Lớp Giáo Lý
Giăng 14–16


Giăng 14–16

Sứ Mệnh của Đức Thánh Linh

Oil on paper on board painting depicting Christ and eleven apostles seated on the floor around a low table. They participate in the Sacrament of the Last Supper while the shadow of Judas is seen leaving the table. Signed by artist. Done in gold and brown tones.

Trong suốt giáo vụ của Đấng Cứu Rỗi, Các Vị Sứ Đồ vui hưởng quyền năng của Đức Thánh Linh, nhưng họ vẫn chưa nhận được ân tứ Đức Thánh Linh, là điều sẽ cho phép họ, qua sự ngay chính của mình, có được sự đồng hành liên tục của Đức Thánh Linh (xin xem Bible Dictionary, “Holy Ghost”). Chúa Giê Su Ky Tô đã hứa ban phước cho họ với ân tứ của Đức Thánh Linh sau khi Ngài thăng thiên. Bài học này có thể giúp em nhận ra cách Đức Thánh Linh thực hiện các vai trò khác nhau của Ngài trong cuộc sống của em.

Làm việc với từng học viên một. Đấng Cứu Rỗi đã tìm kiếm những kinh nghiệm giúp Ngài có thể làm việc với từng người một (ví dụ: xin xem 3 Nê Phi 11:13–15). Học viên được ban phước khi các giảng viên noi theo tấm gương của Đấng Ky Tô trong việc phục sự các cá nhân. Cố gắng nhận ra những nhu cầu của học viên và giúp các em nhận thấy cách các em có thể tìm kiếm và nhận được sự giúp đỡ của Chúa để đáp ứng cho những nhu cầu đó.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên suy ngẫm về các ví dụ từ thánh thư hoặc kinh nghiệm cá nhân giúp các em trả lời câu hỏi “Đức Thánh Linh giúp đỡ các em bằng cách nào?”

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Đức Thánh Linh có thể giúp đỡ em như thế nào?

Phát cho mỗi học viên một tờ giấy và hướng dẫn các em trả lời ẩn danh các câu hỏi sau đây trên mặt kia của tờ giấy.

  • Em hiểu gì về cách Đức Thánh Linh có thể giúp đỡ em?

  • Em có câu hỏi nào về vai trò của Đức Thánh Linh trong cuộc sống của chúng ta?

Hãy thu lại các tờ giấy và chia sẻ một số câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên với cả lớp. Giúp học viên nhiệt tình tham gia vào câu trả lời của các bạn cùng lớp bằng cách đặt những câu hỏi như “Ai đã từng có một kinh nghiệm tương tự?” hoặc “Các em thích điều gì từ những điều bạn cùng lớp của mình đã chia sẻ?” Lật các tờ giấy lại và chia sẻ một số câu hỏi mà học viên đã viết về Đức Thánh Linh. Có thể hữu ích để viết một số câu hỏi này lên trên bảng.

Khi em học, hãy tìm câu trả lời cho những câu hỏi của mình về Đức Thánh Linh và cách mà vai trò của Đức Thánh Linh có thể giúp em với các nhu cầu cá nhân của mình.

Hãy giúp học viên nhận biết câu trả lời cho các câu hỏi của họ qua bài học này. Việc này có thể được thực hiện bằng cách đặt ra câu hỏi như “Như chúng ta đã học hôm nay, các em đã tìm thấy câu trả lời nào cho một số câu hỏi chúng ta đã đọc vào đầu buổi học?”

Chúa Giê Su dạy Các Sứ Đồ của Ngài về Đức Thánh Linh

Sau khi Đấng Cứu Rỗi thực hiện Tiệc Thánh, và biết rằng Ngài sẽ sớm phải chịu đựng vì những đau đớn, cám dỗ và tội lỗi của chúng ta và rồi bị đóng đinh trên thập tự giá, Ngài tiếp tục giảng dạy cho Các Sứ Đồ của Ngài.

Đọc Giăng 14:16–17 , tìm kiếm những điều mà Đấng Cứu Rỗi đã hứa ban cho Các Sứ Đồ của Ngài.

  • Em nghĩ tại sao Chúa Giê Su Ky Tô đã hứa với Các Sứ Đồ của Ngài rằng họ sẽ nhận được ân tứ Đức Thánh Linh ngay sau khi Ngài rời khỏi?

Viết những câu còn dở dang sau đây lên trên bảng.

Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô gửi Đức Thánh Linh đến cho chúng ta để …

Học viên sẽ hoàn thành câu này khi hoàn thành biểu đồ sau đây.

Trưng ra hoặc vẽ biểu đồ để học viên có thể nhìn thấy cả hai cột, bao gồm các phần tham khảo trong cột đầu tiên. Yêu cầu học viên để trống cột thứ ba, sẽ thêm vào cột này sau. Nếu học viên định làm việc này riêng cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ, thì hãy cân nhắc làm mẫu cho cả lớp bằng cách cùng hoàn thành một số hàng.

