Lớp Giáo Lý
Thông Thạo Giáo Lý: Giăng 17:3


Thông Thạo Giáo Lý: Giăng 17:3

Biết Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô

Hình Ảnh
A young woman sits on her bed and reads her scriptures in her bedroom.

Trong bài học trước, “Giăng 17,” em đã học được rằng chúng ta có thể tiến triển tới cuộc sống vĩnh cửu bằng cách biết Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô. Bài học này sẽ giúp em học thuộc lòng phần tham khảo thông thạo giáo lý này và cụm từ thánh thư then chốt cho Giăng 17:3, giải thích giáo lý và áp dụng các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh trong tình huống thực tế.

Sự tôn kính đối với các danh xưng của Thượng Đế. Vì những danh xưng của Thượng Đế Đức Chúa Cha và Vị Nam Tử của Ngài, Chúa Giê Su Ky Tô, rất có ý nghĩa, nên hãy nhớ khuyến khích và thể hiện sự tôn kính khi sử dụng danh xưng của hai Ngài (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 63:61).

Học viên chuẩn bị: Mời học viên tìm ra một người nào đó mà họ biết, là người mà có thể biết rõ về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô. Mời học viên hỏi người đó điều gì đã giúp họ tiến đến việc biết Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Bài học thông thạo giáo lý này được thiết kế để dạy sau bài học “Giăng 17”, là bài học về bối cảnh cho đoạn thông thạo giáo lý  Giăng 17:3 . Nếu cần chuyển bài học về đoạn thông thạo giáo lý này sang một tuần khác thì hãy nhớ dạy bài học về bối cảnh tương ứng này trong tuần đó.

Học thuộc lòng và giải thích

Giúp học viên học thuộc lòng phần tham khảo và cụm từ thánh thư then chốt. Sinh hoạt sau đây là một cách để giúp các em thực hiện điều này.

Hãy đọc lớn nhiều lần phần tham khảo thông thạo giáo lý Giăng 17:3 và câu thánh thư then chốt của phần đó: “Vả, sự sống đời đời là nhìn biết Cha, tức là Đức Chúa Trời có một và thật, cùng [Chúa Giê Su Ky Tô].”Trên một tờ giấy riêng, viết phần tham khảo Giăng 17:3 và các chữ cái đầu tiên của mỗi từ trong câu: V s s đ đ l n b C t l Đ C T c m v t, c C G S K T. Chỉ sử dụng các chữ cái đầu tiên của câu, hãy cố gắng đọc thuộc lòng phần tham khảo và cụm từ thánh thư then chốt. Khi em trở nên tự tin hơn, hãy cố gắng đọc thuộc lòng phần tham khảo và cụm từ.

Để giúp em hiểu rõ hơn ý nghĩa của câu thánh thư này, hãy giải thích những lẽ thật được dạy trong Giăng 17:3 bằng lời của riêng mình. Gồm có những điều sau đây:

  1. Ý nghĩa của cụm từ “sự sống đời đời.”

  2. Một số cách chúng ta có thể “biết” Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô.

Mời một vài học viên chia sẻ lời giải thích của các em với lớp học. Nếu học viên cần giúp đỡ để hiểu ý nghĩa của đoạn này, hãy dành thời gian thảo luận về ý nghĩa của đoạn đó trước khi tiếp tục bài học.

Có nhiều lời phát biểu trong phần “Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình” của bài học này và của bài học trước, “Giăng 17”, có thể được sử dụng để giúp đỡ học viên khi cần thiết.

Áp dụng thực tế

Hãy cân nhắc mức độ quen thuộc của học viên với các nguyên tắc đạt được sự hiểu biết thuộc linh khi quyết định cần bao nhiêu thời gian cho gợi ý ôn tập sau đây.

Ôn lại các đoạn 5–12 của phần “Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh” của Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý (năm 2022). Hãy suy nghĩ về cách em có thể giải thích từng nguyên tắc này cho một người chưa bao giờ nghe nói về các nguyên tắc đó trước đây.

Nếu hữu ích, hãy chia học viên thành từng cặp và mời các em tập chia sẻ lời giải thích của mình về những nguyên tắc này.

Đọc tình huống sau đây:

Sau buổi lễ nhịn ăn và chia sẻ chứng ngôn, em nhận thấy người bạn của mình là Julia có vẻ buồn. Khi em đi bộ về nhà với bạn ấy, bạn ấy nói rằng trong buổi lễ hôm nay, bạn ấy nhận ra rằng bạn ấy không biết rõ Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô như bạn ấy muốn. Bạn ấy mô tả cảm giác cô đơn và khao khát có được mối quan hệ với hai Ngài mà bạn ấy cảm nhận được ở một số người đã chia sẻ chứng ngôn của họ. Em quyết định thực sự suy ngẫm và cầu nguyện trong vài ngày tới về cách giúp Julia.

Sử dụng các nguyên tắc đạt được sự hiểu biết thuộc linh, các câu hỏi và sinh hoạt sau đây để giúp em cân nhắc những điều mình có thể nói và làm để giúp Julia. Em có thể muốn viết ra những điều mình học được và bất kỳ ấn tượng nào mình nhận được khi chuẩn bị.

Cân nhắc mời học viên chuẩn bị câu trả lời của các em bằng cách làm việc với một người bạn cùng nhóm. Nói với các em rằng các em sẽ có cơ hội chia sẻ với những học viên khác những điều mình học được.

Xem xét các khái niệm và câu hỏi bằng một quan điểm vĩnh cửu

  • Em nghĩ tại sao Cha Thiên Thượng muốn chúng ta biết Ngài và Vị Nam Tử của Ngài, Chúa Giê Su Ky Tô?

