Lớp Giáo Lý
Ma Thi Ơ 26:36–46; Lu Ca 22:39–46, Phần 2


Ma Thi Ơ 26:36–46; Lu Ca 22:39–46, Phần 2

Nỗi Đau Khổ của Đấng Cứu Rỗi trong Vườn Ghết Sê Ma Nê có thể ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của tôi?

Painting portraying Jesus Christ lying on the ground in the garden of Gethsemane. A ray of light is coming through the trees.

Đây là phần thứ hai trong bài học gồm hai phần về nỗi đau khổ của Đấng Cứu Rỗi trong Vườn Ghết Sê Ma Nê và ý nghĩa giáo lý của điều này. Là một phần của Sự Chuộc Tội của Ngài, Chúa Giê Su Ky Tô mang lấy tội lỗi, nỗi đau khổ, bệnh tật và sự yếu đuối của chúng ta. Nhờ sự hy sinh chuộc tội của Ngài, Ngài có thể giúp chúng ta đương đầu với những thử thách mà chúng ta gặp phải trên trần thế. Bài học này nhằm giúp em cảm thấy sự cần thiết nhiều hơn để có sức mạnh và sự giúp đỡ mà Chúa Giê Su Ky Tô có thể ban cho em qua Sự Chuộc Tội của Ngài.

Nói về Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô. Chủ Tịch Russell M. Nelson đã dạy: “Thật là không đầy đủ về mặt giáo lý để nói về sự hy sinh chuộc tội của Chúa bằng các cụm từ viết cụt ngủn chẳng hạn như “Sự Chuộc Tội” hoặc “quyền năng làm cho có khả năng của Sự Chuộc Tội” hay “áp dụng Sự Chuộc Tội” hoặc “được củng cố bởi Sự Chuộc Tội.” … Không có một thực thể không có hình dạng nhất định nào tên là “Sự Chuộc Tội” mà chúng ta có thể kêu gọi để có được sự giúp đỡ, chữa lành, tha thứ, hoặc quyền lực cả. … Sự hy sinh chuộc tội của Đấng Cứu Rỗi—hành động chính yếu trong suốt lịch sử nhận loại—được hiểu rõ nhất và biết ơn nhiều nhất khi chúng ta kết nối chính xác và rõ ràng với Ngài” (Russell M. Nelson, “Nhận Được Quyền Năng của Chúa Giê Su Ky Tô trong Cuộc Sống của Chúng Ta”, Liahona, tháng Năm năm 2017, trang 40).

Học viên chuẩn bị: Mời học viên suy ngẫm về cách Chúa Giê Su Ky Tô có thể ban phước cho các em nhờ vào Sự Chuộc Tội của Ngài.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Bài học này là bài học thứ hai trong hai bài học về nỗi đau khổ của Chúa Giê Su Ky Tô trong Vườn Ghết Sê Ma Nê. Nếu chỉ có đủ thời gian để dạy nội dung của cả hai bài học này trong một tiết học, hãy tham khảo bài học trước đó (“Ma Thi Ơ 26:36–46; Lu Ca 22:39–46, Phần 1”) để biết những ý tưởng có thể cần được kết hợp vào bài học này.

Tại sao Chúa Giê Su Ky Tô phải chịu đau khổ như vậy?

Hãy tưởng tượng tình huống sau đây.

Chandler, bạn của em, đã quan tâm đến việc tìm hiểu thêm về Giáo Hội trong vài tháng qua. Cậu ấy đã dành nhiều thời gian ở nhà em để tìm hiểu thêm về phúc âm và thậm chí tham gia học thánh thư với gia đình của em một vài lần. Vào một buổi tối, sau khi nghiên cứu các sự kiện liên quan đến nỗi đau khổ của Đấng Cứu Rỗi ở Vườn Ghết Sê Ma Nê, Chandler hỏi: “Tại sao Chúa Giê Su lại phải chịu đau khổ như vậy?”

Cân nhắc chia học viên thành các cặp để thảo luận câu hỏi sau đây.

  • Em sẽ trả lời câu hỏi của Chandler như thế nào?