(Các) Câu

Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô gửi Đức Thánh Linh đến cho chúng ta để …

Giăng 14:16–17

Giăng 14:26

Giăng 14:27

Giăng 15:26

Giăng 16:7–8

Giăng 16:13–14

Hãy chú ý quan sát trong khi học viên hoàn thành biểu đồ. Lưu ý đến những người đọc chậm hơn hoặc bất kỳ học viên nào có thể gặp khó khăn trong việc đọc hiểu. Hãy hỗ trợ khi cần thiết.

Khi học viên hoàn thành cột thứ hai, mời một vài học viên viết lên trên bảng một câu tóm tắt hoặc một nguyên tắc của lẽ thật mà các em tìm thấy trong mỗi câu.

Sự làm chứng từ Đức Thánh Linh

Đấng Cứu Rỗi đã dạy rằng Đức Thánh Linh sẽ làm chứng và tôn vinh Ngài (xin xem Giăng 15:26 ; 16:13–14).

Chủ Tịch Russell M. Nelson đã nhận xét:

Official portrait of President Russell M. Nelson taken January 2018

Lẽ thật quan trọng nhất mà Đức Thánh Linh sẽ làm chứng cho anh chị em là Chúa Giê Su Đấng Ky Tô, Vị Nam Tử của Thượng Đế hằng sống.

(Russell N. Nelson,“Sự Mặc Khải cho Giáo Hội, Sự Mặc Khải cho Cuộc Đời Chúng Ta,” Liahona,tháng Năm năm 2018, trang 96)

  • Có khi nào em cảm thấy Đức Thánh Linh giảng dạy và làm chứng cho mình về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô không? Đức Thánh Linh đã giảng dạy và làm chứng cho em bằng cách nào?

  • Mọi người có thể làm gì để mời Đức Thánh Linh giảng dạy cho họ về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô? (xin xem Giăng 7:17;14:13).

Hãy làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô, Thiên Tính của Ngài và tình yêu thương của Ngài, và cân nhắc chia sẻ một kinh nghiệm cá nhân về cách anh chị em nhận được lời chứng đó qua Đức Thánh Linh. Khuyến khích học viên tiếp tục làm việc để nhận biết cách Đức Thánh Linh đang làm chứng những điều này trong cuộc sống của riêng họ.

Những kinh nghiệm cá nhân với Đức Thánh Linh

Thêm cột thứ ba vào biểu đồ của em và ghi là “Cách mà Đức Thánh Linh đã làm điều này cho tôi hoặc một người nào đó mà tôi biết.” Đối với mỗi đoạn thánh thư trong biểu đồ, hãy nghĩ đến và viết về bất kỳ kinh nghiệm nào mà em, một người trong gia đình, hoặc một người nào đó trong thánh thư đã được Đức Thánh Linh làm trọn vẹn vai trò đó. Nếu em không nhận ra hoặc không nhớ một kinh nghiệm cá nhân đối với từng vai trò của Đức Thánh Linh mà Đấng Cứu Rỗi đã nhấn mạnh trong những câu này, thì cũng không sao. Khi em cố gắng trung tín và tìm kiếm những kinh nghiệm này trong cuộc sống của mình, Cha Thiên Thượng sẽ giúp em nhận biết được những kinh nghiệm đó.

Cho học viên đủ thời gian để viết về những kinh nghiệm của các em. Trong khi học viên viết, hãy tìm những học viên có thể đang gặp khó khăn trong việc nhận biết những kinh nghiệm mà họ đã có với Đức Thánh Linh, và giúp đỡ từng em một nếu cần thiết. Việc nghe một kinh nghiệm cá nhân từ cuộc sống của giảng viên có thể giúp các em nhớ lại một trong những kinh nghiệm của riêng mình.

Khi học viên viết xong, hãy mời những em tình nguyện sẵn sàng chia sẻ một số kinh nghiệm của các em. Vì tính chất thiêng liêng của những kinh nghiệm thuộc linh nên sẽ là không phù hợp nếu kêu gọi một học viên chia sẻ. Nhắc nhở học viên đừng chia sẻ bất cứ điều gì quá thiêng liêng hoặc quá riêng tư.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Đức Thánh Linh làm gì?

Chủ Tịch Dallin H. Oaks đã dạy:

15:16
Official Portrait of President Dallin H. Oaks taken March 2018.

