Lớp Giáo Lý
Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 10


Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 10

Áp Dụng Các Đoạn Thông Thạo Giáo Lý

Hình Ảnh
Illustration of young adults - teenagers of various ethnicity. There is a yellow band above them.

Một trong những mục đích của việc thông thạo giáo lý là giúp em học cách áp dụng giáo lý đã được dạy trong các đoạn thánh thư thông thạo giáo lý vào tình huống thực tế. Bài học này sẽ cho em cơ hội để tập áp dụng một số đoạn mà em đã học trong năm nay.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên ôn lại bốn đoạn thông thạo giáo lý được trình bày trong biểu đồ sau đây. Yêu cầu học viên sẵn sàng chia sẻ một số cách cụ thể mà các em có thể áp dụng lẽ thật trong những đoạn này.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Có thể cần phải dạy một bài học về đoạn thông thạo giáo lý thay cho bài học ôn tập này. Hãy tham khảo thời khóa biểu do vị giám đốc hoặc điều phối viên giáo vùng hoặc khu vực cung cấp để đảm bảo rằng mỗi bài học về đoạn thông thạo giáo lý sẽ được giảng dạy trong khi tổ chức lớp giáo lý.

Giáo lý cho cuộc sống thực tế

Ôn lại bốn đoạn thông thạo giáo lý trong biểu đồ sau đây. Khi em đọc các tình huống bên dưới, hãy xác định đoạn thông thạo giáo lý nào có thể hữu ích trong mỗi tình huống.

Phần Tham Khảo Thánh Thư

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

Ma Thi Ơ 22:36–39

“Ngươi hãy yêu mến Chúa, là Đức Chúa Trời ngươi. … Ngươi hãy yêu kẻ lân cận.”

Lu Ca 22:19–20

Chúa Giê Su Ky Tô truyền lệnh: hãy dự phần Tiệc Thánh “để nhớ đến ta.”

Lu Ca 24:36–39

“Thần thì không có thịt xương, mà các ngươi thấy Ta có.”

Giăng 17:3

“Vả, sự sống đời đời là nhìn biết Cha, tức là Đức Chúa Trời có một và thật, cùng [Chúa Giê Su Ky Tô].”

Trưng ra các tình huống sau đây lên trên bảng để học viên nhìn thấy khi các em bước vào lớp. Nếu cần, hãy điều chỉnh các tình huống để phù hợp hơn với học viên. Tùy thuộc vào thời gian, học viên có thể thực hiện một hoặc cả hai sinh hoạt trong bài học này.

Khuyến khích học viên sử dụng những suy nghĩ của mình từ sinh hoạt chuẩn bị của học viên ở đây và trong suốt phần còn lại của bài học.

  1. Carlos có một người bạn theo tín ngưỡng Ky Tô Giáo khác, người này bày tỏ niềm tin của mình rằng Chúa Giê Su Ky Tô là một thần linh và Ngài không có thể xác.

  2. Liz tự nhận mình là người hòa nhập, bao gồm việc chấp nhận bất kỳ hành vi nào miễn là nó chân thành. Điều này khiến bạn ấy đặt nghi ngờ về giáo lý hôn nhân và gia đình của Cha Thiên Thượng. Vì những thắc mắc của mình, gần đây, Liz đã ngừng đi nhà thờ và ngừng sống theo các giáo lệnh khác.

  3. Maria tự hỏi làm thế nào bạn ấy có thể làm cho việc tham dự buổi lễ Tiệc Thánh trở thành một kinh nghiệm có ý nghĩa hơn.

  4. Frank đã ngừng tập trung học trong lớp giáo lý của mình và các buổi họp ở Trường Chủ Nhật vì bạn ấy cảm thấy mình đã biết đủ về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô.

Chọn một trong các tình huống và suy ngẫm về đoạn thánh thư thông thạo giáo lý mà em đã ghép nối với nó.

  • Làm cách nào để đoạn thông thạo giáo lý mà em đã chọn áp dụng cho tình huống này?

  • Đoạn này có thể giúp người trong tình huống hiểu gì về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô cũng như mong muốn của họ đối với chúng ta?

  • Em có thể gợi ý người này thực hiện các hành động nào để áp dụng những lẽ thật trong đoạn em đã chọn? Tại sao?

Áp dụng các đoạn thông thạo giáo lý vào hoàn cảnh cá nhân

Trong nhật ký ghi chép việc học tập, hãy vẽ hình người que của một thanh thiếu niên và viết ra tuổi, giới tính và hoàn cảnh gia đình của người đó. Người này có thể có thật hoặc là tưởng tượng. Bao gồm một số câu hỏi, vấn đề hoặc thử thách cụ thể mà người này hiện đang gặp phải.

