Lớp Giáo Lý
Lu Ca 22; Giăng 18


Lu Ca 22; Giăng 18

Khái Quát

Là một phần của Sự Chuộc Tội của Ngài, Chúa Giê Su Ky Tô đã đến Vườn Ghết Sê Ma Nê và trải qua nỗi đau khổ không thể hiểu được, trong khi tự mình gánh lấy những tội lỗi và sự thống khổ của tất cả nhân loại. Sau đó, Ngài bị phản bội, bị bắt và bị đưa ra Tòa Công Luận (tòa án của người Do Thái), nơi Ngài bị cáo buộc sai, bị nhạo báng và bị đánh đập.

Chuẩn Bị Giảng Dạy

Thông tin sau đây cung cấp cho giảng viên ý tưởng về những điều có thể cần được chuẩn bị trước trong mỗi bài học.

Lu Ca 22:28–34, 54–61

Mục đích của bài học: Bài học này sẽ giúp học viên nhận ra mình cần trông cậy nơi Chúa Giê Su Ky Tô và không ngừng củng cố đức tin của các em nơi Ngài.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên chuẩn bị sẵn sàng để chia sẻ một kinh nghiệm đã giúp gia tăng đức tin của các em nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Hình ảnh: Chuẩn bị trưng ra hình ảnh Phi E Rơ chối bỏ Đấng Ky Tô.

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Cân nhắc mời học viên sử dụng tính năng trò chuyện trong suốt bài học để trả lời các câu hỏi mà có thể được trả lời bằng một từ hoặc cụm từ. Ví dụ: học viên có thể liệt kê một kỹ năng hoặc khả năng có thể bị mất nếu nó không được sử dụng hoặc củng cố liên tục. Sử dụng tính năng trò chuyện là một cách dễ dàng để thu hút nhiều học viên tham gia. Tính năng này cũng làm giảm thời gian anh chị em nói trong giờ học, để nhiều thời gian hơn cho những câu hỏi cho phép học viên chia sẻ kinh nghiệm và chứng ngôn.

Ma Thi Ơ 26:36–46; Lu Ca 22:39–46, Phần 1

Mục đích của bài học: Bài học này sẽ giúp học viên hiểu chi tiết về những điều Đấng Cứu Rỗi phải chịu đau khổ trong Vườn Ghết Sê Ma Nê và làm thế nào điều đó là một hành động của tình yêu thương dành cho họ.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên làm điều gì đó mà giúp các em suy ngẫm về Chúa Giê Su Ky Tô và Sự Chuộc Tội của Ngài. Ví dụ có thể là xem lại một bài thánh ca, suy ngẫm về một hình ảnh của Chúa Giê Su Ky Tô, đọc một đoạn thánh thư hoặc một việc gì đó khác.

  • Biểu đồ: Trưng ra một bản sao của biểu đồ có trong bài học.

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Phát một bài thánh ca về Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô. Trong khi bài hát phát lên, mời học viên sử dụng điện thoại để đọc lời bài hát của bài thánh ca hoặc hiển thị lời bài hát trên màn hình để học viên đọc.

Ma Thi Ơ 26:36–46; Lu Ca 22:39–46, Phần 2

Mục đích của bài học: Bài học này nhằm giúp học viên cảm thấy sự cần thiết nhiều hơn để có sức mạnh và sự giúp đỡ mà Chúa Giê Su Ky Tô có thể ban cho các em qua Sự Chuộc Tội của Ngài.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên suy ngẫm về cách Chúa Giê Su Ky Tô có thể ban phước cho các em nhờ vào Sự Chuộc Tội của Ngài.

  • Biểu đồ: Trưng ra một bản sao của biểu đồ có trong bài học.

Lu Ca 22:47–71; Giăng 18:1–27

Mục đích của bài học: Bài học này có thể giúp học viên noi theo tấm gương của Chúa Giê Su Ky Tô bằng cách chọn theo ý muốn của Cha Thiên Thượng trong cuộc sống của mình.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên suy ngẫm về những lúc họ chọn làm theo những điều Cha Thiên Thượng muốn, thay vì mong muốn của cá nhân họ. Yêu cầu học viên suy ngẫm về những khó khăn đã có và lý do tại sao họ lựa chọn như vậy.

  • Hình ảnh: Nhiều hình ảnh khác nhau về Chúa Giê Su Ky Tô bị trói, bị đánh đập, vác thập tự giá của Ngài và bị đóng đinh trên thập tự giá

  • Video:Hãy Để Cho Thượng Đế Ngự Trị” (18:51; xem từ mã thời gian 12:17 đến 13:01)

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Trước buổi học, có thể mời học viên tìm kiếm các ví dụ từ cuộc đời của Đấng Cứu Rỗi chứng tỏ mong muốn của Ngài để làm theo ý muốn của Cha Thiên Thượng. Có thể mời học viên chia sẻ những điều các em đã tìm thấy sau khi nhận ra lẽ thật được in đậm trong bài học.

Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 10

Mục đích của bài học: Bài học này sẽ giúp học viên có cơ hội tập áp dụng một số đoạn thông thạo giáo lý mà các em đã học cho đến thời điểm này trong năm.

Xin lưu ý:Có thể cần phải dạy một bài học về đoạn thông thạo giáo lý thay cho bài học ôn tập này. Hãy tham khảo thời khóa biểu do vị giám đốc hoặc điều phối viên giáo vùng hoặc khu vực cung cấp để đảm bảo rằng mỗi bài học về đoạn thông thạo giáo lý sẽ được giảng dạy trong khi tổ chức lớp giáo lý.

  • Học viên chuẩn bị: Mời các học viên xem lại bốn đoạn thông thạo giáo lý được trình bày trong biểu đồ có trong bài học. Yêu cầu học viên sẵn sàng chia sẻ một số cách cụ thể mà các em có thể áp dụng lẽ thật trong những đoạn này.

  • Biểu đồ: Trưng ra một biểu đồ về các đoạn thông thạo giáo lý và các cụm từ thánh thư then chốt của đoạn đó.

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Cân nhắc mời những người truyền giáo toàn thời gian hoặc người truyền giáo ở tiểu giáo khu từ giáo vùng của anh chị em tham gia việc học trực tuyến và cung cấp một số kinh nghiệm “thực tế” mà học viên có thể sử dụng để tập áp dụng các đoạn thông thạo giáo lý, thay vì sử dụng các tình huống được cung cấp trong bài học.

In