Lớp Giáo Lý
Ma Thi Ơ 14:13–21; Giăng 6:5–14


Ma Thi Ơ 14:13–21; Giăng 6:5–14

Chúa Giê Su Cho 5.000 Người Ăn

Jesús bendice los panes y los peces para dar de comer a las personas que se congregaron para oír Sus enseñanzas.

Sau khi Chúa Giê Su Ky Tô biết rằng Giăng Báp Tít đã bị chặt đầu, Ngài đã cùng Các Sứ Đồ của Ngài đi đến một nơi hoang vắng. Đám đông dân chúng đi theo họ. Mặc dù Ngài đang đau khổ, nhưng Đấng Cứu Rỗi đã có lòng trắc ẩn với đám đông và giảng dạy cũng như cho họ ăn—5.000 người đàn ông cùng với đàn bà và trẻ em. Bài học này có thể giúp em có thêm lòng trắc ẩn và vị tha giống như Chúa Giê Su Ky Tô. Bài học này cũng có thể giúp em có được sự tin tưởng lớn lao hơn rằng nhờ vào Chúa Giê Su Ky Tô mà những của lễ khiêm nhường của em sẽ đủ.

Tin cậy các học viên của anh chị em. Các giảng viên nên có đức tin rằng với sự hướng dẫn và khuyến khích thích hợp, các học viên có thể hiểu thánh thư, học cách nhận ra các giáo lý và nguyên tắc, giải thích phúc âm cho những người khác, và áp dụng những lời giảng dạy của phúc âm trong cuộc sống của mình.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên cầu nguyện và tìm kiếm một cơ hội để phục vụ người nào đó trước buổi học tiếp theo. Hãy khuyến khích học viên chú ý đến cảm giác của các em khi phục vụ.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Em sẽ đưa ra lời khuyên gì?

Các tình huống dưới đây tương ứng với hai nguyên tắc khác nhau được dạy trong việc Đấng Cứu Rỗi cho 5.000 người ăn. Hãy cân nhắc nhu cầu của học viên và xác định xem tốt nhất là nên học một nguyên tắc với cả lớp, hay là học viên sẽ được lợi ích khi học nguyên tắc do các em lựa chọn, riêng cá nhân hay trong nhóm nhỏ. Các sinh hoạt học tập được gợi ý riêng tương ứng với từng tình huống.

Đọc hai tình huống sau đây và chọn tình huống mà em muốn tập trung vào khi học bài học này. Hãy suy nghĩ về những điều em có thể nói để giúp Roger hoặc Claire.

  1. Bạn của em, Roger rất thân với người anh họ của bạn ấy, người gần đây đã đột ngột qua đời. Mỗi lần em cố gắng đến thăm, Roger đều nói với em rằng bạn ấy muốn được ở một mình. Sau khi em đã cố gắng nhiều lần, cuối cùng bạn ấy cũng để cho em vào. Khi bắt đầu mở lòng, bạn ấy nói: “Chuyện này thực sự khó đối với mình. Làm thế nào mình có thể vượt qua được chuyện này?”

  2. Bạn của em, Claire vừa được kêu gọi làm chủ tịch lớp học Hội Thiếu Nữ của bạn ấy. Bạn ấy rất bận, và bạn ấy cảm thấy rằng những thiếu nữ khác trong lớp của bạn ấy thì có tính cách cởi mở hơn và có thể làm việc này tốt hơn. Claire chia sẻ mối bận tâm của bạn ấy với em và nói: “Mình không chắc mình có thể làm được việc này.”

Qua bài học này, hãy tìm kiếm những lẽ thật có thể giúp ích cho những người có cảm giác giống như Roger hoặc Claire. Quan trọng hơn, hãy cầu nguyện trong lòng để Cha Thiên Thượng mặc khải cho em biết cách mà những lẽ thật này có thể giúp ích cho em và những người em yêu thương.Câu chuyện về việc Chúa Giê Su cho 5.000 người ăn chứa đựng những nguyên tắc có thể giúp chúng ta trong những tình huống như thế này. Hãy học phần liên quan đến tình huống em đã chọn. Sau khi em học xong, em sẽ chia sẻ những điều mình đã học được.

