Lớp Giáo Lý
Ma Thi Ơ 21:1–11; Giăng 12:27–36


Ma Thi Ơ 21:1–11; Giăng 12:27–36

Sự Vào Thành Đầy Đắc Thắng của Đấng Cứu Rỗi

Jesus Christ’s triumphal entry into Jerusalem. altered version

Đấng Cứu Rỗi đã vào thành Giê Ru Sa Lem đầy đắc thắng, trong tiếng reo mừng “Hô Sa Na” của dân chúng để ca ngợi và thờ phượng Ngài (xin xem Ma Thi Ơ 21:9). Sau đó, Chúa Giê Su đã dạy dân chúng về sứ mệnh của Ngài để cứu rỗi họ. Bài học này bao gồm phần khái quát về tuần lễ cuối cùng của Chúa Giê Su Ky Tô trên trần thế, mà có thể giúp em cảm thấy sự tôn trọng và kính phục lớn lao hơn đối với Chúa Giê Su Ky Tô và sứ mệnh cứu rỗi chúng ta của Ngài.

Sử dụng sách Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình. Học viên có thể đã có cơ hội nghiên cứu và thảo luận về các đoạn thánh thư được chỉ định trong bài học này và liên hệ đến các nguồn tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta ở nhà trước khi thảo luận về các đoạn thánh thư này trong lớp giáo lý. Hãy thích ứng bài học theo những kinh nghiệm trước đây mà học viên có thể đã có với nội dung này. Tìm kiếm các cơ hội để rút ra những kinh nghiệm mà học viên đã có ở nhà mà có thể ban phước cho lớp giáo lý.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên chuẩn bị trước để nói về lúc mà các em cần người khác giúp đỡ để thoát khỏi một tình huống khó khăn. Để xem một ví dụ về loại tình huống này, các em có thể xem “Nơi Có Công Lý, Tình Yêu Thương và Lòng Thương Xót Liên Kết Với Nhau” từ mã thời gian 0:00 đến 5:01. Video này cho thấy bài nói chuyện trong đại hội trung ương vào tháng Tư năm 2015 của Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ đồ và có trên trang ChurchofJesusChrist.org.

2:3

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Sự cần thiết để cứu rỗi

Mời học viên suy ngẫm về sự chuẩn bị của các em cho buổi học. Học viên có thể chia sẻ một câu chuyện cá nhân về lúc mà các em cần người khác giúp đỡ hoặc có thể chia sẻ câu chuyện về một người mà các em biết.

Hãy nghĩ về lúc mà em rơi vào một hoàn cảnh khó khăn và cần người khác giúp đỡ hoặc cứu em.

  • Tại sao em cần sự giúp đỡ hoặc cần được cứu?

  • Điều gì có thể đã xảy ra nếu em không nhận được sự giúp đỡ?

  • Kinh nghiệm đó ảnh hưởng như thế nào đến cảm nghĩ của em đối với người đã giúp đỡ hoặc cứu em?

Tất cả chúng ta cần quyền năng cứu rỗi của Chúa Giê Su Ky Tô. Tất cả chúng ta đều mắc những sai lầm mà chúng ta không thể sửa chữa, trải qua những mất mát mà chúng ta không thể phục hồi, và đối mặt với nỗi đau đớn, sự ngược đãi, bi kịch, gánh nặng và nỗi thất vọng mà chúng ta không thể giải quyết một mình.Hãy suy ngẫm về việc em cần có Chúa Giê Su Ky Tô. Trong nhật ký ghi chép việc học tập, hãy viết ra những điều em cần quyền năng cứu rỗi của Chúa Giê Su Ky Tô để giúp em.

Trong bài học này, hãy tìm kiếm sự soi dẫn của Đức Thánh Linh để tìm hiểu thêm về lý do tại sao Đấng Cứu Rỗi Chúa Giê Su Ky Tô có thể cứu chúng ta khỏi mọi sai lầm, mất mát, đau đớn và tình huống mà chúng ta không thể sửa chữa.