Cân nhắc mời học viên làm việc này trên một tờ giấy thay vì trong nhật ký ghi chép việc học tập. Các em có thể nộp tờ giấy có một ký hiệu ở góc trang để giúp các em nhận ra tờ giấy của mình nhưng không được tiết lộ cho người khác biết tờ giấy nào là của ai. Phát các tờ giấy này cho những bạn khác trong lớp để các em có thể trả lời các câu hỏi sau dựa trên tình huống được cung cấp. Ngoài ra, học viên có thể sử dụng tình huống từ tờ giấy của chính các em.

Ôn lại các đoạn thông thạo giáo lý bên dưới (và bất kỳ đoạn nào khác mà em đã chọn) và xác định đoạn nào có thể hữu ích trong tình huống đó.

Trưng ra biểu đồ sau đây để học viên có thể tham khảo trong suốt quá trình học. Nếu hữu ích, hãy cân nhắc sử dụng các đoạn thông thạo giáo lý bổ sung hoặc khác với các đoạn đã được nhấn mạnh trong bài học này.

Hình Ảnh
Doctrinal Master - Matthew - John

Phần Tham Khảo Thánh Thư

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

Lu Ca 2:10–12

“Ấy là hôm nay tại thành Đa Vít đã sanh cho các ngươi một Đấng Cứu Thế, là [Ky Tô], là Chúa.”

Giăng 3:5

“Nếu một người chẳng nhờ nước và Thánh Linh mà sanh, thì không được vào nước Đức Chúa Trời.”

Giăng 3:16

“Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài.”

Ma Thi Ơ 5:14–16

“Sự sáng các ngươi hãy soi trước mặt người ta như vậy.”

Ma Thi Ơ 11:28–30

“Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ.”

Ma Thi Ơ 16:15–19

Chúa Giê Su phán: “Ta sẽ giao chìa khóa nước thiên đàng cho ngươi.”

Giăng 7:17

“Nếu ai khứng làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời, thì sẽ biết đạo lý.”

Ma Thi Ơ 22:36–39

“Ngươi hãy yêu mến Chúa, là Đức Chúa Trời ngươi. … Ngươi hãy yêu kẻ lân cận.”

Lu Ca 22:19–20

Chúa Giê Su Ky Tô truyền lệnh: hãy dự phần Tiệc Thánh “để nhớ đến ta.”

Giăng 17:3

“Vả, sự sống đời đời là nhìn biết Cha, tức là Đức Chúa Trời có một và thật, cùng [Chúa Giê Su Ky Tô].”

Lu Ca 24:36–39

“Thần thì không có thịt xương, mà các ngươi thấy Ta có.”

Viết một ghi chú ngắn gọn cho người thanh thiếu niên trong tình huống. Gồm có những điều sau đây:

  • Đoạn thông thạo giáo lý mà em cảm thấy sẽ giúp họ hiểu rõ nhất về mong muốn của Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô dành cho em và lý do tại sao.

  • Một kinh nghiệm cá nhân, câu chuyện trong thánh thư hoặc ví dụ từ cuộc đời của Đấng Cứu Rỗi liên quan đến những điều được dạy trong đoạn này và có thể khuyến khích người này.

  • Những hành động họ có thể thực hiện để áp dụng những lẽ thật trong đoạn thông thạo giáo lý mà em đã gợi ý. (Ví dụ: đối với Lu Ca 22:19–20 , em có thể đưa vào lời khuyên về việc mời ảnh hưởng của Đức Thánh Linh và những điều cần ghi nhớ về Đấng Cứu Rỗi khi dự buổi lễ Tiệc Thánh, hoặc đối với Giăng 7:17 , em có thể gợi ý các bài nói chuyện mà họ có thể đọc để hiểu rõ hơn về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô.)

  • Chứng ngôn của riêng em về Chúa Giê Su Ky Tô và những lẽ thật được dạy trong đoạn mà em đã chọn.

Nếu học viên thực hiện sinh hoạt này với tình huống của một người khác, hãy mời các em trải tờ giấy ra bàn để mỗi học viên có thể nhận lại tờ giấy của chính mình. Mời học viên chia sẻ những điều các em đã học được từ kinh nghiệm này. Cân nhắc chia sẻ một kinh nghiệm cá nhân hoặc chứng ngôn có liên quan.

Nếu em đã viết ghi chú cho một người có thật, thì hãy cân nhắc đưa ghi chú đó cho họ hoặc nói chuyện với họ về ghi chú của mình.

In