Lớp Giáo Lý
Giăng 17


Giăng 17

Lời Cầu Nguyện Hộ Tuyệt Vời của Đấng Cứu Rỗi

Jesus has his eyes closed in prayer, the back of the disciples heads are in the foreground. Outtakes include a view of just the disciples in prayer and just Jesus in a green field with his head bowed in prayer.

Chúa Giê Su Ky Tô đã dâng Lời Cầu Nguyện Hộ tuyệt vời của Ngài (có nghĩa là Ngài cầu xin Cha Thiên Thượng thay cho Các Sứ Đồ của Ngài và tất cả những ai tin cậy nơi Ngài) không lâu trước khi phải chịu đau khổ vì tội lỗi của chúng ta. Trong lời cầu nguyện của Ngài, Chúa Giê Su nói rằng biết Đức Chúa Cha và Vị Nam Tử là có sự sống đời đời (xin xem Giăng 17:3). Bài học này sẽ khuyến khích em tiến đến việc biết về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô rõ hơn trong cuộc sống của mình.

Sử dụng bảng. Việc sử dụng bảng một cách hiệu quả trong giờ học có thể chuẩn bị cho học viên học hỏi. Bảng cũng có thể mời gọi sự tham gia có ý nghĩa, đặc biệt là từ những người học theo cách trực quan. Anh chị em có thể sử dụng bảng để phác họa các điểm chính hoặc nguyên tắc của bài học, vẽ sơ đồ giáo lý hoặc sự kiện, trưng ra bản đồ, vẽ các đối tượng được mô tả trong thánh thư, phát triển sơ đồ hoặc thực hiện các sinh hoạt khác để nâng cao việc học.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên đọc 3 Nê Phi 19:16, 26–33 và suy ngẫm xem các em sẽ cảm thấy như thế nào khi nghe Đấng Cứu Rỗi cầu nguyện lên Cha Thiên Thượng cho các em.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Biết rõ Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô

Để giúp tạo ra sự đoàn kết hơn trong lớp, hãy cân nhắc điều chỉnh sinh hoạt sau đây. Thay vì hỏi hai câu hỏi đầu tiên về một nhân vật lịch sử, hãy chỉ định cho mỗi học viên một người bạn cùng nhóm mà các em có thể không biết rõ. Mời các em nghĩ về một hoặc hai điều các em biết về người đó. Sau đó, cho các em hai phút để nói chuyện với người bạn cùng nhóm của mình với những chỉ dẫn đơn giản để “biết về họ rõ hơn một chút.” Sau hai phút, mời học viên thảo luận về sự khác biệt giữa việc biết những điều về một người nào đó và thực sự biết họ.

Hãy nghĩ về một nhân vật quan trọng trong lịch sử đất nước em.

  • Em biết một số điều gì về người đó?

  • Em mô tả những khác biệt giữa sự hiểu biết của em về nhân vật lịch sử đó và mức độ quen biết của em về một người thân trong gia đình như thế nào?

Bây giờ, hãy dành một ít thời gian để ghi lại vào nhật ký ghi chép việc học tập cảm nghĩ của em về sự hiểu biết của mình về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô. Cảm nghĩ đó chỉ dựa trên những sự kiện em biết về hai Ngài, hay cảm nghĩ đó mang tính cá nhân hơn thế? Em nghĩ việc biết hai Ngài thậm chí ở mức độ thân thiết hơn sẽ ban phước cho cuộc sống của mình như thế nào?

Chúa Giê Su cầu nguyện cho các môn đồ của Ngài

Vào đêm trước khi Ngài chịu đau khổ trong Vườn Ghết Sê Ma Nê, bị phản bội và bị đóng đinh trên thập tự giá, Đấng Cứu Rỗi đã dâng lên một lời cầu nguyện thiêng liêng được gọi là Lời Cầu Nguyện Hộ tuyệt vời. Ngài cầu nguyện lên Cha Thiên Thượng để cầu xin cho các môn đồ của Ngài, bao gồm cả những tín hữu của Ngài đang sống trong thời đại của chúng ta (xin xem Giăng 17:20). Hãy thử tưởng tượng cảm giác của Các Sứ Đồ khi nghe Chúa Giê Su cầu nguyện cho họ trong đêm thiêng liêng đó.

