Lớp Giáo Lý
Lu Ca 22:28–34, 54–61


Lu Ca 22:28–34, 54–61

“Ta Đã Cầu Nguyện cho Ngươi, Hầu Cho Đức Tin Ngươi Không Thiếu Thốn”

Christ’s disciples are resting on a hill, Peter is sitting up and Jesus is walking and looking in his direction. Outtakes include Jesus walking, Peter sitting on the ground, and just Jesus and Peter walking and talking.

Chúa Giê Su Ky Tô vừa giới thiệu Tiệc Thánh cho các môn đồ của Ngài khi họ bắt đầu nói về việc ai sẽ phản bội Đấng Thầy và việc phục vụ người khác lớn lao hơn việc được người khác phục vụ như thế nào. Trong những cuộc trò chuyện ở căn phòng trên lầu, nơi Chúa Giê Su và Các Sứ Đồ ăn Bữa Ăn Tối Cuối Cùng, Chúa Giê Su đã giúp Phi E Rơ hiểu được sự chống đối mà ông sẽ trải qua trong suốt cuộc đời ông. Đấng Cứu Rỗi đã dạy Phi E Rơ rằng ông chỉ có thể giúp đỡ những người khác sau khi ông củng cố đức tin của chính ông nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Bài học này nhằm giúp em nhận biết rằng mình cần trông cậy nơi Chúa Giê Su Ky Tô và liên tục củng cố đức tin của mình nơi Ngài.

Chú trọng vào việc giúp đỡ các học viên. Khi anh chị em chuẩn bị giảng dạy, hãy chú trọng vào các học viên của mình chứ không chỉ tập trung vào những điều anh chị em sẽ nói hoặc làm. Khi anh chị em chuẩn bị một vài bài học tiếp theo, hãy tự hỏi bản thân, “Học viên của tôi sẽ làm gì trong lớp hôm nay?” và “Làm thế nào tôi sẽ giúp học viên của mình khám phá những điều các em cần biết?”

Học viên chuẩn bị: Mời học viên chuẩn bị sẵn sàng để chia sẻ một kinh nghiệm đã giúp gia tăng đức tin của các em nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Củng cố khả năng của em

Để bắt đầu lớp học, hãy chia sẻ một kinh nghiệm cá nhân về một kỹ năng hoặc khả năng có thể bị mất nếu bị bỏ bê nhưng có thể phát triển mạnh mẽ hơn qua sự luyện tập và nỗ lực kiên định.

4:14

Lập một bản liệt kê các kỹ năng hoặc khả năng mà người nào đó có thể mất đi nếu họ không liên tục sử dụng hoặc củng cố những khả năng đó (ví dụ: kỹ năng thể thao hoặc kỹ năng viết).

  • Làm thế nào mà điều này cũng có thể áp dụng cho khả năng của em để có đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô?

Trong bài học hôm nay, em sẽ học về cách Chúa Giê Su Ky Tô muốn em củng cố khả năng của mình để có đức tin nơi Ngài.

Nếu yêu cầu học viên chuẩn bị cho buổi học bằng cách suy ngẫm về một kinh nghiệm đã giúp các em gia tăng đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô, thì hãy cân nhắc yêu cầu một số người tình nguyện chia sẻ kinh nghiệm của các em với những bạn còn lại trong lớp.

Hãy dành một phút để suy ngẫm về những điều em hiện đang làm hoặc muốn làm để gia tăng đức tin của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Em có thể viết vào nhật ký ghi chép việc học tập của mình về những điều mình đang làm hằng ngày, hằng tuần hoặc thậm chí là hằng tháng. Những hành động này có thể bao gồm bất kỳ mục tiêu nào mà em hiện đang thực hiện.

Trong khi em học hôm nay, hãy tìm kiếm những thay đổi hoặc cải thiện mà em có thể thực hiện để củng cố đức tin của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô để em có thể trông cậy Ngài trong bất kể hoàn cảnh nào trong cuộc sống.

Chúa Giê Su Ky Tô hiểu nhu cầu của chúng ta và sẽ giúp đỡ chúng ta

Chúa Giê Su Ky Tô đã nói với các môn đồ của Ngài về vương quốc tương lai đang chờ đợi họ vì họ tiếp tục trung tín đi cùng với Ngài (xin xem Lu Ca 22:28–30). Tuy nhiên, Chúa cũng giúp Si Môn Phi E Rơ chuẩn bị cho cuộc hành trình thuộc linh đầy thử thách mà ông sẽ sớm gặp phải.

