Lớp Giáo Lý
Ma Thi Ơ 26:26–30; Lu Ca 22:19–20


Ma Thi Ơ 26:26–30; Lu Ca 22:19–20

Tiệc Thánh

Hình Ảnh

Tại một nơi được gọi là phòng trên, Đấng Cứu Rỗi “ngồi ăn với mười hai sứ đồ” (Ma Thi Ơ 26:20) và dự bữa tiệc Lễ Vượt Qua lần cuối khi ở trên trần thế. Trong bữa ăn Lễ Vượt Qua cuối cùng này, Chúa Giê Su Ky Tô đã thiết lập giáo lễ Tiệc Thánh như một cách mới để các môn đồ của Ngài tưởng nhớ tới Ngài. Bài học này có thể giúp học viên hiểu và cảm thấy tầm quan trọng của việc tưởng nhớ tới Đấng Cứu Rỗi khi họ dự phần Tiệc Thánh.

Mời học viên chia sẻ. Hãy tìm kiếm những cơ hội để mời học viên chia sẻ kinh nghiệm của các em. Việc chia sẻ những hiểu biết sâu sắc và kinh nghiệm có liên quan có thể giúp làm sáng tỏ sự hiểu biết của học viên về các nguyên tắc và giáo lý phúc âm. Khi học viên chia sẻ những hiểu biết sâu sắc và những kinh nghiệm này, các em thường được Đức Thánh Linh dẫn đến một chứng ngôn sâu xa hơn về chính những lẽ thật mà các em đang bày tỏ. Nhờ quyền năng của Đức Thánh Linh, những lời nói này có thể có một ảnh hưởng đáng kể đến tấm lòng và tâm trí của những người bạn của các em.

Học viên chuẩn bị: Thông báo cho học viên biết rằng trong bài học này, các em sẽ được mời đánh giá kinh nghiệm của mình khi dự phần Tiệc Thánh. Mời học viên suy ngẫm về kinh nghiệm gần đây nhất của các em khi dự phần Tiệc Thánh và chuẩn bị chia sẻ những điều mình đang làm, đang suy nghĩ hoặc cảm nhận mà đã giúp các em tưởng nhớ tới Đấng Cứu Rỗi.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Tầm quan trọng của Tiệc Thánh

Đối với sinh hoạt sau đây, hãy cân nhắc mời học viên trả lời theo cặp hoặc nhóm nhỏ. Rồi mời các em thảo luận câu trả lời của mình với lớp học. Cũng có thể là hữu ích nếu mời học viên đóng diễn tình huống này.

Em có thể trả lời như thế nào nếu có người nào đó hỏi em câu hỏi sau đây:

  • Tại sao các tín hữu của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô đi nhà thờ vào mỗi Chủ Nhật?

Để thay thế cho việc đọc lời phát biểu sau đây, hãy cân nhắc chia sẻ một kinh nghiệm cá nhân về việc nhận ra vai trò chính yếu của giáo lễ Tiệc Thánh trong việc tham dự Giáo Hội

Một lý do quan trọng mà chúng ta tham dự Giáo Hội là dự phần Tiệc Thánh. Chị Cheryl A. Esplin, trước đây thuộc Chủ Tịch Đoàn Trung Ương Hội Thiếu Nhi, đã chia sẻ cuộc trò chuyện diễn ra giữa một người đàn ông 96 tuổi và con trai của ông, minh chứng cho vai trò chính yếu của việc dự phần Tiệc Thánh trong sự tham dự Giáo Hội.

Hình Ảnh
Final official portrait of Cheryl A. Esplin, second counselor in the Primary general presidency, 2011. Released as second counselor and sustained as first counselor at the April 2015 general conference. Released at the April 2016 general conference.