Nếu đã mời học viên làm phần chuẩn bị của học viên, hãy cân nhắc yêu cầu các em chia sẻ những hiểu biết của mình.

  • Chúng ta có thể học được điều gì về Đấng Cứu Rỗi qua tấm gương cầu nguyện của Ngài cho các môn đồ và tất cả những người theo Ngài trước khi Ngài chịu đau khổ trong Vườn Ghết Sê Ma Nê và bị bắt?

Đọc Giăng 17:1–3 , tìm kiếm những phước lành mà Chúa Giê Su Ky Tô đã cầu nguyện mà các môn đồ của Ngài sẽ nhận được.

  • Chúa Giê Su Ky Tô mong muốn điều gì cho các môn đồ của Ngài?

Các cụm từ “cuộc sống vĩnh cữu” và “sự sống đời đời” ( câu 2–3) thường bị hiểu nhầm chỉ có nghĩa là sống mãi mãi. Đấng Cứu Rỗi đang cầu nguyện rằng chúng ta sẽ nhận được nhiều hơn thế. “Cuộc sống vĩnh cửu” là “chất lượng của cuộc sống mà Đức Chúa Cha Vĩnh Cửu của chúng ta đang sống. … Cuộc sống vĩnh cửu, hay sự tôn cao, là sống nơi hiện diện của Thượng Đế và tiếp tục với tư cách là gia đình (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 131:1–4)” (Gospel Topics, “Eternal Life,” topics.ChurchofJesusChrist.org). Cân nhắc ghi lại định nghĩa này trong thánh thư của em gần câu 3 .

  • Theo như câu 3 , một trong những điều chúng ta được đòi hỏi để nhận được cuộc sống vĩnh cửu là gì?

Một lẽ thật mà chúng ta học được từ lời cầu nguyện của Đấng Cứu Rỗi là để nhận được cuộc sống vĩnh cửu, chúng ta phải biết Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Em nghĩ tại sao chúng ta cần thực sự biết Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô để nhận được cuộc sống vĩnh cửu?

Anh Cả Michael John U. Teh thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mười đã giải thích tầm quan trọng của việc biết Đấng Cứu Rỗi:

Official Portrait of Elder Michael John U. Teh. Photographed in 2015. Background replaced in March 2017.

Chúng ta cần phải nhận ra rằng việc biết Đấng Cứu Rỗi là mục tiêu quan trọng nhất trong cuộc đời chúng ta. Việc này phải được ưu tiên hơn bất cứ điều gì khác.

(Michael John U. Teh, “Đấng Cứu Rỗi Của Riêng Chúng Ta”, Liahona, tháng Năm năm 2021, trang 99)

  • Em nghĩ tại sao biết Đấng Cứu Rỗi là mục tiêu quan trọng nhất trong cuộc đời chúng ta?

  • Điều gì có thể gây khó khăn để ưu tiên cho việc biết Đấng Cứu Rỗi thay vì những mục tiêu khác trong cuộc sống của em?

Hãy suy ngẫm một chút về mối quan hệ thân thiết của em với một người trong gia đình hoặc bạn bè đã phát triển như thế nào. Em đã làm gì để biết họ rõ hơn? Có những kinh nghiệm then chốt nào đã giúp em thực sự biết họ không? Mối quan hệ đó đã mất bao lâu để phát triển?

  • Làm cách nào em có thể áp dụng những hành động mà đã giúp mình phát triển mối quan hệ thân thiết với một người trong gia đình hoặc bạn bè vào việc biết Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô?

Để có thêm ý tưởng về cách để biết Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô, hãy cân nhắc chia sẻ những lời phát biểu từ phần “Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình”.