Hãy suy nghĩ về những cảm nghĩ của em về Chúa Giê Su Ky Tô và Sự Chuộc Tội của Ngài. Khi nghĩ về sự hy sinh chuộc tội của Ngài, em có câu hỏi nào? Việc biết rằng Ngài đã chịu đau khổ vì em ảnh hưởng như thế nào đến những cảm nghĩ của em về Ngài?Bài học trước (“Ma Thi Ơ 26:36–46; Lu Ca 22:39–46, Phần 1”) nhấn mạnh nhiều chi tiết về nỗi đau khổ của Đấng Cứu Rỗi trong Vườn Ghết Sê Ma Nê. Hãy dành một chút thời gian để học lại Ma Thi Ơ 26:36–39Lu Ca 22:41–44 . Hãy tìm những từ hoặc cụm từ cụ thể, kể cả những từ hoặc cụm từ em có thể đã gạch dưới, mà có ý nghĩa đối với em về Đấng Cứu Rỗi và mô tả những điều Ngài đã trải qua trong Vườn Ghết Sê Ma Nê.

Tạo cơ hội cho học viên chia sẻ những điều các em đã tìm thấy. Một cách để làm điều này là mời học viên lên bảng và viết một từ hoặc cụm từ từ những câu mà các em đã học mà nổi bật đối với các em về những nỗi đau khổ của Chúa Giê Su Ky Tô trong Vườn Ghết Sê Ma Nê.

Sử dụng sự mặc khải hiện đại để hiểu rõ hơn về nỗi đau khổ của Đấng Cứu Rỗi

Nếu không có phước lành của sự mặc khải hiện đại mà Tiên Tri Joseph Smith đã nhận được về Đấng Cứu Rỗi và Sự Chuộc Tội của Ngài thì sẽ có nhiều điều mà chúng ta sẽ không hiểu về những điều Chúa Giê Su Ky Tô đã phải chịu đau khổ, cả trong Vườn Ghết Sê Ma Nê và trên thập tự giá, là một phần của Sự Chuộc Tội của Ngài và về lý do Ngài phải chịu đựng những điều này.

Đọc Giáo Lý và Giao Ước 19:16–19 , tìm kiếm những điều Chúa Giê Su Ky Tô đã dạy về nỗi đau khổ của Ngài.

  • Những câu này giúp em hiểu điều gì về lý do Chúa Giê Su Ky Tô phải chịu nhiều đau khổ như vậy?

  • Những câu này giúp em hiểu được điều gì về tình yêu thương của Đấng Cứu Rỗi dành cho mình?

Đọc An Ma 7:11–13 và hoàn thành bảng sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập. Có thể là hữu ích khi biết rằng từ giúp đỡ trong câu 12 còn có nghĩa là “cứu giúp” (Dallin H. Oaks, “Được Củng Cố bởi Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô”, Liahona, tháng Mười Một năm 2015, trang 61).

Đấng Cứu Rỗi đã phải chịu đựng hoặc mang lấy điều gì?

Chúa Giê Su Ky Tô có thể làm gì cho chúng ta nhờ Sự Chuộc Tội của Ngài?

Có thể là hữu ích nếu sao chép biểu đồ trước đó lên trên bảng và viết câu trả lời của học viên vào các cột thích hợp sau khi yêu cầu các em chia sẻ những điều mình đã tìm thấy.

Các câu trả lời cho cột đầu tiên bao gồm:

  • “mọi sự đau đớn, thống khổ, cùng mọi cám dỗ” (An Ma 7:11)

  • “những đau đớn và bệnh tật của dân Ngài.” (An Ma 7:11)

  • “cái chết” (An Ma 7:12)

  • “yếu đuối” (An Ma 7:12)

  • “những tội lỗi của dân Ngài” (An Ma 7:13)

Các câu trả lời cho cột thứ hai bao gồm:

  • “mở những dây trói buộc của sự chết” (An Ma 7:12)

  • “tràn đầy sự thương xót” (An Ma 7:12)

  • “giúp đỡ dân Ngài theo những sự yếu đuối của họ” (An Ma 7:12)

  • “xóa bỏ sự phạm tội của họ qua quyền năng giải thoát của Ngài” (An Ma 7:13)

  • Em học được điều gì từ những câu này về những điều Chúa Giê Su Ky Tô phải chịu đựng và tại sao Ngài phải chịu đựng những điều đó?

