Lớp Giáo Lý
Đánh Giá Việc Học Tập của Em 1


Đánh Giá Việc Học Tập của Em 1

Ma Thi Ơ 1–2; Lu Ca 1–2; Giăng 1

Hình Ảnh
A ward in the Philippines come to church on bikes, walking and on motorcycles. They walk into the meetinghouse and attend their classes and sacrament meeting. People speak, teachers teach, they sing, they learn and then they leave the building to go home.

Đây là bài học đầu tiên trong số các bài học đánh giá định kỳ mà em sẽ tham gia trong suốt quá trình học Kinh Tân Ước. Những bài học này nhằm giúp em đánh giá mục tiêu, việc học tập và sự phát triển cá nhân của mình.

Khuyến khích việc học thánh thư hằng ngày. Một cách để khuyến khích học viên học thánh thư hàng ngày là tạo cơ hội thường xuyên để họ chia sẻ với cả lớp những gì họ đang học và cảm nhận được trong lúc học tập thánh thư riêng cá nhân.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên suy ngẫm về việc học thánh thư của họ đang tiến triển ra sao và chuẩn bị chia sẻ những hiểu biết sâu sắc mà họ đã có hoặc những cách thức mà qua đó việc học của họ đã được cải thiện gần đây.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Mục đích của những bài học đánh giá

Trưng bày hình ảnh và câu hỏi sau đây để học viên xem khi họ đến lớp.

Hình Ảnh
A person’s hand planting seeds into the dirt of a garden.

Vẽ một hình đơn giản về một cái cây ở các điểm khác nhau trong quá trình phát triển của nó. Hình được trưng bày có thể giúp ích cho em. Khi em vẽ, hãy suy ngẫm xem em sẽ trả lời câu hỏi sau đây như thế nào. Khi em đã hoàn thành bức tranh của mình, hãy viết câu trả lời của em cho câu hỏi trên cùng một tờ giấy.

  • Sự phát triển thuộc linh của em tương tự như sự phát triển của một cái cây như thế nào?

Chủ Tịch M.Russell Ballard, Quyền Chủ Tịch Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ, đã giải thích một số hành động mà chúng ta có thể thực hiện để gia tăng sự phát triển thuộc linh và chú trọng vào các mục tiêu vĩnh cửu của mình:

Hình Ảnh
Official portrait of President M. Russell Ballard of the Quorum of the Twelve Apostles, 2004.

Qua nhiều năm, tôi đã nhận thấy những người nào đạt được nhiều thành tựu nhất trong thế giới này là những người có tầm nhìn xa về cuộc sống của họ, với mục tiêu giữ cho họ tập trung vào tầm nhìn của họ và kế hoạch về chiến thuật của họ để đạt được mục tiêu. Việc biết được mình sẽ đi đâu và cách mình trông mong để đến nơi đó có thể mang lại ý nghĩa, mục đích và thành tựu cho cuộc sống. …

Trở lại nơi hiện diện [của Thượng Đế] và nhận được các phước lành vĩnh cửu có được từ việc lập và tuân giữ các giao ước là những mục tiêu quan trọng nhất mà chúng ta có thể đặt ra. …

Tôi đã thấy rằng để luôn tập trung vào việc trở lạinhận được các phước lành đã được hứa, tôi cần phải thường dành ra thời gian để tự hỏi: “Tôi thế nào rồi?”

Điều đó giống như việc có một cuộc phỏng vấn cá nhân, riêng tư với chính mình. Và nếu điều đó dường như không bình thường, thì hãy nghĩ như sau: người nào trên thế gian này biết anh chị em rõ hơn chính bản thân anh chị em? Anh chị em biết những ý nghĩ, hành động cá nhân, ước muốn và ước mơ, mục tiêu và kế hoạch của mình. Và anh chị em biết rõ hơn bất cứ ai về cách anh chị em đang tiến triển dọc trên con đường trở lạinhận được.

