thế. …
Ngài hạ mình để chịu báp têm của con người, mặc dù Ngài là người toàn hảo và vô tội.
Ngài hạ mình để phục sự cho những người khiêm nhường nhất trong những người khiêm nhường. …
Ngài hạ mình để phục tùng theo ý muốn của Đức Chúa Cha, chịu bị cám dỗ, chế nhạo, đánh đập, xua đuổi và bị khước từ, mặc dù Ngài đầy quyền năng.
Ngài hạ mình để chịu bị thế gian phán xét, mặc dù Ngài là Đấng Phán Xét của thế gian.
Ngài hạ mình để bị treo trên thập tự giá và bị giết vì tội lỗi của thế gian, mặc dù không ai có thể lấy đi mạng sống của Ngài.
(Richard C. Edgley, “The Condescension of God,” Ensign, tháng Mười Hai năm 2001, trang 20)
Tại sao Chúa Giê Su Ky Tô sẵn lòng hạ mình xuống đáy sâu như Ngài đã làm?
Giám Trợ Richard C. Edgley, cựu cố vấn trong Giám Trợ Đoàn Chủ Tọa, đã giải thích:
Ngài hạ mình không phải vì nghĩa vụ, cũng không phải vì vinh quang, mà chỉ vì tình yêu thương. Sự hạ cố của Ngài để cứu chuộc chúng ta qua Sự Chuộc Tội là cái giá mà Ngài đã trả để mang đến sự cứu rỗi và sự tôn cao.
(Richard C. Edgley, “The Condescension of God,” Ensign, tháng Mười Hai năm 2001, trang 19)