Chúng ta càng suy ngẫm về tầm quan trọng của Tiệc Thánh, thì Tiệc Thánh càng trở nên thiêng liêng và có ý nghĩa hơn đối với chúng ta. Đây là điều mà một người cha 96 tuổi nói khi con trai của ông hỏi: “Cha ơi, tại sao cha đi nhà thờ? Cha không thể thấy, cha không thể nghe, cha đi lại khó khăn. Tại sao cha lại đi nhà thờ?” Người cha đáp: “Đó là vì Tiệc Thánh. Cha đi để dự phần Tiệc Thánh.”

(Cheryl A. Esplin, “Tiệc Thánh—một Sự Đổi Mới cho Tâm Hồn”, Liahona, tháng Mười Một năm 2014, trang 14)

  • Em nghĩ người đàn ông này hiểu và cảm thấy gì về Tiệc Thánh mà khiến Tiệc Thánh trở nên quan trọng đối với ông?

Mời học viên im lặng suy ngẫm trong khi hoàn thành phần tự đánh giá sau đây. Cân nhắc cho học viên thời gian để ghi lại câu trả lời của các em vào nhật ký ghi chép việc học tập.

Hãy đánh giá kinh nghiệm của em khi đi nhà thờ và dự phần giáo lễ Tiệc Thánh. Sử dụng thang điểm từ một đến năm, với một là thấp và năm là cao, hãy trả lời các câu hỏi sau đây.

  • Việc đến nhà thờ và dự phần Tiệc Thánh là ưu tiên ở mức độ nào đối với em?

  • Khi dự phần Tiệc Thánh, có bao nhiêu khả năng em nghĩ đến Chúa Giê Su Ky Tô và có một kinh nghiệm ý nghĩa?

Sau khi đã đánh giá kinh nghiệm của mình, hãy suy ngẫm tại sao em lại đánh giá bản thân như vậy. Khi em học bài học này, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ của Chúa để gia tăng sự hiểu biết của em về tầm quan trọng của việc tưởng nhớ tới Đấng Cứu Rỗi khi dự phần Tiệc Thánh.

Chúa Giê Su Ky Tô thiết lập Tiệc Thánh

Chúa Giê Su Ky Tô đã tham gia vào bữa tiệc Lễ Vượt Qua ngay trước khi Ngài chịu thống khổ ở Vườn Ghết Sê Ma Nê và chết trên thập tự giá. Sự kiện này được biết đến là Bữa Ăn Tối Cuối Cùng. Khi Đấng Cứu Rỗi dùng bữa trong Lễ Vượt Qua này với Các Sứ Đồ của Ngài, Ngài đã thiết lập giáo lễ Tiệc Thánh.

Nếu học viên sẽ có được lợi ích khi có một sự hiểu biết sâu sắc hơn về giáo lễ của Lễ Vượt Qua và mối liên hệ của Lễ Vượt Qua với Tiệc Thánh, thì hãy cân nhắc thực hiện sinh hoạt đó trong phần “Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung” ở cuối bài học này.

Hãy đọc Ma Thi Ơ 26:26–30Lu Ca 22:19–20 , tìm kiếm những điều Đấng Cứu Rỗi đã giảng dạy cho Các Sứ Đồ của Ngài về mục đích của Tiệc Thánh. Em có thể muốn gạch dưới những từ hoặc cụm từ quan trọng.

  • Mục đích của Đấng Cứu Rỗi trong việc thiết lập giáo lễ Tiệc Thánh là gì?

Một lẽ thật mà chúng ta có thể học được từ những đoạn này là Chúa Giê Su Ky Tô đã thiết lập Tiệc Thánh để giúp chúng ta tưởng nhớ tới Ngài.Mặc dù Đấng Cứu Rỗi chưa trải qua những nỗi đau đớn thống khổ của sự hy sinh chuộc tội của Ngài, giáo lễ và biểu tượng mà Ngài đang dạy cho Các Sứ Đồ của Ngài là để giúp họ nhớ đến Ngài và ân tứ về Sự Chuộc Tội của Ngài.

  • Những câu thánh thư hoặc kinh nghiệm cá nhân nào đã giúp em suy ngẫm về sự hy sinh mà Đấng Cứu Rỗi đã thực hiện cho mình?