Hãy đọc Lu Ca 22:31–34 , tìm kiếm điều Chúa muốn giúp Phi E Rơ hiểu.

Cân nhắc liệt kê lên trên bảng những điều học viên đã tìm thấy.

Để hiểu rõ hơn ý nghĩa của việc Sa Tan muốn “sàng sảy [Phi E Rơ] như lúa mì” (câu 31), hãy đọc giải thích trong phần “Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình” ở phần cuối của bài học.

  • Em nhận thấy điều gì về sự hiểu biết của Đấng Cứu Rỗi về Phi E Rơ? Nó khác với cách Phi E Rơ nhìn nhận mình như thế nào?

  • Điều mà em học được về mối quan hệ của Phi E Rơ với Chúa Giê Su Ky Tô cũng có thể liên quan như thế nào đến mối quan hệ của em với Đấng Cứu Rỗi?

  • Sau khi Phi E Rơ tuyên bố đức tin và lòng trung thành của mình với Chúa Giê Su Ky Tô, Đấng Cứu Rỗi đã mặc khải rằng Phi E Rơ sẽ làm gì?

Cân nhắc trưng ra một hình ảnh mô tả Phi E Rơ sau khi ông chối bỏ Chúa Giê Su Ky Tô.

The Apostle Peter standing at the base of a stone stairway outside the palace of the high priest (where Christ was taken to be tried by the chief priests, elders and scribes). Peter is turning his head away from Christ as Christ turns to look at him. Three other people are standing/and or sitting near Peter. One of the people, a young woman, is pointing her finger at Peter. Three cocks are on the stone stairs. One of the cocks is crowing.

Tối hôm đó, khi Chúa Giê Su Ky Tô bị bắt giữ và đưa đến nhà của thầy tư tế thượng phẩm để xét xử, Phi E Rơ đã đi theo từ xa (xin xem Lu Ca 22:54).

Hãy đọc Lu Ca 22:55–62 để tìm hiểu cách mà lời tiên tri của Chúa Giê Su về Phi E Rơ được ứng nghiệm.

Cân nhắc nhấn mạnh phản ứng buồn rầu của Phi E Rơ trong câu 62 để giúp học viên muốn tránh những hậu quả tương tự.

4:25
  • Em đã học được điều gì về Đấng Cứu Rỗi từ sự tương tác của Ngài với Phi E Rơ mà cho em có đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô?

Củng cố đức tin của chúng ta nơi Chúa Giê Su Ky Tô

Hãy cho phép học viên chia sẻ nhiều lẽ thật mà các em đang học về Chúa Giê Su Ky Tô. Một lẽ thật mà các em có thể nhận ra là Chúa Giê Su Ky Tô tìm cách củng cố đức tin của chúng ta nơi Ngài để chúng ta có thể vượt qua những cuộc tấn công của Sa Tan.

Hãy cân nhắc trưng ra lời phát biểu sau đây và hỏi học viên xem họ nhận thấy điểm tương đồng nào giữa lời của Chủ Tịch Nelson và lời cảnh báo của Đấng Cứu Rỗi dành cho Phi E Rơ.

Giống như Đấng Cứu Rỗi đã giúp Phi E Rơ hiểu được những mong muốn của Sa Tan (xin xem Lu Ca 22:31), Chủ Tịch Russell M. Nelson đã cảnh báo chúng ta rằng “kẻ nghịch thù đang gia tăng nhanh gấp bội cuộc tấn công của nó vào đức tin, vào chúng ta và gia đình chúng ta” (Russell M. Nelson, “Lời Mở Đầu”, Liahona, tháng Mười Một năm 2018, trang 7). Ông cũng dạy rằng “kẻ nghịch thù đang gia tăng gấp bội nỗ lực của nó để hủy hoại các chứng ngôn và cản trở công việc của Chúa” (Russell M. Nelson, “Chúng Ta Có Thể Làm Tốt Hơn và Trở Thành Người Tốt Hơn”, Liahona, tháng Năm năm 2019, trang 68).

  • Ngày nay Sa Tan đang tìm cách hủy diệt đức tin của chúng ta nơi Chúa Giê Su Ky Tô theo những cách nào?

