Lớp Giáo Lý
Ma Thi Ơ 26:1–25


Ma Thi Ơ 26:1–25

“Lạy Chúa, Có Phải Tôi Không?”

Hình Ảnh
Jesus giving the sop to Judas Iscariot. Outtakes include just Jesus, all the disciples seated, Jesus passing the cup of wine, Jesus holding the bread, a servant woman bring a jar, Judas Iscariot eating the sop, Jesus taking a piece of bread wrapped in cloth, and Jesus raising a glass of wine.

Trước Lễ Vượt Qua, Ma Ri đã xức dầu thơm cho Đấng Cứu Rỗi, và Giu Đa đã âm mưu với các thầy thượng tế và thầy thông giáo để giết Chúa Giê Su. Trong bữa ăn Lễ Vượt Qua, Chúa Giê Su cho biết Ngài sẽ bị phản bội. Các Sứ Đồ đặt câu hỏi ai sẽ phản bội Đấng Cứu Rỗi bằng cách hỏi: “Lạy Chúa, có phải tôi không?” Bài học này có thể giúp em sử dụng những lời của Đấng Cứu Rỗi trong thánh thư để xem xét cuộc sống của mình và xác định những lĩnh vực mà em cần cải thiện.

Chuẩn bị với mối quan tâm đến học viên. Trong khi chuẩn bị giảng dạy, hãy cân nhắc xem học viên sẽ đạt được những kết quả nào sau bài học. Chủ Tịch Thomas S. Monson (1927–2018) nói: “Mục tiêu của việc giảng dạy phúc âm không phải là để trút thông tin vào tâm trí con cái của Thượng Đế. … [Mục đích là nhằm giúp họ] tăng trưởng đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và trở nên được cải đạo theo phúc âm của Ngài” (“Hãy Học theo Ta”, Liahona, tháng Ba năm 2016, trang 4). Hãy tìm kiếm sự soi dẫn để biết cách giúp học viên gia tăng đức tin và cảm nhận sâu sắc hơn tình yêu thương dành cho Chúa Giê Su Ky Tô cũng như tình yêu thương từ Ngài trong mỗi bài học.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên suy nghĩ về một thời điểm mà các em áp dụng lời khuyên bảo hoặc những lời giảng dạy từ thánh thư, các vị lãnh đạo Giáo Hội hoặc Đức Thánh Linh vào cuộc sống của mình. Cuộc sống của các em sẽ khác ra sao nếu các em không chọn áp dụng lời khuyên bảo đó?

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Cách chúng ta đối xử với những điều chúng ta coi trọng

Hãy cân nhắc chia sẻ một ví dụ cá nhân trong cuộc thảo luận sau đây.

Hãy nghĩ về một người rất quan trọng đối với em.

  • Tại sao người này lại quan trọng với em như vậy?

  • Làm thế nào những hành động của em cho thấy người này rất quan trọng đối với em?

Trong phần này của bài học, em sẽ nghiên cứu cách một số cá nhân đã thể hiện qua hành động của họ rằng họ yêu thương và quý trọng Đấng Cứu Rỗi đến mức nào. Trong khi học, hãy suy ngẫm xem Đấng Cứu Rỗi quan trọng như thế nào đối với em và em có thể làm gì để thể hiện tình yêu thương của mình dành cho Ngài.Một vài ngày trước khi Chúa Giê Su quy tụ Các Sứ Đồ của Ngài lại với nhau cho bữa ăn Lễ Vượt Qua cuối cùng của Ngài, Ngài đã đến thành Bê Tha Ni để ở với một số môn đồ của Ngài (xin xem Ma Thi Ơ 26:6 ; Giăng 12:1).

Hãy đọc Giăng 12:3–8 để tìm hiểu về những điều Ma Ri đã làm cho Đấng Cứu Rỗi khi Ngài ở thành Bê Tha Ni.

  • Những hành động của Ma Ri cho thấy điều gì về việc bà yêu thương và quý trọng Đấng Cứu Rỗi đến thế nào?