  • Nỗi đau khổ của Chúa tại Vườn Ghết Sê Ma Nê ban phước cho mỗi chúng ta như thế nào?

Một lẽ thật mà chúng ta có thể học được từ An Ma 7:11–13Chúa Giê Su Ky Tô đã chịu đau khổ để cứu chúng ta khỏi tội lỗi và sự chết, đồng thời giúp chúng ta vượt qua những thử thách trên trần thế. Em có thể muốn viết lẽ thật này trong thánh thư của mình. Em cũng có thể viết lẽ thật này và câu trả lời của mình cho những câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập.

  • Những phước lành nào được liệt kê ở cột thứ hai trong bảng sẽ có ý nghĩa nhất cho em trải nghiệm ngay bây giờ? Tại sao?

  • Có khi nào em cảm thấy sự hy vọng, bình an, niềm an ủi hoặc sức mạnh có thể đến với mình qua những nỗi thống khổ chuộc tội của Chúa Giê Su Ky Tô?

3:1
6:26

Xem phần “Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung” ở cuối bài học này để biết các ý tưởng hoặc video khác có thể được sử dụng để minh họa cho sự trợ giúp thiêng liêng mà chúng ta có thể nhận được nhờ sự hy sinh chuộc tội của Đấng Cứu Rỗi.

Để tìm hiểu thêm về cách Đấng Cứu Rỗi có thể ban phước cho cuộc sống của chúng ta nhờ Sự Chuộc Tội của Ngài, hãy nghiên cứu một số lời giảng dạy của các vị lãnh đạo Giáo Hội của chúng ta trong phần “Tùy Chọn: Muốn Học Hỏi Thêm?” ở cuối bài học này.

  • Em đã học hoặc cảm nhận được gì về Chúa Giê Su Ky Tô mà em muốn ghi nhớ?

  • Em sẽ làm gì khác hơn vì những điều em đã học hoặc cảm nhận được về Chúa Giê Su Ky Tô?

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Trong những phương diện nào Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta?

Chủ Tịch Dallin H. Oaks thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn:

Official Portrait of President Dallin H. Oaks taken March 2018.

Cơ hội để được tha thứ tội lỗi của mình là ý nghĩa chính yếu của Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô. …

Đấng Cứu Rỗi và Cứu Chuộc của chúng ta đã phải chịu đựng nỗi đau đớn không thể hiểu nổi để trở thành [của lễ] hy sinh cho tội lỗi của tất cả những người trần thế mà sẽ hối cải. Sự hy sinh cứu chuộc này [dâng lên] điều tốt lành tột bậc, là Chiên Con thanh khiết không tì vết, [để chuộc tội cho] mức độ tà ác tột cùng, là các tội lỗi của toàn thể thế gian. Điều này mở ra cánh cửa để mỗi người chúng ta được tẩy sạch tội lỗi riêng của mình hầu cho chúng ta có thể được đón nhận trở lại vào nơi hiện diện của Thượng Đế, Đức Chúa Cha Vĩnh Cửu của chúng ta. Cánh cửa này được mở ra cho tất cả các con cái của Thượng Đế.

(Dallin H. Oaks, “Đấng Cứu Rỗi Đã Làm Gì cho Chúng Ta?”, Liahona, tháng Năm năm 2021, trang 76)

Anh Cả Dale G. Renlund thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ:

14:51
Official portrait of Elder Dale G. Renlund of the Quorum of the Twelve Apostles, January 2016.

Trong những tình huống bất công, một trong những nhiệm vụ của chúng ta là tin tưởng rằng: “tất cả những gì bất công trong cuộc sống đều có thể được làm cho đúng nhờ vào Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô” [Thuyết Giảng Phúc Âm Của Ta: Sách Hướng Dẫn Công Việc Phục Vụ Truyền Giáo (năm 2018), trang 52]. Chúa Giê Su Ky Tô đã chiến thắng thế gian và “nhận lấy” mọi sự bất công. Nhờ Ngài, chúng ta có sự bình an trên thế gian này và luôn vững lòng. Nếu chúng ta để cho Ngài [giúp đỡ], Chúa Giê Su Ky Tô sẽ biệt riêng sự bất công cho lợi ích của chúng ta. Ngài sẽ không chỉ an ủi chúng ta và khôi phục những gì đã mất; Ngài sẽ biến sự bất công thành lợi ích của chúng ta.