Sự tiến vào thành đầy đắc thắng của Chúa Giê Su Ky Tô

Cân nhắc trưng ra một hình ảnh về sự tiến vào thành đầy đắc thắng của Đấng Cứu Rỗi.

Trước khi vào thành Giê Ru Sa Lem lần cuối cùng, Chúa Giê Su đã yêu cầu các môn đồ của Ngài mang cho Ngài một con lừa con. Các môn đồ che cho con lừa cái và lừa con bằng quần áo của họ, và họ đặt Đấng Cứu Rỗi lên lừa con (xin xem Ma Thi Ơ 21:1–7; Giăng 12:14–15).

Hãy đọc Ma Thi Ơ 21:8–11Giăng 12:12–13, tìm kiếm xem dân chúng đã phản ứng với Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào khi Ngài tiến vào thành Giê Ru Sa Lem. Khi em đọc, hãy tưởng tượng chính mình đang có mặt.

Nhiều người đã reo lên “Hô Sa Na”, trong tiếng Hê Bơ Rơ có nghĩa là “‘xin cứu chúng tôi’ và được dùng trong sự ca ngợi và cầu khẩn” (Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Hô Sa Na”, trên trang scriptures.ChurchofJesusChrist.org).

Anh Cả Bruce R. McConkie (1915–1985) thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã giải thích ý nghĩa của phản ứng của dân chúng với việc Đấng Cứu Rỗi vào thành Giê Ru Sa Lem:

Head and shoulders portrait of Elder Bruce R. McConkie.

Chỉ những vị vua và những người chiến thắng mới nhận được một biểu hiện đặc biệt tôn trọng như thế này. … Giữa những tiếng reo hò ngợi khen và khẩn nài sự cứu rỗi và giải cứu, chúng ta thấy các môn đồ đang dùng những nhành lá kè (lá chà là) rải trên đường đi của Chúa làm biểu hiệu chiến thắng. Toàn bộ quang cảnh đầy ấn tượng này định trước rằng giáo đoàn trong tương lai khi “vô số người, không ai đếm được” … sẽ đứng “trước ngôi và trước Chiên Con, mặc áo dài trắng, tay cầm nhành chà là”, cất tiếng lớn kêu rằng: “Sự cứu rỗi thuộc về Đức Chúa Trời ta, là Đấng ngự trên ngôi, và thuộc về Chiên Con.” ( Khải Huyền 7:9–10 .)

(Doctrinal New Testament Commentary [năm 1965], 1:578)

  • Em có thể đã nói, đã làm và cảm thấy gì nếu có mặt trong ngày Đấng Cứu Rỗi đắc thắng tiến vào thành Giê Ru Sa Lem? Tại sao?

  • Có khi nào em cảm thấy muốn reo lên “Hô Sa Na” (dâng lời ngợi khen và biết ơn chân thành) lên Chúa Giê Su Ky Tô không?

  • Tại sao bây giờ em có thể reo lên “Hô Sa Na” lên Đấng Cứu Rỗi? Còn trong tương lai?

Nếu thích hợp, hãy thảo luận với học viên khi các em có thể đã tham gia một nghi thức Lời Reo Mừng Hô Sa Na. Ví dụ, các em có thể đã tham gia vào một nghi thức như vậy như một phần của lễ cung hiến đền thờ.

Khi Chúa Giê Su cưỡi một con lừa con vào thành Giê Ru Sa Lem, nhiều người nhận ra đây là lời tuyên phán công khai rằng Ngài không chỉ là Đấng Mê Si đã được hứa mà còn là Vua của Y Sơ Ra Ên đã được hứa. Nhiều người coi đó là sự ứng nghiệm của những lời tiên tri trong thánh thư, chẳng hạn như lời tiên tri được ghi lại trong Xa Cha Ri 9:9 .