Color Handouts Icon

In và phân phát giấy phát tay. Nếu cần, hãy đi quanh phòng học để giúp học viên khi các em học.

Helping through difficult times handout
Handout on our Efforts

Tình huống 1: Roger—Điều gì có thể giúp tôi vượt qua những lúc khó khăn? ( Ma Thi Ơ 14:13–23)

Trong Ma Thi Ơ 14:1–12 , chúng ta biết rằng Giăng Báp Tít đã bị Hê Rốt chặt đầu. Hãy tưởng tượng những cảm xúc mà Chúa Giê Su có thể đã cảm thấy khi Ngài nghe tin người bạn và cũng là người anh họ của Ngài đã bị giết chết.

Nghiên cứu những điều Đấng Cứu Rỗi đã làm trong Ma Thi Ơ 14:13–23 , tìm kiếm và đánh dấu bằng chứng về nguyên tắc này: chúng ta có thể noi theo tấm gương của Chúa Giê Su Ky Tô bằng cách thể hiện lòng trắc ẩn và phục vụ người khác ngay cả khi chúng ta đang trải qua khó khăn của riêng mình.Xin lưu ý rằng một “nơi đồng vắng” ( câu 13) là nơi hoang vắng.

  • Em tìm thấy điều gì trong những câu này mà hỗ trợ nguyên tắc này?

  • Chúa Giê Su đã làm gì ngay cả khi biết rằng Giăng Báp Tít đã bị giết?

  • Tấm gương phục vụ vô vị kỷ của Chúa có thể giúp ích như thế nào cho người đang gặp khó khăn?

Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy cách chúng ta có thể phát triển đặc tính giống như Đấng Ky Tô:

Elder David A. Bednar, Quorum of the Twelve Apostles official portrait. 2020.

Ví dụ, đặc tính được cho thấy trong khả năng phân biệt nỗi đau khổ của người khác khi bản thân chúng ta cũng đang đau khổ; trong khả năng nhận biết sự đói khát của người khác khi chúng ta đói khát; và trong khả năng tiếp cận và mở rộng lòng trắc ẩn trước nỗi đau đớn về phần thuộc linh của người khác khi chúng ta đang ở giữa cơn đau đớn về phần thuộc linh của mình. Do đó, đặc tính được cho thấy bằng cách nhìn và hướng ra bên ngoài trong khi phản ứng tự nhiên của con người thiên nhiên trong mỗi chúng ta là chỉ nghĩ tới mình và hướng vào bên trong. …

… Quả thật, là con người trần thế, chúng ta có thể cố gắng trong sự ngay chính để nhận được những ân tứ thuộc linh liên quan đến khả năng tiếp cận và đáp ứng một cách thích hợp đối với những người cũng trải qua chính những thử thách và nghịch cảnh mà ngay tức khắc đè nặng lên chúng ta.

Chúng ta không thể có được một khả năng như vậy nhờ vào sức mạnh ý chí hoặc quyết tâm cá nhân. Thay vì thế, chúng ta trông cậy và cần đến “công lao, lòng thương xót và ân điển của Đấng Mê Si Thánh” ( 2 Nê Phi 2:8).

(David A. Bednar, được trích dẫn trong Sarah Jane Weaver, “Elder Bednar Addresses ‘the Character of Christ’ during 2019 Mission Leadership Seminar,” Church News, ngày 9 tháng Bảy năm 2019)

Khi em chuẩn bị chia sẻ những điều đã học được, hãy suy ngẫm về những kinh nghiệm em đã có khi phục vụ những người khác.

  • Em nghĩ tại sao sự phục vụ giống như Đấng Ky Tô có thể giúp chúng ta trong những thử thách của riêng mình?

Tình huống 2: Claire—Liệu những nỗ lực của tôi có đủ để làm những điều Chúa đã yêu cầu ở tôi không? ( Giăng 6:5–14)

Khi Chúa Giê Su và các môn đồ của Ngài thấy đám đông dân chúng tiến đến, các môn đồ sợ rằng họ không có đủ thức ăn cho mọi người.