Nếu học viên gặp khó khăn trong việc nghĩ ra các ví dụ, hãy cân nhắc đưa ra một số ví dụ như sau:

  • Một người thân yêu rời khỏi Giáo Hội và muốn các em theo họ.

  • Người nào đó ở trường công kích đức tin của các em.

  • Các em đọc một điều gì đó trên mạng mà không trùng khớp với niềm tin của các em.

Để giúp nâng cao cuộc thảo luận trong lớp về câu hỏi tiếp theo, hãy cân nhắc chia sẻ ngắn gọn một câu chuyện cá nhân hoặc câu chuyện thánh thư có thể giúp học viên nhận thấy tầm quan trọng của việc liên tục củng cố đức tin của các em nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Một ví dụ hữu ích có thể là Lãnh Binh Mô Rô Ni, người “không ngưng công việc chuẩn bị chiến tranh, nghĩa là công việc phòng vệ dân ông” ( An Ma 50:1).

  • Điều gì đã giúp em củng cố đức tin của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô?

Hãy cân nhắc trưng ra lời phát biểu sau đây của Anh Cả Andersen khi các học viên nghĩ cách củng cố đức tin của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

Anh Cả Neil L. Andersen thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã chia sẻ một số cách chúng ta có thể củng cố đức tin của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

Để giúp học viên tìm cách củng cố đức tin của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô, có thể là hữu ích khi đưa ra những lời phát biểu khác trong phần “Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình”.

Official portrait of Elder Neil L. Andersen of the Quorum of the Twelve Apostles, 2010, August.

Đức tin của các anh em sẽ phát triển, không phải vì tình cờ mà vì các anh em đã chọn.

Cách chúng ta sống cuộc sống của mình sẽ củng cố hoặc làm suy yếu đức tin của chúng ta. Việc cầu nguyện, sự vâng lời, tính lương thiện, ý nghĩ và hành động thanh khiết, lòng khiêm nhường và vị tha làm gia tăng đức tin. Nếu không có những đức tính này, đức tin của chúng ta sẽ suy yếu. Tại sao Đấng Cứu Rỗi phán cùng Phi E Rơ: “Song ta đã cầu nguyện cho ngươi, hầu cho đức tin ngươi không thiếu thốn”? ( Lu Ca 22:32). Vì có một kẻ nghịch thù rất thích hủy diệt đức tin của chúng ta! Chúng ta phải cố gắng hết sức để bảo vệ đức tin của mình.

(Neil L. Andersen, “Đức Tin Không Đến Một Cách Tình Cờ mà là Do Chúng Ta Chọn”, Liahona, tháng Mười Một năm 2015, trang 66)

  • Hôm nay em đã học được gì về những điều mà Chúa Giê Su Ky Tô muốn dành cho em?

  • Em sẽ bắt đầu hoặc tiếp tục làm điều gì để củng cố đức tin của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô?

  • Em nghĩ việc có đức tin mạnh mẽ hơn nơi Chúa Giê Su Ky Tô sẽ ban phước cho em như thế nào?

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Lu Ca 22:31 . Đấng Cứu Rỗi có ý gì khi Ngài phán với Phi E Rơ rằng Sa Tan muốn “sàng sảy [ông] như lúa mì”?

Khi sàng sảy lúa mì, các hạt lúa quý giá được tách ra khỏi các phần không được sử dụng của cây. Chúa Giê Su đã sử dụng sự so sánh này để giúp Phi E Rơ (và mỗi người trong chúng ta) nhận ra những nỗ lực của Sa Tan nhằm hủy diệt đức tin của chúng ta và ngăn chúng ta trở thành một phần quan trọng trong vương quốc của Thượng Đế.

Điều gì có thể củng cố đức tin của tôi nơi Chúa Giê Su Ky Tô?

Anh Cả Neil L. Andersen thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:

Official portrait of Elder Neil L. Andersen of the Quorum of the Twelve Apostles, 2010, August.

Đức tin của chúng ta được tập trung vào Thượng Đế, Đức Chúa Cha và vào Vị Nam Tử của Ngài, Chúa Giê Su Ky Tô, chính là Đấng Cứu Rỗi và Cứu Chuộc của chúng ta. Điều này đã được củng cố bởi sự hiểu biết của chúng ta rằng phúc âm đã được phục hồi trên thế gian; rằng Sách Mặc Môn là lời của Thượng Đế; và các vị tiên tri cùng sứ đồ ngày nay nắm giữ các chìa khóa của chức tư tế. Chúng ta trân quý đức tin của mình, cố gắng củng cố đức tin của mình, cầu nguyện để có được đức tin gia tăng, và làm hết khả năng của mình để bảo vệ và bênh vực đức tin của chúng ta. …

… Các anh chị em chú tâm vào những điều thật sự đã giúp xây đắp cốt lõi đức tin của mình—các anh chị em sử dụng đức tin nơi Đấng Ky Tô, cầu nguyện, suy ngẫm thánh thư, hối cải và tuân giữ các lệnh truyền.