Nhiều người nghĩ rằng Đấng Mê Si sẽ là một nhà lãnh đạo quân sự tài giỏi, người sẽ cứu họ khỏi sự áp bức của người La Mã. Họ đã hiểu sai sứ mệnh cứu rỗi của Đấng Cứu Rỗi.

  • Cha Thiên Thượng đã phái Chúa Giê Su Ky Tô đến để cứu chúng ta khỏi điều gì?

Mục đích và sứ mệnh của Đấng Cứu Rỗi

Sau khi Đấng Cứu Rỗi đắc thắng vào thành, “mấy người Gờ Réc” mà đã đến thành Giê Ru Sa Lem để giữ Lễ Vượt Qua đã yêu cầu được gặp Ngài (xin xem Giăng 12:20–21). Khi Chúa Giê Su biết được yêu cầu của họ, Ngài đã dạy về nỗi thống khổ, cái chết và Sự Phục Sinh đang đến gần của Ngài. Ngài giải thích rằng những sự kiện cuối cùng này ở Giê Ru Sa Lem, bao gồm cả việc Ngài sắp bị đóng đinh, là toàn bộ mục đích cho việc Ngài đến thế gian (xin xem Giăng 12:23–33).

Hãy đọc Giăng 12:27–28, 32–33, và tìm xem Chúa Giê Su đã nói mục đích và sứ mệnh của Ngài là gì. (Lưu ý rằng tiếng nói từ thiên thượng là tiếng nói của Cha Thiên Thượng bày tỏ sự tin tưởng rằng Chúa Giê Su Ky Tô sẽ hoàn thành Sự Chuộc Tội của Ngài.)

  • Chúa Giê Su đã dạy gì về mục đích và sứ mệnh của Ngài?

  • Làm thế nào để sự tin tưởng của Cha Thiên Thượng nơi Chúa Giê Su Ky Tô có thể làm gia tăng sự tin tưởng của em vào khả năng của Đấng Cứu Rỗi và sự sẵn lòng cứu rỗi em?

Một cách để tóm tắt những điều mà Đấng Cứu Rỗi đã dạy trong Giăng 12:27–28, 32–33 Chúa Giê Su Ky Tô đã thực hiện Sự Chuộc Tội của Ngài để Ngài có thể thu hút tất cả chúng ta đến cùng Ngài.

Đấng Cứu Rỗi đã làm chứng về cùng lẽ thật này trong 3 Nê Phi 27:13–15 . Hãy đọc đoạn này, tìm xem những câu này bổ sung thêm điều gì cho sự hiểu biết của em về lẽ thật này. Em có thể muốn tham khảo chéo hoặc liên kết đoạn này với Giăng 12:32 .

Khái quát về các sự kiện trong tuần cuối cùng của Đấng Cứu Rỗi

Một số sự kiện trong tuần cuối cùng của cuộc sống trần thế của Đấng Cứu Rỗi là cần thiết cho sứ mệnh và mục đích của Ngài để cứu rỗi chúng ta bằng cách thu hút chúng ta đến cùng Ngài.

Đồ họa thông tin sau đây có thể giúp em hiểu rõ hơn về những sự kiện này.

New Testament Seminary Teacher Manaul - 2023

Color Handouts Icon

Cung cấp cho học viên một bản của phần đồ họa thông tin này, hoặc trưng nó ra bây giờ.

Tùy thuộc vào nhu cầu của học viên, có thể là hữu ích nếu sử dụng một số ý tưởng trong phần “Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung” của bài học này để bổ sung hoặc thay thế cho phần đồ họa thông tin.

Hãy nhìn qua phần đồ họa thông tin. Đọc một số đoạn thánh thư để trở nên quen thuộc hơn với các sự kiện được mô tả. Hãy suy ngẫm xem những sự kiện này đã góp phần như thế nào vào sứ mệnh cứu rỗi của Chúa Giê Su Ky Tô và suy ngẫm cách Ngài có thể giúp đỡ và cứu rỗi em nhờ những điều Ngài đã dạy và làm trong tuần này.