  • Em có những cảm nghĩ gì về Đấng Cứu Rỗi khi đọc những câu này hoặc nghĩ đến những kinh nghiệm này?

Nếu học viên cần giúp đỡ để nhớ lại những kinh nghiệm và cảm nghĩ, thì hãy cân nhắc chia sẻ kinh nghiệm cá nhân, những lời của Anh Lund trong phần “Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình” của bài học này, hoặc các câu thánh thư khác như Giáo Lý và Giao Ước 19:16–19 hoặc An Ma 7:11–13 . Trong một bài học trong tương lai, học viên sẽ nghiên cứu chi tiết hơn những đoạn này khi tìm hiểu về những nỗi thống khổ và kinh nghiệm của Đấng Cứu Rỗi trong Vườn Ghết Sê Ma Nê.

  • Làm thế nào các biểu tượng của Tiệc Thánh có thể giúp em hiểu rõ hơn những điều Đấng Cứu Rỗi đã làm và có thể làm cho mình?

Lập đề cương bài học

Hãy tưởng tượng rằng em được yêu cầu để dạy về Tiệc Thánh trong một buổi thảo luận học thánh thư sắp tới tại nhà của mình. Sử dụng các câu thánh thư mà em vừa học và các phần tham khảo khác mà em chọn (chẳng hạn như các bài nói chuyện gần đây trong đại hội trung ương), hãy chuẩn bị để giúp những người khác hiểu và cảm thấy được tầm quan trọng của Tiệc Thánh.

Trưng ra các chỉ dẫn sau đây để học viên tham khảo khi lập đề cương cho bài học của mình.

Đề cương bài học của em nên bao gồm những điều sau đây: (1) một hoặc nhiều câu thánh thư hoặc lời phát biểu của các vị lãnh đạo Giáo Hội về Tiệc Thánh để học và suy ngẫm, (2) ít nhất hai câu hỏi em có thể hỏi để gia tăng sự hiểu biết, và (3) lời mời áp dụng những lẽ thật mà em thảo luận. Hãy sử dụng một số hoặc tất cả các câu hỏi sau đây để giúp hướng dẫn em tạo đề cương.

  • Tiệc Thánh là gì?

  • Làm cách nào Tiệc Thánh có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về Đấng Cứu Rỗi và Sự Chuộc Tội của Ngài?

  • Điều gì đã giúp anh chị em có những kinh nghiệm ý nghĩa khi dự phần Tiệc Thánh?

  • Cuộc sống của anh chị em có thể khác đi như thế nào nếu anh chị em tưởng nhớ tới Chúa Giê Su Ky Tô thường xuyên hơn?

Khuyến khích học viên cố gắng nhiều hơn nữa để tưởng nhớ tới Đấng Cứu Rỗi khi các em dự phần Tiệc Thánh.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Tại sao chúng ta dùng nước trong Tiệc Thánh thay vì dùng rượu?

Giáo Lý và Giao Ước 27:1–2 nói rằng không quan trọng là sử dụng thứ gì cho Tiệc Thánh miễn là nó được thực hiện “với con mắt duy nhất hướng về vinh quang của [Đấng Ky Tô]” ( câu 2). Ngày nay, các vị lãnh đạo Giáo Hội yêu cầu chúng ta dùng nước khi dự phần Tiệc Thánh.

Tôi có thể làm gì để Tiệc Thánh trở nên có ý nghĩa hơn?

Chủ Tịch Steven J. Lund, Chủ Tịch Trung Ương Hội Thiếu Niên, đã dạy:

Hình Ảnh
Official portrait of Steven J. Lund. President, Young Men General Presidency. Sustained April 2020.

