Lớp Giáo Lý
Lu Ca 22:47–71; Giăng 18:1–27


Lu Ca 22:47–71; Giăng 18:1–27

“Ta Há Chẳng Uống Chén Mà Cha Đã Ban Cho Ta Uống Sao?”

Hình Ảnh
Judas is giving Jesus a kiss on the cheek, a band of men with torches are behind them. Outtakes include soldiers and men with torches leaving, Peter with a knife in his hand with the savior on the ground healing the wounded man, the people who want to arrest Jesus coming with torches, Peter about to cut the man’s ear, Jesus talking to Judas, Jesus looking at Judas, some of the mob, Jesus healed the man, the backs of James and John watching as Jesus is being taken away, Judas stepping forth from the crowd, Jesus allowing the soldier to bind his hands, and Jesus on the ground with the wounded man, looking up at his disciples.

Chúa Giê Su Ky Tô đã cam kết hoàn toàn làm theo ý muốn của Cha Thiên Thượng. Điều này đặc biệt rõ ràng qua sự đau đớn của Ngài trong Vườn Ghết Sê Ma Nê, việc Ngài bị bắt sau đó, và các sự kiện xảy ra trước và trong lúc Ngài bị đóng đinh trên thập tự giá. Bài học này có thể giúp em noi theo tấm gương của Chúa Giê Su Ky Tô bằng cách chọn theo ý muốn của Cha Thiên Thượng trong cuộc sống của mình.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên suy ngẫm về những lúc họ chọn làm theo những điều Cha Thiên Thượng muốn, thay vì mong muốn của cá nhân họ. Yêu cầu học viên suy ngẫm về những khó khăn đã có và lý do tại sao họ lựa chọn như vậy.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Đặt ý muốn của Cha Thiên Thượng lên trên ý muốn của chúng ta

Để giúp học viên nghĩ về những khó khăn khi đặt ý muốn của Cha Thiên Thượng lên trước ý muốn của riêng chúng ta, hãy cân nhắc sử dụng tình huống sau đây. Có thể mời một học viên lên trước lớp để chia sẻ suy nghĩ của em về các lựa chọn được trình bày trong tình huống.

Hình Ảnh
Drawing of two doors and siding.

Trưng ra hình ảnh trên hoặc vẽ hai cánh cửa đơn giản lên trên bảng.

Hãy tưởng tượng rằng em đang đứng trước hai cánh cửa. Bằng cách chọn vào cánh cửa đầu tiên, em sẽ tuân theo ý muốn của Cha Thiên Thượng, nhưng em sẽ phải đương đầu với một thử thách khó khăn. Nếu em chọn đi qua cánh cửa thứ hai, thì em sẽ thoát khỏi thử thách, nhưng em sẽ không làm theo những điều Cha Thiên Thượng muốn cho mình.

  • Tại sao một người nào đó có thể chọn cửa thứ nhất? cánh cửa thứ hai?

  • Em biết điều gì về Cha Thiên Thượng mà có thể giúp em chọn vào cánh cửa đầu tiên?

Hãy dành ra ít phút để suy ngẫm về cuộc đời của Chúa Giê Su Ky Tô và việc chọn cánh cửa đầu tiên giống như thế nào với cách Ngài đã chọn để sống. Trong bài học hôm nay, em sẽ có cơ hội đọc về những lựa chọn mà Đấng Cứu Rỗi đã thực hiện ở cuộc đời trên trần thế của Ngài. Trong khi học, hãy tìm kiếm những điều soi dẫn cho em về hành động của Chúa Giê Su Ky Tô.

Chúa Giê Su Ky Tô bị phản bội và bị bắt ở vườn Ghết Sê Ma Nê

Trong vườn Ghết Sê Ma Nê, Chúa Giê Su Ky Tô đã cầu xin Đức Chúa Cha của Ngài “xin cất chén nầy khỏi tôi”, nhưng Ngài nói rõ rằng Ngài cam kết làm theo ý muốn của Cha khi nói: “Dầu vậy, xin ý Cha được nên, chớ không theo ý tôi” ( Lu Ca 22:42). Chén mà Chúa Giê Su nói đến ám chỉ nỗi thống khổ và cái chết của Ngài.