(Dale G. Renlund, “Sự Bất Công Gây Phẫn Nộ”, Liahona, tháng Năm năm 2021, trang 43)

Anh Cả Ulisses Soares thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ:

11:9
Elder Ulisses Soares, Quorum of the Twelve Apostles official portrait.

Tôi làm chứng với anh chị em rằng khi thật tâm hối cải những tội lỗi của mình, chúng ta làm cho sự hy sinh chuộc tội của Đấng Ky Tô có hiệu lực toàn phần trong cuộc sống chúng ta. Chúng ta sẽ được tự do khỏi sự trói buộc của tội lỗi, tìm thấy niềm vui trong hành trình trần thế của mình, và có đủ tư cách để nhận được sự cứu rỗi vĩnh cửu, được chuẩn bị từ lúc thế gian mới được tạo dựng cho [tất cả] những ai tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và đến cùng Ngài.

(Ulisses Soares, “Chúa Giê Su Ky Tô: Đấng Chăm Sóc Linh Hồn Chúng Ta”, Liahona, tháng Năm năm 2021, trang 83)

Anh Cả Michael John U. Teh thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi:

8:30
Official Portrait of Elder Michael John U. Teh. Photographed in 2015. Background replaced in March 2017.

Sự hiểu biết ngày càng gia tăng rằng Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô áp dụng cho mỗi người chúng ta một cách riêng biệt sẽ giúp chúng ta biết Ngài. Thông thường, chúng ta dễ dàng nghĩ và nói về Sự Chuộc Tội của Đấng Ky Tô một cách chung chung hơn là nhận ra ý nghĩa cá nhân của Sự Chuộc Tội ấy trong cuộc sống của mình. Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô tuy là vô hạn và vĩnh cửu và áp dụng cho tất cả mọi người, nhưng Sự Chuộc Tội ấy cũng ảnh hưởng đến mỗi cá nhân một cách riêng biệt. Nhờ vào sự hy sinh chuộc tội của Ngài, Đấng Cứu Rỗi có quyền năng để tẩy sạch, chữa lành, và củng cố chúng ta từng người một.

(Michael John U. Teh, “Đấng Cứu Rỗi Của Riêng Chúng Ta”, Liahona, tháng Năm năm 2021, trang 99)

Chị Reyna I. Aburto, cựu cố vấn trong Chủ Tịch Đoàn Trung Ương Hội Phụ Nữ:

9:18
Official Portrait of Sister Reyna Aburto. Photographed in 2017.

Qua Sự Chuộc Tội với quyền năng cứu chuộc và Sự Phục Sinh đầy vinh quang của Chúa Giê Su Ky Tô, tấm lòng đau khổ có thể được chữa lành, nỗi thống khổ có thể trở thành sự bình an, và nỗi phiền muộn có thể trở thành hy vọng. Ngài có thể ôm chúng ta trong vòng tay thương xót của Ngài, cùng an ủi, ban thêm sức và chữa lành cho mỗi người chúng ta.

(Reyna I. Aburto, “Mồ Mả Không Còn Sự Đắc Thắng Được Nữa”, Liahona, tháng Năm năm 2021, trang 86)

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Đóng diễn người truyền giáo

Có thể sử dụng ý tưởng sau đây để giúp học viên tập giảng dạy cho người khác về Đấng Cứu Rỗi và Sự Chuộc Tội của Ngài.

Cân nhắc chia học viên thành các nhóm ba người. Trong mỗi nhóm, hai học viên có thể đóng làm những người truyền giáo toàn thời gian và học viên thứ ba có thể là người mà các em đang giảng dạy. Yêu cầu những người truyền giáo dạy một bài học năm phút về Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô. Các em có thể đọc An Ma 7:11–13 với người được dạy và giải thích các câu này. Người được dạy có thể đặt câu hỏi và những người truyền giáo có thể kết thúc với chứng ngôn của họ về cách mà sự hy sinh của Đấng Cứu Rỗi đã ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.

4:39