Hãy nghiên cứu câu chuyện về việc Chúa Giê Su cho 5.000 người ăn trong Giăng 6:5–14 , tìm kiếm và đánh dấu bằng chứng về nguyên tắc này: khi chúng ta dâng lên Đấng Cứu Rỗi tất cả những gì chúng ta có, Ngài có thể làm cho những nỗ lực của chúng ta được hữu hiệu hơn để hoàn thành các mục đích của Ngài.

  • Em tìm thấy điều gì trong những câu này mà hỗ trợ nguyên tắc này?

  • Em nghĩ các môn đồ hoặc cậu bé cảm thấy như thế nào về những điều họ có để cho đi so với những gì được cần đến?

Hãy đọc lời phát biểu của Chị Michelle D. Craig, Đệ Nhất Cố Vấn trong Chủ Tịch Đoàn Trung Ương Hội Thiếu Nữ:

Sister Michelle D. Craig, first counselor, Young Women general presidency. Official Portrait as of October 2018.

Các chị em có bao giờ cảm thấy tài năng và ân tứ của mình không đủ cho nhiệm vụ trước mắt không? Vâng, tôi có đấy. Nhưng các chị em và tôi có thể dâng lên Đấng Ky Tô những gì chúng ta có, và Ngài sẽ làm cho những nỗ lực của chúng ta được hữu hiệu hơn. Những gì các chị em phải dâng lên là quá đủ rồi—cho dù với những nhược điểm và yếu kém của con người—nếu các chị em dựa vào ân điển của Thượng Đế.

(Michelle D. Craig, “Chưa Hài Lòng về Nếp Sống Thuộc Linh của Mình,” Liahona, tháng Mười Một năm 2018, trang 54)

  • Những cách khác nhau để chúng ta có thể “dâng những gì chúng ta có lên Đấng Ky Tô” là gì?

  • Em học được gì từ câu chuyện này về việc Chúa Giê Su cho 5.000 người ăn mà có thể giúp một người đang lo lắng rằng những điều họ có thể cho đi sẽ không đủ?

Khi em chuẩn bị chia sẻ những điều học được, hãy nghĩ đến những ví dụ từ cuộc sống của mình hoặc cuộc sống của những người khác khi em thấy Đấng Cứu Rỗi làm cho những nỗ lực của người nào đó được hữu hiệu hơn để hoàn thành công việc của Ngài.Hãy suy ngẫm về cách mà em có thể dùng ví dụ về việc Chúa Giê Su cho 5.000 người ăn để giúp người bạn của em vượt qua thử thách trong tình huống mà em đã chọn.

Cân nhắc trưng ra những chỉ dẫn sau đây và mời học viên chia sẻ câu trả lời của các em với bạn cùng nhóm.

  • Chia sẻ những điều em muốn họ biết và cảm nhận về Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Giải thích những điều họ có thể làm để noi theo tấm gương của Chúa và tiếp cận quyền năng của Ngài.

  • Bao gồm ít nhất một cụm từ trong thánh thư hoặc câu trích dẫn mà em đã học.

  • Chia sẻ một kinh nghiệm cá nhân hoặc chứng ngôn để hỗ trợ những điều em đang dạy.

Hãy cân nhắc kết thúc bằng cách chia sẻ một kinh nghiệm cá nhân và chứng ngôn về sự bình an có được khi phục vụ người khác hoặc về khả năng của Đấng Cứu Rỗi để làm cho những nỗ lực trung tín của chúng ta được hữu hiệu hơn.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Chúa Giê Su đã cho bao nhiêu người ăn?

Văn bản bằng tiếng Hy Lạp của Mác 6:44 làm sáng tỏ rằng cụm từ “năm ngàn người” có nghĩa là năm ngàn người đàn ông. Ma Thi Ơ 14:21 làm rõ điều này bằng cách thêm vào câu “không kể đàn bà con trẻ.”

(New Testament Student Manual [năm 2014], trang 115)

Vào một dịp khác, Chúa Giê Su cho đám đông dân chúng gồm 4.000 người đàn ông lẫn đàn bà và trẻ em ăn. (Xin xem Ma Thi Ơ 15:32–38 ; Mác 8:1–9 .)

Việc giúp đỡ những người khác củng cố tôi bằng cách nào?