  • Em có thể học được điều gì về Đấng Cứu Rỗi từ câu chuyện này?

Học viên có thể đưa ra nhiều câu trả lời khác nhau cho câu hỏi trước, gồm có những câu sau đây: Ngài được những người theo Ngài coi là quý giá; Ngài hiểu rằng cuộc sống trần thế của Ngài sẽ sớm kết thúc; Ngài đối xử với Giu Đa bằng tình yêu thương và lòng nhân từ mặc dù Ngài biết Giu Đa sẽ phản bội Ngài.

  • Em có suy nghĩ hoặc cảm nghĩ nào sau khi suy ngẫm về những lẽ thật này về Đấng Cứu Rỗi?

Trong Ma Thi Ơ 26:3–5 , chúng ta biết rằng các thầy thượng tế đã bàn bạc với nhau về cách họ có thể khiến cho Chúa Giê Su bị giết. Hãy đọc Ma Thi Ơ 26:14–16 , tìm kiếm những điều đã xảy ra ngay sau khi Ma Ri xức dầu thơm cho Chúa Giê Su ở thành Bê Tha Ni.

Có thể là thú vị khi biết rằng việc Giu Đa phản bội Chúa Giê Su để lấy ba mươi lạng bạc đã làm ứng nghiệm lời tiên tri của Tiên Tri Xa Cha Ri trong Kinh Cựu Ước (xin xem Xa Cha Ri 11:12). Ngoài ra, theo luật Môi Se, ba mươi lạng bạc là giá được dùng để đền bù cho chủ nhân vì cái chết của một nô lệ (xin xem Xuất Ê Díp Tô Ký 21:32).

  • Em học được điều gì khi so sánh những hành động của Ma Ri với những hành động của Giu Đa?

Tốt nhất là từng học viên có thể trả lời các câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập của các em.

Hãy dành ra một chút thời gian để xem lại tuần của em cho đến lúc này.

  • Em đã có những cơ hội nào để thể hiện tình yêu thương của mình dành cho Đấng Cứu Rỗi?

  • Có khoảnh khắc nào mà em ước mình đã làm tốt hơn không?

  • Em có thể làm gì khác đi trong tương lai để thể hiện trọn vẹn hơn tình yêu thương của mình dành cho Ngài?

Suy ngẫm những lời của Chúa Giê Su áp dụng như thế nào cho chúng ta

Chúa Giê Su tham gia vào bữa ăn Lễ Vượt Qua, còn được gọi là Bữa Ăn Tối Cuối Cùng cùng với Các Sứ Đồ của Ngài vài ngày sau khi Ma Ri xức dầu cho Ngài. Hãy đọc Ma Thi Ơ 26:20–21 , tìm kiếm thông báo mà Đấng Cứu Rỗi đã đưa ra trong bữa ăn này.

  • Nếu em là một trong Các Sứ Đồ, em có thể đang nghĩ gì vào lúc này?

Hãy đọc Ma Thi Ơ 26:22 để xem Các Sứ Đồ đã phản ứng như thế nào.

Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf, lúc đó là thành viên của Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn, đã chia sẻ một trong những bài học mà chúng ta có thể học được từ phản ứng của Các Sứ Đồ. Em có thể muốn xem video “Lạy Chúa, Có Phải Tôi Không?” trên trang ChurchofJesusChrist.org, từ mã thời gian 1:09 đến 2:30 hoặc đọc văn bản bên dưới.

Hình Ảnh
Official portrait of Elder Dieter F. Uchtdorf of the Quorum of the Twelve Apostles, 2006. Called as Second Counselor in the First Presidency, 3 February 2008. Made official portrait in 2008 replacing portrait taken in 2004.

Các môn đồ đã không nghi ngờ sự thật về điều [Chúa Giê Su] phán. Họ không nhìn xung quanh, chỉ tay vào một người khác, và hỏi: “Có phải người đó không?”