Cân nhắc mời học viên trả lời các câu hỏi sau đây theo nhóm nhỏ để nhiều học viên có thể chia sẻ.

  • Em đã có những kinh nghiệm nào giúp em biết Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô? Em đã học được điều gì qua những kinh nghiệm này?

Biết Đấng Cứu Rỗi qua lời cầu nguyện của Ngài

Để cho phép học viên nghiên cứu toàn bộ chương thay vì chỉ các câu gợi ý trong đoạn sau đây, hãy cân nhắc chỉ định các phần của chương cho các học viên khác nhau, sau đó mời các em chia sẻ những điều đã học được với cả lớp.

Một cách để biết Đấng Cứu Rỗi là qua lời cầu nguyện của Ngài. Hãy dành vài phút để biết rõ hơn Đấng Cứu Rỗi là ai bằng cách nghiên cứu những điều Ngài đã cầu nguyện trong Giăng 17 . Một số câu em có thể chọn chú trọng vào là Giăng 17:4–11, 20–26 .

  • Em học được điều gì về mối quan hệ của Chúa Giê Su Ky Tô với Đức Chúa Cha của Ngài từ lời cầu nguyện này?

  • Chúa Giê Su Ky Tô mong muốn chúng ta có những phước lành nào?

  • Em nghĩ tại sao Ngài cầu nguyện để em nhận được những phước lành cụ thể này?

  • Em đã học được điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô và Cha Thiên Thượng mà giúp em muốn biết hai Ngài rõ hơn?

Hãy tưởng tượng sẽ như thế nào khi được đến gần với Cha Thiên Thượng và Đấng Cứu Rỗi đến nỗi mối quan hệ của em có thể được mô tả như hiệp làm một với hai Ngài. Em cảm thấy điều đó thế nào? Cuộc sống của em sẽ tốt hơn như thế nào? Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô yêu thương em rất nhiều và mong muốn được hiệp một với em. Chúa Giê Su Ky Tô đã cầu nguyện lên Cha Thiên Thượng để giúp em có mối quan hệ thân thiết với hai Ngài. Hãy nhớ rằng một mối quan hệ như vậy sẽ cần có thời gian và nỗ lực để phát triển, trong suốt cuộc sống này và cả cuộc sống kế tiếp.

Ghi lại vào nhật ký ghi chép việc học tập những điều em sẵn lòng làm để biết rõ hơn về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô. Hãy bao gồm cả cách em nghĩ em sẽ biết rằng mối quan hệ của mình với hai Ngài càng ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn và em tin rằng mối quan hệ đó sẽ ban phước như thế nào cho cuộc sống của mình.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Chúng ta có thể làm điều gì để biết Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô rõ hơn?

Chủ Tịch Henry B. Eyring thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã dạy:

Official Portrait of President Henry B. Eyring taken March 2018.

Nếu anh chị em muốn ở gần một người mình yêu thương nhưng không có mối quan hệ gần gũi với người ấy thì anh chị em biết phải làm thế nào rồi. Anh chị em sẽ tìm cách nói chuyện với họ, anh chị em sẽ lắng nghe họ nói, và anh chị em sẽ tìm ra những cách để giúp đỡ nhau. Những việc như vậy càng được làm thường xuyên thì mối quan hệ tình cảm càng kéo dài hơn, và trở nên càng sâu đậm hơn. Nếu để quá lâu mà không nói chuyện, lắng nghe, và giúp đỡ nhau thì mối quan hệ tình cảm đó sẽ suy yếu.

Thượng Đế là hoàn hảo và toàn năng, còn anh chị em và tôi là con người trần thế. Nhưng Ngài là Đức Chúa Cha chúng ta, Ngài yêu thương chúng ta, và Ngài ban cho cùng một cơ hội để đến gần Ngài hơn giống như một người bạn tốt thường làm. Và anh chị em sẽ làm điều đó theo cách thức tương tự: lắng nghe, nói chuyện, và giúp đỡ nhau.