Hãy đọc Giăng 18:1–4 , tìm cách mà Đấng Cứu Rỗi tiếp tục cho thấy cam kết của Ngài để làm theo ý muốn của Cha Thiên Thượng.

Lập bản liệt kê một số khó khăn mà Chúa Giê Su biết sẽ “xảy đến cho mình” trong những giờ sắp tới nhưng Ngài vẫn chấp nhận ( câu 4).

Đọc Giăng 18:5–11 , tìm kiếm cách Đấng Cứu Rỗi đáp lại một nhóm người mang gươm đến bắt Ngài.

Để biết thêm những chi tiết Giăng không ghi lại mà cho thấy tình yêu thương và sự quyết tâm tuyệt vời của Chúa Giê Su Ky Tô, hãy đọc Ma Thi Ơ 26:52–54Lu Ca 22:50–51 .

Hình Ảnh
Drawing of two doors and siding.
  • Điều gì đã gây ấn tượng cho em về cuộc chạm trán của Chúa Giê Su với nhóm người mang gươm đến?

  • Tấm gương của Chúa Giê Su Ky Tô giúp em hiểu điều gì về việc đương đầu với sự chống đối?

  • Em nghĩ tại sao Đấng Cứu Rỗi có thể giải quyết những tình huống này theo cách Ngài đã làm? Điều này dạy cho em điều gì về Ngài?

Lời phát biểu của Anh Cả Bednar trong phần “Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình” có thể hữu ích trong cuộc thảo luận về các thiên tính của Đấng Cứu Rỗi và những điều học viên đã học được từ hành động của Ngài. (Xin xem David A. Bednar, “Nhu Mì và Khiêm Tốn trong Lòng”, Liahona, tháng Năm năm 2018, trang 33.)

Chúa Giê Su Ky Tô bị đưa ra xét xử

Sau khi Chúa Giê Su bị bắt, Ngài bị dẫn đến trước mặt thầy tư tế thượng phẩm, Cai Pha và các lãnh đạo Do Thái khác. Đọc Lu Ca 22:63–65 để tìm hiểu về một số sự đối xử bất công mà Chúa Giê Su nhận được từ họ.

Hình Ảnh
Drawing of two doors and siding.
  • Em nghĩ tại sao Đấng Cứu Rỗi sẵn lòng chịu đựng sự đối xử khắc nghiệt và bất công như vậy?

Trong Sách Mặc Môn, Nê Phi và A Bi Na Đi đã dạy về lý do Đấng Cứu Rỗi sẵn lòng chịu bị đối xử như vậy. Đọc 1 Nê Phi 19:8–9Mô Si A 15:5–7 để tìm hiểu những lý do mà họ đã liệt kê.

Trong nhật ký ghi chép việc học tập của em, hãy viết ra những bài học em có thể học được từ Chúa Giê Su Ky Tô từ những câu này.

Em có thể muốn viết ra một vài lý do tại sao việc hiểu những bài học này quý giá hoặc có ý nghĩa cá nhân đối với em.

Nếu học viên cần trợ giúp để suy ngẫm về những bài học mà các em có thể học được từ những câu này, hãy cân nhắc chia sẻ một ví dụ. Một ví dụ là, ngoài nguyên tắc được in đậm dưới đây, là Chúa Giê Su Ky Tô sẵn lòng chịu đau đớn cho chúng ta vì Ngài đầy yêu thương và tử tế.Nếu học viên chọn viết về lẽ thật này trong nhật ký ghi chép việc học tập, hãy cân nhắc yêu cầu một vài em tình nguyện chia sẻ lý do các em cảm thấy bài học này quan trọng.

Yêu cầu những em tình nguyện chia sẻ các bài học khác mà họ đã viết và lý do tại sao.

Một bài học quan trọng cần hiểu từ những câu này là Chúa Giê Su Ky Tô đã tuân phục theo ý muốn của Đức Chúa Cha của Ngài trong mọi sự.