Thay vì thế, họ đã “lấy làm buồn bực lắm, và lần lượt hỏi Ngài rằng: Lạy Chúa, có phải tôi không?” [ Ma Thi Ơ 26:22 ; sự nhấn mạnh được thêm vào].

Tôi tự hỏi là mỗi người chúng ta sẽ làm gì. … Chúng ta có nhìn những người xung quanh mình và tự nói: “Có lẽ Ngài đang nói về Anh Johnson đó. Tôi vẫn luôn luôn nghi ngờ về lòng trung tín của anh ấy,” hoặc “Tôi mừng là Anh Brown có mặt ở đây. Anh ấy thực sự cần phải nghe điều này” không? Hoặc chúng ta, giống như các môn đồ thời xưa, nhìn vào bản thân mình và tự hỏi câu hỏi quan trọng đó: “Lạy Chúa, có phải tôi không?”

Trong những lời giản dị này: “Lạy Chúa, có phải tôi không?” là khởi đầu cho sự khôn ngoan và con đường dẫn đến sự cải đạo cá nhân và thay đổi lâu dài.

(Dieter F. Uchtdorf, “Lạy Chúa, Có Phải Tôi Không?”, Liahona, tháng Mười Một năm 2014, trang 56)

Một lẽ thật mà chúng ta có thể học được từ câu nói này và tấm gương của Các Sứ Đồ là việc học cách xem xét cuộc sống của riêng mình theo lời của Đấng Cứu Rỗi sẽ giúp chúng ta trên con đường dẫn đến sự cải đạo và thay đổi lâu dài.

  • Tại sao điều quan trọng đối với chúng ta là tự hỏi mình xem lời của Chúa áp dụng như thế nào cho chúng ta hơn là cho rằng lời của Ngài là dành cho người khác?

  • Một số tình huống nào trong cuộc sống của mình mà em có thể hỏi: “Lạy Chúa, có phải tôi không?”

  • Em biết điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô mà có thể khuyến khích em hỏi: “Lạy Chúa, có phải tôi không?”

Chủ Tịch Uchtdorf đã chia sẻ hai ví dụ về những nguồn mà chúng ta có thể sử dụng để giúp chúng ta kiểm tra bản thân về mặt thuộc linh:

Hình Ảnh
Official portrait of Elder Dieter F. Uchtdorf of the Quorum of the Twelve Apostles, 2006. Called as Second Counselor in the First Presidency, 3 February 2008. Made official portrait in 2008 replacing portrait taken in 2004.

Tôi xin đề nghị rằng các thánh thư và các bài nói chuyện được đưa ra tại đại hội trung ương mang đến các nguyên tắc mà chúng ta có thể sử dụng để tự xem xét mình.

Khi các [anh chị em] nghe hay đọc những lời của các vị tiên tri thời xưa và hiện nay, thì đừng nghĩ rằng những lời đó áp dụng như thế nào cho một người nào khác mà thay vì thế hãy đặt ra câu hỏi giản dị: “Lạy Chúa, có phải tôi không?”

(Dieter F. Uchtdorf, “Lạy Chúa, Có Phải Tôi Không?”, Liahona, tháng Mười Một năm 2014, trang 58)

Hãy dành ra ít phút để suy ngẫm về mức độ thường xuyên của em khi cố gắng áp dụng thánh thư hoặc những lời giảng dạy từ đại hội trung ương vào cuộc sống của mình. Hãy suy ngẫm về những phước lành mà em đã có được nhờ nỗ lực kết hợp những lời của Chúa vào cuộc sống của mình.

Cân nhắc mời học viên chia sẻ kinh nghiệm khi các em đã áp dụng lời khuyên bảo hoặc những lời giảng dạy từ thánh thư hoặc các bài nói chuyện trong đại hội trung ương vào cuộc sống của mình. Mời học viên suy ngẫm xem cuộc sống của các em sẽ khác như thế nào nếu các em không chọn áp dụng lời khuyên bảo đó. Học viên có thể đã nghĩ về những kinh nghiệm đó trong sinh hoạt chuẩn bị của học viên.