(M. Russell Ballard, “Trở Lại và Nhận Được”, Liahona, tháng Năm năm 2017, trang 62–64)

  • Em đã học hỏi được gì từ Chủ Tịch Ballard về việc đánh giá định kỳ sự phát triển thuộc linh?

Để giúp em đánh giá sự phát triển của mình thường xuyên, một số bài học của em sẽ đóng vai trò như các bài đánh giá việc học tập. Những bài học này có thể được xem như là cơ hội để suy ngẫm và khen ngợi cách em đã học hỏi và cải thiện. Những bài học này cũng có thể là cơ hội để nhận ra những điều em vẫn cần học hỏi hoặc những cách mà em vẫn có thể cải thiện.

Đến cùng Chúa Giê Su Ky Tô và trở thành môn đồ của Ngài

Giúp học viên đánh giá sự tiến bộ của họ liên quan đến việc đến cùng Đấng Ky Tô và trở thành môn đồ của Ngài. Phần còn lại của bài học này trình bày một số ý tưởng về cách thực hiện việc này. Tùy thuộc vào kinh nghiệm học tập mà học viên đã có, những ý tưởng này có thể được điều chỉnh hoặc thay thế bằng các cách khác để giúp học viên đánh giá việc học của mình.

Một trong những mục đích chính của lớp giáo lý là giúp em đến cùng Chúa Giê Su Ky Tô một cách trọn vẹn hơn và trở thành môn đồ của Ngài, hoặc tín đồ của Ngài. Nghe những lời của Đấng Cứu Rỗi qua việc học thánh thư và sự mặc khải cá nhân của chúng ta là một phần quan trọng của việc noi theo Chúa Giê Su Ky Tô.

Hãy dành một vài phút để đánh giá việc học thánh thư của cá nhân em và những nỗ lực để tiếp nhận sự mặc khải cá nhân. Hãy ghi lại những suy nghĩ của em trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của mình. Sau đây là một số câu hỏi để giúp em đánh giá:

  • Việc học thánh thư cá nhân của em đang tiến triển ra sao? Em đã thực hiện những cải thiện nào trong khả năng học tập và áp dụng lời của Chúa vào cuộc sống của mình? Có khía cạnh nào khó khăn hoặc không hiệu quả trong việc học thánh thư mà em muốn cải thiện không?

  • Em cảm thấy Đức Thánh Linh giảng dạy hoặc thúc giục em như thế nào trong năm nay? Em có câu hỏi nào về việc tiếp nhận sự mặc khải cá nhân? Em có thể làm gì để tìm kiếm nhiều cơ hội hơn để cảm nhận tiếng nói của Thánh Linh?

Thể hiện sự học hỏi của em

Những sinh hoạt sau đây được thiết kế để tạo cơ hội cho học viên giải thích một số vai trò của Chúa Giê Su Ky Tô mà họ có thể đã học hỏi được gần đây.

Chọn thực hiện một hoặc cả hai sinh hoạt sau đây để cho thấy những điều em đã học hỏi được về Chúa Giê Su Ky Tô và các vai trò của Ngài từ việc nghiên cứu Ma Thi Ơ 12 ; Lu Ca 12 ; và Giăng 1 . Em có thể xem lại nhật ký ghi chép việc học tập của mình để nhắc nhở em về các lẽ thật mà em đã học được.

Cho học viên xem các lựa chọn sau đây để họ tham khảo khi hoàn thành sinh hoạt này.

Cung cấp các vật liệu mỹ thuật khác nhau cho học viên nếu có sẵn các vật liệu này, như bút chì, bút mực, bút màu, bút dạ, màu sơn, giấy, v.v. Sinh hoạt này cũng có thể được thực hiện với đất sét hoặc làm ở ngoài trời với phấn viết trên vỉa hè.

