Lớp Giáo Lý
Ma Thi Ơ 27; Mác 15; Lu Ca 23; Giăng 19


Ma Thi Ơ 27; Mác 15; Lu Ca 23; Giăng 19

Khái Quát

Sau khi Chúa Giê Su bị bắt giữ và bị vu oan trước các lãnh đạo người Do Thái, Ngài bị đưa ra xét xử trước Phi Lát. Trong khi Ngài đang trải qua nỗi đau đớn dã man vì bị treo trên thập tự giá, những kẻ thù nghịch đã chế nhạo Ngài và bảo Ngài hãy tự giải thoát chính mình khỏi sự hành hạ, nhưng Ngài ngay chính chịu đựng. Sau khi Ngài qua đời, các môn đồ của Ngài đã rất cố gắng để lấy được xác Ngài và chuẩn bị cẩn thận để chôn cất.

Chuẩn Bị Giảng Dạy

Thông tin sau đây cung cấp cho giảng viên ý tưởng về những điều có thể cần được chuẩn bị trước cho mỗi bài học.

Giăng 18:33–40; Lu Ca 23:8–11

Mục đích của bài học: Bài học này sẽ giúp học viên tìm hiểu thêm về đặc tính của Đấng Cứu Rỗi và cách các em có thể noi theo tấm gương của Ngài.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên suy ngẫm về đặc tính của Chúa Giê Su Ky Tô và nghĩ về những đặc điểm nào của Ngài mà các em muốn phát triển một cách trọn vẹn hơn. Mời học viên chuẩn bị để chia sẻ với cả lớp ít nhất một trong những đặc điểm của Chúa Giê Su Ky Tô và lý do họ cảm thấy đặc điểm đó là tốt để sở hữu.

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Để quyết định học viên sẽ đọc câu chuyện nào về việc xét xử Đấng Cứu Rỗi, hãy mời các em giơ ra một đến bốn ngón tay và cho cả lớp xem. Sau đó, trưng ra các câu chuyện khác nhau được đánh số từ một đến bốn. Mời học viên đọc câu chuyện trùng với số ngón tay mà các em đã giơ.

Ma Thi Ơ 27:24–66; Mác 15:15–38

Mục đích của bài học: Bài học này có thể giúp học viên hiểu rõ hơn và biết ơn nỗi thống khổ và cái chết của Đấng Cứu Rỗi trên thập tự giá như một phần thiết yếu trong Sự Chuộc Tội của Ngài.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên đọc Ma Thi Ơ 27:35–50 hoặc lời phát biểu của Giám Trợ Gérald Caussé từ bài học này. Yêu cầu học viên chuẩn bị sẵn sàng để chia sẻ việc Đấng Cứu Rỗi đã chết thay cho cá nhân các em có ý nghĩa như thế nào đối với các em.

  • Video: None Were with Him” (Không Ai Ở cùng Ngài) (18:12; xem từ mã thời gian 9:00 đến 12:37)

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Cân nhắc trưng ra các hình ảnh và lời phát biểu, cũng như cho xem video để giúp những em học theo cách trực quan tích cực học hỏi. Ngoài ra, để làm cho bài học trở nên phong phú hơn nữa về mặt phương tiện truyền thông, hãy cân nhắc tải xuống một bài thánh ca về Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi từ trang ChurchofJesusChrist.org và phát bài hát đó trong khi học viên thực hiện sinh hoạt cuối cùng.

Lu Ca 23:33–46; Giăng 19:26–30

Mục đích của bài học: Bài học này nhằm giúp học viên suy ngẫm về những điều các em có thể học được từ tấm gương của Đấng Cứu Rỗi trong Sự Đóng Đinh Trên Thập Tự Giá và điều này ảnh hưởng như thế nào đến cảm xúc và mong muốn trở nên giống như Ngài hơn của các em.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên chuẩn bị chia sẻ về một người mà các em biết đã thể hiện lòng trắc ẩn hoặc lòng thương xót ngay cả khi đang trải qua những thử thách khó khăn.

  • Những hình ảnh trưng ra: Hình ảnh về các sự kiện khác nhau trong ngày cuối cùng của cuộc đời trần thế của Đấng Cứu Rỗi—chẳng hạn như sự đau khổ của Ngài tại Vườn Ghết Sê Ma Nê, việc bị xét xử bởi những lãnh đạo người Do Thái, việc bị xét xử bởi Phi Lát và Hê Rốt, khổ hình, và Sự Đóng Đinh Trên Thập Tự Giá—nếu muốn

  • Video:Hãy Yêu Thương Nhau như Ngài Đã Yêu Thương Chúng Ta” (9:43; xem từ mã thời gian 3:22 đến 7:54)

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Cân nhắc chia sẻ màn hình của anh chị em như một bảng trắng. Học viên có thể nhập những lẽ thật mà các em học được về Chúa Giê Su Ky Tô trong bài học lên trên bảng trắng. Sau đó trong bài học, học viên cũng có thể liệt kê những cách các em có thể trở nên giống như Chúa Giê Su Ky Tô hơn.

Ma Thi Ơ 27:50–66; Lu Ca 23:55–56; Giăng 19:39–40

Mục đích của bài học: Bài học này nhằm giúp học viên hiểu và suy ngẫm về những điều Chúa Giê Su Ky Tô đã làm cho các em và những điều các em có thể làm để thể hiện sự tôn kính và biết ơn dành cho Ngài.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên suy ngẫm về những điều Đấng Cứu Rỗi đã làm cho các em và liệt kê những cách các em có thể cho thấy tình yêu thương của mình dành cho Ngài.

  • Vật dụng: Hình ảnh về một người thân đã qua đời hoặc cáo phó hoặc chương trình tang lễ, nếu có

  • Hình ảnh: Một sơ đồ đơn giản về đền thờ Giê Ru Sa Lem trong Kinh Tân Ước trên bảng; hình ảnh của một ngôi mộ, một dược và các loại hương liệu

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Cân nhắc mời một hoặc hai học viên chuẩn bị chia sẻ những điều các em muốn tưởng nhớ về một người thân yêu đã qua đời và cách các em yêu quý và tôn trọng họ.

Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 11

Mục đích của bài học: Bài học này sẽ giúp học viên xem lại những lẽ thật có trong các đoạn thánh thư thông thạo giáo lý và sẽ giúp học viên thực hành áp dụng những lẽ thật này trong nhiều trường hợp khác nhau.

  • Học viên chuẩn bị: Nếu có thể, hãy cho học viên một bản sao giấy phát tay có trong bài học này. Mời các em ôn lại các phần tham khảo thánh thư thông thạo giáo lý và các cụm từ then chốt. Ngoài ra, hãy yêu cầu học viên suy ngẫm về các tình huống mà những lẽ thật trong các đoạn thông thạo giáo lý này có thể hữu ích.

  • Biểu đồ: Biểu đồ thông thạo giáo lý để trưng ra lên trên bảng hoặc để phát cho học viên

  • Học cụ cho học viên: Giấy để viết

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Sau khi tất cả học viên viết một tình huống vào một tờ giấy, hãy chọn một học viên cho cả lớp xem tình huống của em đó. Có thể là hữu ích nếu mời cả lớp chọn chế độ xem hiển thị người nói trên phần mềm giảng dạy qua video trực tuyến của các em (không phải chế độ xem dạng thư viện) để nhìn thấy rõ hơn những điều học viên đó đã viết. Sau đó, học viên có thể trả lời bằng đoạn thông thạo giáo lý mà có thể giúp nhân vật trong tình huống đó. Sau đó, học viên đó có thể chọn một học viên khác để trưng ra tình huống của các em, v.v.

In