(Henry B. Eyring, “To Draw Closer to God”, Ensign, tháng Năm năm 1991, trang 66)

Anh Cả C. Scott Grow thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi đã giải thích:

Official Portrait of Elder C. Scott Grow. Photographed March 2017.

Các bạn trẻ thân mến của tôi, chúng ta có thể bắt đầu biết được Thượng Đế qua lời cầu nguyện. …

… Khi học thánh thư mỗi ngày, riêng một mình và với gia đình của mình, các em sẽ học cách nhận ra tiếng nói của Thánh Linh và sẽ tiến đến việc biết Thượng Đế. …

Khi chúng ta tìm cách làm theo ý muốn của Thượng Đế bằng cách trung tín phục vụ Ngài và đồng bào mình thì chúng ta cảm thấy sự chấp thuận của Ngài và thật sự tiến đến việc biết Ngài.

Đấng Cứu Rỗi phán bảo chúng ta rằng cách tốt nhất để biết Thượng Đế là trở nên giống như Ngài. Ngài dạy: “Vậy nên, các ngươi nên là những người như thế nào? Quả thật, ta nói cho các người hay, các ngươi phải giống như ta vậy.” [ 3 Nê Phi 27:27 ].

Sự xứng đáng là cần thiết để trở nên giống như Ngài. …

Thượng Đế biết các em và mời các em biết Ngài. Hãy cầu nguyện lên Đức Chúa Cha, học thánh thư, tìm cách làm theo ý muốn của Thượng Đế, cố gắng trở nên giống như Đấng Cứu Rỗi, và tuân theo những người thầy thông thái ngay chính. Khi làm như vậy, các em sẽ tiến tới việc biết được Thượng Đế và Chúa Giê Su Ky Tô, và các em sẽ thừa hưởng cuộc sống vĩnh cửu.

(C. Scott Grow, “Và Đây Là Cuộc Sống Vĩnh Cửu”, Liahona, tháng Năm năm 2017, trang 121–124)

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

4:48

Sinh hoạt vẽ—trở nên hiệp làm một

Cân nhắc mời một học viên trình bày sinh hoạt sau đây lên trên bảng khi các học viên khác hoàn thành sinh hoạt đó trong nhật ký ghi chép việc học tập.

Mời học viên tạo một sơ đồ trên một trang trống bằng cách viết tên của các em ở góc dưới cùng bên trái, tên của một người bạn ở dưới cùng gần chính giữa, tên của một người trong gia đình ở góc dưới cùng bên phải, và Cha Thiên Thượng Chúa Giê Su Ky Tô ở trên cùng gần chính giữa.

Tiếp theo, yêu cầu học viên vẽ một đường thẳng từ tên của các em đến Chúa Giê Su Ky Tô, sau đó từ từng tên khác đến Chúa Giê Su Ky Tô.

Mời các em tưởng tượng rằng mỗi người trên trang đó đang tiến về phía Chúa Giê Su Ky Tô theo những đường mà các em đã vẽ. Điều gì xảy ra với khoảng cách giữa những người này khi từng người đến gần hơn với Đấng Cứu Rỗi?

Yêu cầu học viên đọc Giăng 17:18–26 , tìm kiếm điều gì tự nhiên xảy ra với mối quan hệ giữa các môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô khi mỗi người trở nên giống Đấng Cứu Rỗi hơn.

Sử dụng đại hội trung ương để gia tăng sự hiểu biết của chúng ta về thánh thư

Đưa cho mỗi học viên một bản sao bài nói chuyện của Anh Cả David A. Bednar có tựa đề “Ví Bằng Các Ngươi Biết Ta” (Liahona, tháng Mười Một năm 2016, trang 102–105). Cho học viên thời gian để nghiên cứu và tìm kiếm thêm những lý do mà chúng ta cần biết về Đấng Cứu Rỗi, cũng như những điều chúng ta có thể làm để biết Ngài rõ hơn.