  • Em nghĩ Chúa Giê Su hiểu gì về Cha Thiên Thượng mà khiến Ngài hoàn toàn tuân phục theo ý muốn của Cha Thiên Thượng?

Nếu mời học viên tham gia phần chuẩn bị của học viên trong bài học này, thì hãy cân nhắc mời một vài em tình nguyện chia sẻ kinh nghiệm của các em với cả lớp.

Để giúp học viên có một cuộc thảo luận có ý nghĩa về lý do chúng ta khó tuân phục theo ý muốn của Thượng Đế, hãy cân nhắc sử dụng lời phát biểu của Anh Cả Maxwell trong phần “Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình”.

  • Em đã nhận được những ân phước nào khi chọn tuân theo ý muốn của Cha Thiên Thượng ngay cả khi điều đó thật khó khăn?

Chủ Tịch Russell M. Nelson đã đặt ra một loạt câu hỏi về sự sẵn lòng tuân phục theo ý muốn của Thượng Đế. Hãy dành ra một chút thời gian để suy ngẫm về cách em có thể trả lời một cách trung thực những câu hỏi này. Hãy suy ngẫm về những điều em có thể mất để có thể nói có cho mỗi câu hỏi.

Để giúp học viên dành thời gian suy ngẫm về những câu hỏi do Chủ Tịch Nelson đặt ra, hãy cân nhắc trưng ra lời phát biểu sau đây.

Hình Ảnh
Official portrait of President Russell M. Nelson taken January 2018

Anh chị em có sẵn lòng để cho Thượng Đế ngự trị trong cuộc sống của mình không? Anh chị em có sẵn lòng để cho Thượng Đế là ảnh hưởng quan trọng nhất trong cuộc sống của mình không? Anh chị em có chịu để cho những lời của Ngài, các giáo lệnh của Ngài và các giao ước của Ngài ảnh hưởng đến điều anh chị em làm mỗi ngày không? Anh chị em có chịu để cho tiếng nói của Ngài được ưu tiên hơn bất cứ tiếng nói nào khác không? Anh chị em có sẵn lòng để cho bất cứ điều gì Ngài cần anh chị em làm phải quan trọng hơn mọi tham vọng khác không? Anh chị em có sẵn lòng để cho ý muốn của mình lọt vào trong ý muốn của Ngài không?

(Russell M. Nelson, “Hãy Để Cho Thượng Đế Ngự Trị”, Liahona, tháng Mười Một năm 2020, trang 94)

Hình Ảnh
Drawing of two doors and siding.

Dựa trên những điều em đã học được về việc Đấng Cứu Rỗi tuân phục ý muốn của Cha Thiên Thượng, hãy viết một vài câu về những điều em muốn ghi nhớ, làm hoặc trở thành. Hãy suy ngẫm những gợi ý sau đây để giúp em ghi lại những suy nghĩ và mong muốn của mình.

  • Tôi muốn ghi nhớ rằng Đấng Cứu Rỗi …

  • Giống như Chúa Giê Su Ky Tô, tôi có thể làm theo ý muốn của Cha Thiên Thượng bằng cách …

  • Một thuộc tính mà tôi sẽ cố gắng phát triển để trở nên giống Chúa Giê Su Ky Tô hơn là …

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Chúng ta có thể học được điều gì về Đấng Cứu Rỗi từ việc Ngài sẵn lòng tuân phục Cha Thiên Thượng?

Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy rằng sự nhu mì của Đấng Cứu Rỗi là thuộc tính chính yếu để cho Ngài đặt ý muốn của mình tuân phục theo ý muốn của Cha Thiên Thượng.

Hình Ảnh
Elder David A. Bednar, Quorum of the Twelve Apostles official portrait. 2020.