Mỗi khi một thầy trợ tế cầm một cái khay Tiệc Thánh, chúng ta nhớ đến câu chuyện thiêng liêng về Bữa Tối Cuối Cùng, về Vườn Ghết Sê Ma Nê, Đồi Sọ, và ngôi mộ trong vườn. Khi Đấng Cứu Rỗi phán cùng Các Sứ Đồ của Ngài: “Hãy làm sự này để nhớ đến ta,” [Lu Ca 22:19], Ngài cũng phán bảo qua các thời đại cùng mỗi người chúng ta. Ngài đang nói về phép lạ vô tận mà Ngài sẽ cung ứng khi các thầy trợ tế, thầy giảng, và thầy tư tế mang đến những biểu tượng của Ngài và mời gọi các con cái Ngài chấp nhận ân tứ Chuộc Tội của Ngài.

Mọi biểu tượng trong lễ Tiệc Thánh đều hướng chúng ta đến ân tứ đó. Chúng ta ngẫm nghĩ về bánh mà Ngài đã từng bẻ ra—và bánh mà giờ đây đến lượt các thầy tư tế trước mặt chúng ta đang bẻ ra. Chúng ta nghĩ về ý nghĩa của nước mà đã được thánh hóa, khi xưa và bây giờ, trong lúc những lời ban phước Tiệc Thánh đó phát ra từ miệng của các thầy tư tế trẻ tuổi đi vào tấm lòng chúng ta và vang lên đến thiên thượng, tái lập các giao ước mà kết nối chúng ta với chính quyền năng cứu rỗi của Đấng Ky Tô. Chúng ta có thể nghĩ về ý nghĩa của việc một thầy trợ tế mang các biểu tượng thiêng liêng đến cho mình, đứng đợi giống như Chúa Giê Su sẽ làm nếu Ngài ở đó, để mời cất lấy những gánh nặng và nỗi đau của chúng ta.

(Steven J. Lund, Tìm Thấy Niềm Vui nơi Đấng Ky Tô, Liahona, tháng Mười Một năm 2020, trang 36)

Chủ Tịch Dallin H. Oak thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã chia sẻ lời khuyên bảo sau đây:

Hình Ảnh
Official Portrait of President Dallin H. Oaks taken March 2018.

Trong lễ Tiệc Thánh—và nhất là trong khi cử hành lễ Tiệc Thánh—chúng ta cần phải tập trung vào sự thờ phượng và cố tránh tất cả những hoạt động khác, nhất là hành vi mà có thể quấy rầy sự thờ phượng của những người khác. Một người ngủ gật không quấy rầy những người khác. Lễ Tiệc Thánh không phải là lúc để đọc sách hay tạp chí. Các em thanh thiếu niên, đó không phải là lúc để thì thầm nói chuyện trên điện thoại di động hoặc gửi lời nhắn trên điện thoại đến những người ở các địa điểm khác. Khi dự phần Tiệc Thánh, chúng ta lập một giao ước thiêng liêng rằng chúng ta sẽ luôn luôn tưởng nhớ đến Đấng Cứu Rỗi. Thật là đáng buồn khi thấy những người vi phạm trắng trợn giao ước đó trong chính buổi lễ nơi mà họ đang lập giao ước đó.

(Dallin H. Oaks, “Buổi Họp Tiệc Thánh và Lễ Tiệc Thánh”, Liahona, tháng Mười Một năm 2008, trang 18–19)

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Bữa tiệc Lễ Vượt Qua

Để giúp học viên hiểu mối liên hệ giữa Lễ Vượt Qua và Tiệc Thánh, hãy mời học viên xem xét các bức tranh về bữa tiệc Lễ Vượt Qua và Tiệc Thánh, hoặc cân nhắc trưng ra bánh mì dẹt (hoặc bánh quy giòn) và một chiếc cốc ở một bên bàn và các khay Tiệc Thánh ở bên kia của cái bàn. Mời học viên chia sẻ những điều các em biết về các yếu tố của bữa tiệc Lễ Vượt Qua mà được thực hiện trong thời xưa và mối liên hệ của bữa tiệc này với giáo lễ Tiệc Thánh mà chúng ta thực hiện ngày nay.

In