Đấng thứ ba trong Thiên Chủ Đoàn là Đức Thánh Linh, [còn gọi là] Thánh Linh của Chúa và Đấng An Ủi. Ngài là Đấng trong Thiên Chủ Đoàn, là tác nhân của sự mặc khải cá nhân. Là một Đấng linh hồn (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 130:22), Ngài có thể ngự trong chúng ta và thực hiện vai trò thiết yếu của Đấng truyền đạt giữa Đức Chúa Cha và Vị Nam Tử cùng các con cái của Thượng Đế trên thế gian. Nhiều thánh thư dạy rằng sứ mệnh của Ngài là làm chứng về Đức Chúa Cha và Vị Nam Tử (xin xem Giăng 15:26 ; 3 Nê Phi 28:11 ; Giáo Lý và Giao Ước 42:17). Đấng Cứu Rỗi đã hứa rằng Đấng An Ủi sẽ dạy dỗ mọi sự, nhắc lại cho chúng ta nhớ mọi điều, và hướng dẫn chúng ta đến với mọi lẽ thật (xin xem Giăng 14:26 ; 16:13). Như vậy, Đức Thánh Linh giúp chúng ta phân biệt giữa sự thật và sự giả mạo, hướng dẫn chúng ta trong những quyết định trọng đại của mình, và giúp chúng ta vượt qua những thử thách trên trần thế. Ngài cũng là phương tiện mà qua đó chúng ta được thánh hóa, nghĩa là được thanh tẩy và thanh sạch khỏi tội lỗi (xin xem 2 Nê Phi 31:17 ; 3 Nê Phi 27:20 ; Mô Rô Ni 6:4).

(Dallin H. Oaks, “Thiên Chủ Đoàn và Kế Hoạch Cứu Rỗi”, Liahona, tháng Năm năm 2017, trang 102)

Tại sao điều quan trọng là chúng ta nhận biết Đức Thánh Linh đang phán bảo chúng ta?

Chủ Tịch Dallin H. Oaks thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã dạy:

Official Portrait of President Dallin H. Oaks taken March 2018.

Đường dây liên lạc cá nhân này với Cha Thiên Thượng qua Đức Thánh Linh là nguồn chứng ngôn của chúng ta về lẽ thật, về sự hiểu biết và hướng dẫn từ Cha Thiên Thượng đầy lòng nhân từ. Đó là một đặc điểm thiết yếu của kế hoạch phúc âm kỳ diệu của Ngài, mà cho phép mỗi con cái của Ngài nhận được một chứng ngôn cá nhân về lẽ thật của kế hoạch đó.

(Dallin H. Oaks, “Hai Đường Dây Liên Lạc”, Liahona, tháng Mười Một năm 2010, trang 83)

Giăng 14:27. Làm thế nào tôi có thể cảm nhận được sự bình an từ Đức Thánh Linh nếu tôi đang gặp khó khăn với sức khỏe tâm lý?

Nếu em gặp những thử thách về sức khỏe tâm lý như lo lắng hoặc căng thẳng, em có thể cảm thấy rất khó mà cảm nhận được Đức Thánh Linh. Đây không phải là lỗi của em. Cha Thiên Thượng của chúng ta và Vị Nam Tử của Ngài, Chúa Giê Su Ky Tô biết những khó khăn này và hai Ngài muốn giúp em. Hãy cân nhắc xem lại một hoặc hai nguồn tài liệu sau đây để biết thêm thông tin về cách cảm nhận được sự bình an từ Đức Thánh Linh khi em đang gặp khó khăn với các vấn đề về sức khỏe tâm lý.

11:36

Giăng 16:7. Đấng Cứu Rỗi có ý gì khi Ngài nói: “Nếu ta không đi, Đấng Yên Ủi sẽ không đến cùng các ngươi đâu”?

Vì một số lý do không được giải thích đầy đủ trong thánh thư, Đức Thánh Linh đã không hoạt động một cách trọn vẹn giữa những người Do Thái trong những năm Chúa Giê Su còn ở trên trần gian ( Giăng 7:39 ; 16:7). Những câu trong Kinh Tân Ước nói về việc Đức Thánh Linh chỉ đến sau khi Chúa Giê Su phục sinh chỉ áp dụng cho gian kỳ cụ thể đó, vì rõ ràng là Đức Thánh Linh đã hoạt động trong những gian kỳ trước đó. Ngoài ra, sách cũng đề cập chỉ có ân tứ Đức Thánh Linh là không hiện diện, bởi vì quyền năng của Đức Thánh Linh đã có tác dụng trong các giáo vụ của Giăng Báp Tít và Chúa Giê Su; nếu không thì sẽ không ai nhận được một chứng ngôn về các lẽ thật mà những vị này đã dạy ( Ma Thi Ơ 16:16–17 ; xin xem thêm 1 Cô Rinh Tô 12:3).

(Bible Dictionary, “ Holy Ghost ”)

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Giăng 14:16, 26–27 ; 15:26. Đức Thánh Linh là Đấng An Ủi

15:25

Nhận ra sự mặc khải cá nhân từ Đức Thánh Linh

Giới trẻ thường hỏi làm thế nào họ có thể cải thiện khả năng nhận ra Đức Thánh Linh trong cuộc sống của họ. Mong muốn ngay chính này là một bước quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển thuộc linh. Hãy cân nhắc sử dụng một hoặc nhiều nguồn tài liệu sau đây để giúp học viên tìm hiểu thêm về kỹ năng thuộc linh quan trọng này.

  • Học Cách Nhận Ra Những Sự Thúc Giục của Thánh Linh”, trong Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta: Sách Hướng Dẫn cho Sự Phục Vụ Truyền Giáo (năm 2018), trang 109–110.

8:12