Sự kiên định trong việc sẵn lòng tuân phục và sự kiềm chế bản thân mạnh mẽ của Chúa vừa gây ấn tượng và giảng dạy cho tất cả chúng ta. Khi một đội quân trang bị vũ khí của những lính canh đền thờ và lính La Mã đến Vườn Ghết Sê Ma Nê để bắt Chúa Giê Su, Phi E Rơ đã rút gươm của mình và chém đứt tai phải của đầy tớ của thầy cả thượng phẩm [xin xem Giăng 18:10 ]. Đấng Cứu Rỗi sau đó đã chạm vào tai của người đầy tớ và chữa lành cho hắn [xin xem Lu Ca 22:51 ]. Xin hãy chú ý rằng Ngài đã ban phước cho kẻ đang cố bắt Ngài bằng việc sử dụng chính quyền năng thiên thượng mà đã có thể ngăn chặn việc Ngài bị bắt và bị đóng đinh.

… Sự nhu mì của Đấng Cứu Rỗi được minh chứng trong cách đáp ứng, sự kiềm chế mạnh mẽ, và không sử dụng quyền năng vô hạn của Ngài cho lợi ích cá nhân.

(David A. Bednar, “Nhu Mì và Khiêm Tốn trong Lòng”, Liahona, tháng Năm năm 2018, trang 33)

Tại sao tôi muốn tuân phục ý muốn của tôi theo Thượng Đế?

Anh Cả Neal A. Maxwell (1926–2004) thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:

Hình Ảnh
Last official portrait of Elder Neal A. Maxwell, 1992.

Rất nhiều người trong chúng ta … lầm tưởng rằng, bằng cách nào đó, khi để cho ý muốn của chúng ta lọt vào trong ý muốn của Thượng Đế, chúng ta đánh mất cá tính của mình (xin xem Mô Si A 15:7). Tất nhiên, điều chúng ta thực sự lo lắng không phải là từ bỏ bản thân, mà là những thứ ích kỷ—như địa vị, thời gian, danh tiếng và tài sản của chúng ta. Không có gì ngạc nhiên khi chúng ta được Đấng Cứu Rỗi chỉ thị phải để mất chính mình (xin xem Lu Ca 9:24). Ngài chỉ yêu cầu chúng ta đánh mất con người cũ để tìm thấy con người mới. Vấn đề không phải là một người đánh mất danh tính mà là tìm ra danh tính thực sự của anh ta! …

… Điều riêng tư duy nhất chúng ta phải đặt lên trên bàn thờ Thượng Đế để dâng cho Ngài chính là ý muốn của chúng ta. Nhiều điều khác chúng ta “dâng lên,” thưa các anh chị em, thật sự là những điều Ngài đã ban cho hoặc những điều chúng ta nợ Ngài. Tuy nhiên, khi các anh chị em và tôi cuối cùng cũng chịu phục tùng, bằng cách để cho ý muốn cá nhân của mình tuân theo ý muốn của Thượng Đế, thì chúng ta đang thật sự dâng lên Ngài một thứ gì đó! Đó là tài sản duy nhất mà thật sự thuộc về chúng ta để dâng hiến!

(Neil A. Maxwell, “Swallowed Up in the Will of the Father”, Ensign, tháng Mười Một năm 1995, trang 23, 24)

Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Tính biểu tượng của chén đắng mà Chúa Giê Su Ky Tô đã uống

Để giúp học viên cảm thấy thêm biết ơn Đấng Cứu Rỗi và sự sẵn lòng của Ngài để làm trọn vẹn ý muốn của Cha Thiên Thượng, hãy cân nhắc nhấn mạnh đến tính biểu tượng của chiếc chén mà Chúa Giê Su Ky Tô đã uống. Giúp học viên hiểu rằng chiếc chén mà Cha Thiên Thượng đã phán bảo Chúa Giê Su Ky Tô uống tượng trưng cho nỗi thống khổ và cái chết của Ngài, mà mang lại Sự Phục Sinh của Ngài. Có thể yêu cầu học viên viết ra những điều họ học được về Đấng Cứu Rỗi khi các em đọc những câu thánh thư sau đây đề cập đến chén đắng. Cũng có thể yêu cầu các em suy ngẫm về việc các em đã được ban phước như thế nào vì Chúa Giê Su Ky Tô đã uống chén đắng.

In