Trong nhật ký ghi chép việc học tập, hãy viết ra những câu hỏi mà em có về những sự kiện này và ghi chú lại những sự kiện nào em muốn tìm hiểu thêm và lý do tại sao.

  • Em có câu hỏi nào về những sự kiện này?

  • Em muốn tìm hiểu thêm về sự kiện nào? Tại sao?

  • Em nghĩ việc tìm hiểu thêm về những sự kiện này có thể giúp cho em như thế nào để hiểu rõ hơn về khả năng và mong muốn cứu chúng ta của Chúa Giê Su Ky Tô?

Mời học viên chia sẻ câu trả lời của các em cho các câu hỏi trước. Viết ra những nhận xét mà các em chia sẻ và tìm cách sử dụng những nhận xét này để hướng dẫn lớp học trong các bài học sau này.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Sự đắc thắng tiến vào thành có ý nghĩa gì đối với người Do Thái, và điều đó có thể có ý nghĩa gì đối với chúng ta?

Việc Đấng Cứu Rỗi đắc thắng vào thành Giê Ru Sa Lem, trong thời gian cử hành Lễ Vượt Qua, đã trực tiếp làm ứng nghiệm lời tiên tri được ghi trong Xa Cha Ri 9:9–10 và công khai tuyên phán rằng Chúa Giê Su là Đấng Mê Si và là Vua của Y Sơ Ra Ên đã được hứa. Vào thời xưa, con lừa là biểu tượng của hoàng gia Do Thái. Trong thời kỳ của chế độ quân chủ ở Y Sơ Ra Ên cổ đại, sau khi Vua Sau Lơ lên ngôi, hàng năm người Do Thái tổ chức các nghi lễ tái lên ngôi với hình ảnh một vị vua cưỡi lừa vào thành Giê Ru Sa Lem. Người cưỡi lừa tiến vào thành Giê Ru Sa Lem từ phía đông thành phố và đến đền thờ. Những nghi lễ này báo trước lúc mà Đấng Mê Si sẽ đến với dân Ngài theo cách tương tự. Vì vậy, vào lúc thành Giê Ru Sa Lem có đông đảo người Do Thái ăn mừng Lễ Vượt Qua, Chúa Giê Su đã tiến vào thành Giê Ru Sa Lem để chứng minh Ngài là Đấng Mê Si, Vua của Y Sơ Ra Ên. Việc cưỡi lừa cũng cho thấy Chúa Giê Su đến với tư cách một Đấng Cứu Rỗi ôn hòa và “khiêm tốn”, không phải là kẻ chinh phục trên ngựa chiến (xin xem Xa Cha Ri 9:9–10).

Vào Ngày Tái Lâm, Chúa Giê Su sẽ trở lại thế gian trong quyền năng và vinh quang lớn lao. Để biểu tượng cho vinh quang của Ngài, Ngài sẽ cưỡi một “con ngựa bạch” chứ không phải trên con lừa mà Ngài đã cưỡi vào thành Giê Ru Sa Lem (xin xem Khải Huyền 19:11–16). Ngài cũng sẽ lên trị vì với tư cách là “Vua của các vua và Chúa của các chúa” ( Khải Huyền 17:14 ; xin xem thêm Khải Huyền 19:16).

Chúng ta có thể học được gì từ việc sử dụng lá kè trong sự đắc thắng tiến vào thành?

Anh Cả Gerrit W. Gong thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:

Official Portrait of Gerrit W. Gong. Photographed in 2018.