(Neil L. Andersen, “Sự Thử Thách Đức Tin của Các Anh Chị Em”, Liahona, tháng Mười Một năm 2012, trang 39–40)

Điều gì có thể hủy diệt đức tin của tôi nơi Chúa Giê Su Ky Tô?

Ahmad S. Corbitt, Đệ Nhất Cố Vấn trong Chủ Tịch Đoàn Trung Ương Hội Thiếu Niên, đã dạy:

The official portrait of Ahmad S. Corbitt.

Các bạn của tôi, việc cố tình hình dung hoặc xem những điều mâu thuẫn với con người thật sự của các em, đặc biệt là hình ảnh sách báo khiêu dâm, sẽ làm suy yếu đức tin của các em nơi Đấng Ky Tô và sẽ phá hủy nó nếu không có sự hối cải.

(Ahmad S. Corbitt, “Các Em Có Thể Quy Tụ Y Sơ Ra Ên!”, Liahona, tháng Năm năm 2021, trang 62)

Lu Ca 22:32 . Chúng ta có thể học được điều gì về việc cải đạo khi hiểu lời phát biểu của Đấng Cứu Rỗi gợi ý rằng Phi E Rơ chưa được cải đạo trọn vẹn?

Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:

Elder David A. Bednar, Quorum of the Twelve Apostles official portrait. 2020.

Thú vị thay, Vị Sứ Đồ vững mạnh này đã nói chuyện cùng bước đi với Đức Thầy, đã chứng kiến nhiều phép lạ, và có được chứng ngôn hùng hồn về thiên tính của Đấng Cứu Rỗi. Tuy nhiên Phi E Rơ còn cần được chỉ dạy thêm từ Chúa Giê Su về quyền năng cải đạo và thánh hóa của Đức Thánh Linh và bổn phận của ông để phục vụ một cách trung tín.

Tính chất thiết yếu của phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô đòi hỏi một sự thay đổi cơ bản và thường xuyên về cá tính cơ bản nhất của chúng ta là điều có thể thực hiện được nhờ vào Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi. Sự cải đạo chân thật mang đến một sự thay đổi trong niềm tin, tấm lòng và cuộc sống của một người để chấp nhận và tuân theo ý muốn của Thượng Đế (xin xem Công Vụ Các Sứ Đồ 3:19; 3 Nê Phi 9:20) và kể cả phải cam kết có ý thức để trở thành một môn đồ của Đấng Ky Tô.

(David A. Bednar, “Được Cải Đạo theo Chúa”, Liahona, tháng Mười Một năm 2012, trang 106–107)

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Đón nhận tương lai bằng đức tin

Số báo tháng Mười Một năm 2020 của tạp chí Liahona gồm có các đoạn trích từ bài nói chuyện của Chủ Tịch Russell M. Nelson “Đón Nhận Tương Lai bằng Đức Tin.” Hãy cân nhắc trưng ra hình ảnh chính trong bài viết đó mà nhấn mạnh cụm từ “nhưng nếu các ngươi đã chuẩn bị rồi thì các ngươi sẽ không sợ hãi” ( Giáo Lý và Giao Ước 38:30). Mời học viên tìm kiếm lời khuyên bảo của Chủ Tịch Nelson về các cách củng cố đức tin của các em nơi Chúa Giê Su Ky Tô để các em không cần phải sợ hãi bất cứ điều gì mà cac em có thể phải đối mặt trong tương lai.

“Ngọn Núi để Trèo”

Cân nhắc cho học viên xem video “Ngọn Núi để Trèo” và mời học viên lắng nghe những điều Chủ Tịch Henry B. Eyring thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã dạy về việc củng cố đức tin của chúng ta nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Cho phép học viên chia sẻ những điều các em đã học được về đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và những điều mà các em có sức mạnh để làm nhờ vào đức tin đó trong cuộc sống.

5:5