  • Tại sao em muốn biết hai Ngài rõ hết mức có thể trong cuộc sống này?

Tìm kiếm thêm sự hiểu biết qua các nguồn phương tiện đã được Chúa quy định

  • Làm thế nào việc học lời cầu nguyện của Đấng Cứu Rỗi trong Giăng 17:3 có thể giúp Julia thực hiện mong muốn của mình?

Lập một bản liệt kê một số nguồn tốt có thể giúp Julia biết về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Làm thế nào Julia có thể sử dụng các nguồn tài liệu sẵn có để giúp bạn ấy hiểu rõ hơn về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô? (Ví dụ: bạn ấy có thể tìm kiếm những từ khóa nào trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư ,trên trang ChurchofJesusChrist.org, hay trên ứng dụng Thư Viện Phúc Âm?)

Hãy dành vài phút để nghiên cứu các nguồn phương tiện đã được Chúa quy định để tìm hiểu thêm về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô cũng như cách hiểu rõ hơn về hai Ngài.

Mời học viên chia sẻ cả những điều các em đã học được và cách các em tìm thấy thông tin. Điều này có thể giúp các học viên khác học cách sử dụng các nguồn tài liệu sẵn có tốt hơn.

Hành động với đức tin

Mời những học viên đã làm theo gợi ý chuẩn bị của học viên chia sẻ những điều các em đã học được khi trả lời các câu hỏi sau đây.

  • Nỗ lực biết Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô là một hành động với đức tin như thế nào?

  • Em hoặc người nào đó mà mình biết đã làm gì để biết rõ hơn về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô mà em có thể gợi ý cho Julia?

  • Em tìm thấy những cụm từ nào trong đoạn 5–7 của phần “Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh” của Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý (năm 2022) mà có thể giúp một người đang làm những điều đúng đắn nhưng vẫn không cảm thấy gần gũi với Thượng Đế như họ muốn?

Mời mỗi nhóm tập hợp với một vài nhóm khác và chia sẻ với nhau những điều các em tìm thấy trong khi áp dụng các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh.

Ôn lại phần thông thạo giáo lý

Khi bắt đầu hoặc kết thúc bài học sắp tới, hãy dành không quá 3 đến 5 phút để xem lại đoạn giáo lý thông thạo. Cân nhắc viết phần tham khảo thánh thư và cụm từ thánh thư then chốt cho Giăng 17:3 trên bảng với các từ không đúng thứ tự. Sau đó, mời học viên sắp xếp lại các từ.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Cuộc sống vĩnh cửu là gì?

Cuộc sống vĩnh cửu là cụm từ được sử dụng trong thánh thư để xác định chất lượng cuộc sống mà Đức Cha Vĩnh Cửu của chúng ta đang sống. … Cuộc sống vĩnh cửu, hay sự tôn cao, là sống nơi hiện diện của Thượng Đế và tiếp tục với tư cách là gia đình (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 131:1–4).

(Gospel Topics,“Eternal Life” (Cuộc Sống Vĩnh Cửu), topics.ChurchofJesusChrist.org)

Làm thế nào chúng ta có thể biết Đức Chúa Cha và Vị Nam Tử cho chính mình?

Anh Cả Robert D. Hales (1932–2017) thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã trả lời câu hỏi này.

Hình Ảnh
Official portrait of Elder Robert D. Hales of the Quorum of the Twelve Apostles, 2003

Qua sự mặc khải cá nhân. Sự mặc khải cá nhân là cách mà Cha Thiên Thượng giúp chúng ta biết Ngài và Vị Nam Tử của Ngài, học hỏi và sống theo phúc âm, kiên trì đến cùng trong sự ngay chính, và hội đủ điều kiện cho cuộc sống vĩnh cửu—để trở về nơi hiện diện của hai Ngài.

(Robert D. Hales, “Sự Mặc Khải Cá Nhân: Những Lời Giảng Dạy và Các Tấm Gương của Các Vị Tiên Tri”, Liahona, tháng Mười Một năm 2007, trang 87)

Tôi nên làm gì nếu tôi không chắc mình còn tin nơi Thượng Đế không?

Anh Cả Robert D. Hales (1932–2017) thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã nói:

Hình Ảnh
Official portrait of Elder Robert D. Hales of the Quorum of the Twelve Apostles, 2003

Nếu các anh chị em không thể nhớ là mình có tin nơi Thượng Đế không, hoặc là mình đã ngừng tin rồi, hoặc chỉ tin chứ không tin chắc, thì bây giờ tôi mời các anh chị em tìm kiếm một chứng ngôn về Thượng Đế. …

… Với chứng ngôn riêng của mình về Thượng Đế, các anh chị em sẽ có thể ban phước cho gia đình, con cháu, bạn bè, cuộc sống của mình—tất cả những người mình yêu thương. Sự hiểu biết riêng của chúng ta về Thượng Đế không những là ân tứ quý báu nhất các anh chị em có thể ban cho, mà còn sẽ mang đến cho các anh chị em niềm vui lớn lao nhất từ trước đến nay.

… Tôi hứa rằng nếu các anh chị em và những người các anh chị em yêu thương chịu khiêm nhường, chân thành và chuyên cần tìm kiếm Ngài, thì các anh chị em cũng sẽ chắc chắn biết được như vậy. [Lời] chứng của các anh chị em sẽ đến.

(Robert D. Hales, “Tìm Cách Biết Thượng Đế, Cha Thiên Thượng, và Vị Nam Tử của Ngài, Chúa Giê Su Ky Tô”, Liahona, tháng Năm năm 2009, trang 32)

In