Theo truyền thống, lá kè (lá chà là) là một biểu tượng thiêng liêng dùng để bày tỏ niềm hân hoan nơi Chúa chúng ta, như trong Sự Vào Thành Giê Ru Sa Lem Đầy Đắc Thắng của Đấng Ky Tô, nơi mà “một đám dân đông … lấy những lá kè ra đón Ngài” [ Giăng 12:12–13 ; xin xem thêm Ma Thi Ơ 21:8–9 ; Mác 11:8–10 ]. … Trong sách Khải Huyền, những người ngợi khen Thượng Đế và Chiên Con đã làm như vậy bằng cách “mặc áo dài trắng, tay cầm cành chà là” [ Khải Huyền 7:9 ]. Cùng với “chiếc áo ngay chính” và “mão triều thiên vinh quang,” lá kè cũng được nhắc tới trong lời cầu nguyện cung hiến Đền Thờ Kirtland [xin xem Giáo Lý và Giao Ước 109:76 ]. …

(Gerrit W. Gong, “Hô Sa Na và Ha Lê Lu Gia—Chúa Giê Su Ky Tô Hằng Sống: Trọng Tâm của Sự Phục Hồi và Lễ Phục Sinh”, Liahona, tháng Năm năm 2020, trang 53)

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Sinh hoạt Easter.ComeuntoChrist.org

Hãy mời học viên sử dụng thánh thư và các tài liệu trên trang Easter.ComeuntoChrist.org để tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi của các em hoặc nghiên cứu một sự kiện trong tuần cuối cùng trong cuộc sống trần thế của Chúa Giê Su Ky Tô mà các em muốn biết thêm. Mời các em mô tả điều mà sự kiện này dạy cho các em về Chúa Giê Su Ky Tô và sự kiện này đã góp phần như thế nào vào sứ mệnh cứu chúng ta của Ngài.

4:35
5:23
4:48

Chuyến tham quan ảo đến thành Giê Ru Sa Lem

Đại Học Brigham Young đã tạo ra một ứng dụng cho phép mọi người thực hiện các chuyến tham quan ảo đến thành phố Giê Ru Sa Lem và xem các địa điểm như thể vào thời của Đấng Cứu Rỗi. Hãy cân nhắc cho phép học viên tải xuống ứng dụng này và sử dụng nó thay cho phần đồ họa thông tin trong bài học này. Cũng có thể sử dụng ứng dụng này trong các bài học khác để giúp học viên hình dung các sự kiện ở Giê Ru Sa Lem thời xưa và hiểu rõ hơn về các sự kiện đó. Hướng dẫn tải xuống ứng dụng có trên trang https://virtualscriptures.org/virtual-new-testament/.

Sinh hoạt với hình ảnh

Hãy trưng ra các hình ảnh sau đây theo thứ tự thời gian, và mời học viên sử dụng thánh thư và phần đồ họa thông tin để giúp các em sắp xếp các hình ảnh theo thứ tự thời gian. Sau đó, mời học viên trả lời ba câu hỏi ở cuối bài học.

Jesus is riding a colt into Jerusalem through a great multitude of people holding tree branches. Outtakes include Jesus barely seen in a throng of people, images of the crowd, some small children, and Jesus walking through the crowd.
Jesus turning over a table of a money changer in the temple. Outtakes include images of Christ alone and with the crowd of merchants and buyers fleeing, people buying goods, and people looking.
Jesus giving the sop to Judas Iscariot. Outtakes include just Jesus, all the disciples seated, Jesus passing the cup of wine, Jesus holding the bread, a servant woman bring a jar, Judas Iscariot eating the sop, Jesus taking a piece of bread wrapped in cloth, and Jesus raising a glass of wine.
Christ kneeling in Gethsemane. Outtakes include the back of the savior shown kneeling in the tall grass, close-up of his face looking afraid, in a distance with blood on his face and hands near a river, an angel comforting him, profile portrait, and a glowing angel coming toward Christ who is huddled on the ground.
Jesus is on the cross between two malefactors, there is a crowd below that are watching. Outtakes include a sponge on a stick lifted up to Jesus by a Roman soldier, different views of the three me on the crosses, soldiers gambling and parting his clothes, Jesus walking wearing crown of thorns and covered in blood, and Caiaphas.
Mary Magdalene encountering the resurrected Christ.