Lựa chọn A: Một tác phẩm sáng tạo để mời gọi người khác “Kìa, Chiên Con của Đức Chúa Trời”

Trong Giăng 1, chúng ta đọc được lời mời của Giăng Báp Tít dành cho những tín đồ của ông “kìa, Chiên Con của Đức Chúa Trời” ( Giăng 1:36). Một nghĩa của từ kìa là nhìn vào, chú ý hoặc chú ý cẩn thận đến một điều gì đó hoặc một người nào đó.

Đối với sinh hoạt này, hãy tạo ra một điều gì đó có thể giúp mọi người “[xem] kìa, Chiên con của Đức Chúa Trời” hoặc phải ngừng lại và suy ngẫm về Ngài và những vai trò mà Ngài thực hiện trong cuộc sống của chúng ta. Hãy bắt đầu bằng cách suy ngẫm về các đặc điểm, vai trò và danh xưng của Đấng Ky Tô mà em đã học. Tìm những đoạn thánh thư giúp em học được những lẽ thật này về Chúa Giê Su Ky Tô. Cân nhắc sử dụng một câu thánh thư làm chủ đề cho những gì em tạo ra. Đối với sinh hoạt này, em có thể thực hiện một trong các dự án sau đây:

  • Tạo một biểu tượng mang tính nghệ thuật về một đặc tính, vai trò, danh xưng hoặc danh hiệu của Đấng Ky Tô mà có ý nghĩa đặc biệt đối với em và cung cấp lời giải thích về điều mà em tạo ra.

  • Viết về một trải nghiệm cá nhân đã giúp em gia tăng sự hiểu biết về Đấng Cứu Rỗi.

  • Mời bạn cùng lớp, bạn bè hoặc người trong gia đình chia sẻ những điều họ đã biết về Đấng Ky Tô. Sử dụng suy nghĩ của họ trong điều em tạo ra. Một số ví dụ có thể là một trang nhật ký, một tác phẩm miêu tả hoặc video chỉnh sửa về những gì họ đã chia sẻ.

Lựa chọn B: Giới thiệu về Chúa Giê Su Ky Tô

Hãy tạo một bản liệt kê ba danh hiệu của Đấng Cứu Rỗi mà em sẽ sử dụng để giới thiệu một cho người nào đó về Chúa Giê Su Ky Tô. Nhận biết và trích dẫn các đoạn thánh thư nơi em đã tìm thấy các danh hiệu đó. Hãy gồm vào một lời giải thích vắn tắt về ý nghĩa của mỗi danh hiệu và cách mà cuộc sống của một người có thể khác biệt ra sao nếu họ biết tầm quan trọng của những danh hiệu này.

Gồm vào một câu chuyện thánh thư hoặc kinh nghiệm cá nhân trong đó Đấng Cứu Rỗi cho thấy từng danh hiệu mà em đã chọn. Ví dụ, em có thể liệt kê danh hiệu “Em Ma Nu Ên”, có nghĩa là “Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta” ( Ma Thi Ơ 1:23). Em có thể nhận ra những ví dụ từ cuộc sống của em hoặc cuộc sống của những người khác khi mà Đấng Cứu Rỗi đã “ở cùng” em hoặc họ.

Có thể hoàn thành sinh hoạt này như một tác phẩm nghệ thuật (chẳng hạn như tranh vẽ chì, vẽ màu, hoặc tác phẩm điêu khắc) hoặc đơn giản là bằng văn chương. Cân nhắc tìm cách để tiếp tục tìm kiếm các danh hiệu của Đấng Cứu Rỗi khi em học Kinh Tân Ước trong năm nay.

Sau khi học viên đã có đủ thời giờ để hoàn thành công việc của mình, hãy cho họ cơ hội chia sẻ những gì họ đã tạo ra với lớp học (hoặc theo cặp hoặc trong nhóm nhỏ). Hãy cân nhắc kết thúc lớp học bằng cách chia sẻ chứng ngôn về Chúa Giê Su Ky Tô. Có thể là hữu ích nếu chú trọng chứng ngôn này vào một số vai trò và danh hiệu đã được thảo luận trong bài học này.

In