Chủ Tịch Henry B. Eyring thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã nói:

Official Portrait of President Henry B. Eyring taken March 2018.

Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải lưu ý đến sự hoạn nạn của người khác và cố gắng giúp đỡ. Điều đó sẽ đặc biệt khó khăn khi chúng ta đang bị thử thách nặng nề. Nhưng chúng ta sẽ nhận ra khi cất bỏ gánh nặng của người khác, dù chỉ một chút, là lưng của chúng ta được củng cố và chúng ta cảm nhận được ánh sáng trong bóng tối.

(Henry B. Eyring, “Được Thử Thách, Chứng Tỏ và Trui Rèn,” Liahona, tháng Mười Một năm 2020, trang 98)

Chúa Giê Su có thể thực sự làm cho những nỗ lực của tôi được hữu hiệu hơn không?

Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:

Official Portrait of Elder Jeffrey R. Holland. Photographed January 2018.

Đừng lo lắng về việc Đấng Ky Tô không còn khả năng để giúp anh chị em. Ân điển của Ngài là đủ rồi. Có một bài học thuộc linh vĩnh cửu từ việc cho 5.000 người ăn này.

(Jeffrey R. Holland, Trusting Jesus [năm 2003], trang 73)

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Việc cố gắng làm hài lòng những người khác thay vì làm những gì chúng ta biết là đúng có thể dẫn đến sự hối tiếc

Hãy cân nhắc viết lẽ thật đã được đề cập trong đề mục này lên trên bảng. Mời học viên suy ngẫm về những tình huống mà giới trẻ phải lựa chọn giữa việc làm hài lòng những người khác và làm điều đúng đắn. Sau đó, mời học viên đọc Mác 6:17–27 , tìm kiếm những quyết định tồi tệ mà Vua Hê Rốt đưa ra vì mong muốn làm hài lòng người khác. Sau khi học viên báo cáo những điều các em tìm thấy, hãy hỏi những câu hỏi sau đây để giúp các em hiểu rõ hơn về lẽ thật trong đề mục.

  • Em thấy việc nhượng bộ trước áp lực tiêu cực từ bạn bè mang lại sự hối tiếc như thế nào?

  • Ai là tấm gương sáng cho em về việc noi theo tấm gương của Đấng Cứu Rỗi khi đối mặt với áp lực tiêu cực từ bạn bè? Em đã học được gì qua tấm gương của họ?

  • Một số cách thức nào chúng ta có thể tìm đến Đấng Cứu Rỗi khi bị áp lực phải làm điều gì đó mà chúng ta biết là sai?

Lòng biết ơn có thể giúp chúng ta trở nên giống như Chúa Giê Su Ky Tô hơn

Hãy hướng sự chú ý của học viên đến Giăng 6:11. Giúp các em thấy rằng Chúa Giê Su đã tạ ơn trước khi phân phát bánh và cá. Mời học viên cân nhắc ghi lời phát biểu sau đây gần câu 11 hoặc trong nhật ký ghi chép việc học tập của các em:

“Lòng biết ơn là một chất xúc tác cho tất cả các thuộc tính giống như Đấng Ky Tô!”

(Dieter F. Uchtdorf, “Biết Ơn trong Mọi Hoàn Cảnh,” Liahona,tháng Năm năm 2014, trang 77)

  • Tấm gương của Đấng Cứu Rỗi dạy cho em điều gì về lòng biết ơn?

  • Em nghĩ làm thế nào mà lòng biết ơn có thể dẫn đến các thuộc tính giống như Đấng Ky Tô?

Phát triển lòng trắc ẩn và sự hy sinh giống như Đấng Ky Tô

Hãy cân nhắc sử dụng những video này để minh họa những lẽ thật sau đây:

Chúng ta có thể noi theo tấm gương của Chúa Giê Su Ky Tô bằng cách bày tỏ lòng trắc ẩn và phục vụ những người khác ngay cả khi chúng ta đang gặp khó khăn của riêng mình.

3:14

Khi chúng ta dâng lên Đấng Cứu Rỗi tất cả những gì chúng ta có, thì Ngài có thể làm cho những nỗ lực của chúng ta được hữu hiệu hơn để hoàn thành các mục đích của Ngài.

63:59