Luyện tập áp dụng lời của Chúa vào cuộc sống của em

Học ít nhất ba đoạn thông thạo giáo lý sau đây. Trong khi em học, hãy tìm kiếm sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh để xác định xem những lời của Chúa trong những đoạn này áp dụng như thế nào cho em. Em cũng có thể muốn nghiên cứu một bài nói chuyện trong đại hội trung ương gần đây trong sinh hoạt này.

Sau khi học viên học xong, hãy mời những người tình nguyện chia sẻ một số cách áp dụng các câu thánh thư hoặc bài nói chuyện mà các em đã học vào cuộc sống của các em. Cân nhắc sử dụng các câu hỏi sau đây trong cuộc thảo luận.

  • Em nhận thấy những lời giảng dạy nào có thể áp dụng cho các hoàn cảnh trong cuộc sống hiện tại của mình?

  • Em nghĩ mình có thể tiếp nhận những phước lành nào khi áp dụng những lời giảng dạy này vào cuộc sống?

Hãy làm chứng về các lẽ thật được thảo luận hôm nay. Mời học viên tiếp tục tìm kiếm các cơ hội để xem lời của Chúa áp dụng như thế nào vào cuộc sống của các em.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Tại sao Ma Ri xức dầu thơm cho Chúa Giê Su?

Anh Cả James E. Talmage (1862–1933) thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã nói:

Hình Ảnh
Portrait of James E. Talmage.

Xức dầu thơm thông thường lên đầu của một vị khách là để tôn vinh người đó; xức dầu thơm vào chân cũng là để thể hiện sự đặc biệt và cho thấy sự quý trọng; nhưng việc xức lên đầu và chân bằng dầu cam tùng hương, với lượng nhiều như vậy, là một hành động bày tỏ lòng tôn kính hiếm khi được thực hiện ngay cả đối với các vị vua. Hành động của Ma Ri là một biểu hiện của sự kính yêu; đó là sự lan tỏa hương thơm ngát của một trái tim tràn ngập sự tôn thờ và tình yêu.

(James E. Talmage, Jesus the Christ[năm 1916], trang 512)

Làm thế nào chúng ta có thể tránh tự phê bình quá mức trong khi vẫn nhận ra nhu cầu tự cải thiện?

Chị Michelle D. Craig, Đệ Nhất Cố Vấn trong Chủ Tịch Đoàn Trung Ương Hội Thiếu Nữ, đã chia sẻ hiểu biết sâu sắc sau đây:

Hình Ảnh
Sister Michelle D. Craig, first counselor, Young Women general presidency. Official Portrait as of October 2018.

Chúng ta nên khuyến khích những cảm nghĩ chưa hài lòng với nếp sống thuộc linh mà kêu gọi chúng ta tới một cách thức cao quý hơn, trong khi nhận ra và tránh sự ngụy tạo của Sa Tan—nản lòng đến mức không làm gì cả. Đây là cơ hội quý báu cho Sa Tan để mang đến cho chúng ta ý nghĩ nản lòng này. Chúng ta có thể chọn để đi trên con đường cao quý hơn mà dẫn chúng ta đi tìm kiếm Thượng Đế và sự bình an cùng ân điển của Ngài, hoặc chúng ta có thể nghe theo Sa Tan, là kẻ tấn công chúng ta tới tấp bằng những thông điệp rằng chúng ta sẽ không bao giờ có đủ: đủ giàu có, đủ thông minh, đủ đẹp, không đủ tốt về bất cứ phương diện nào. Việc chúng ta chưa hài lòng về nếp sống thuộc linh có thể củng cố chúng ta—hoặc làm suy yếu chúng ta.

(Michelle D. Craig, “Chưa Hài Lòng về Nếp Sống Thuộc Linh của Mình,” Liahona, tháng Mười Một năm 2018, trang 53)

Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Khi nhìn nhận vấn đề, trước hết chúng ta nên nhìn lại bản thân thay vì phán xét người khác

Cân nhắc mang đến lớp một chiếc gương và một mảnh kính trong hoặc một cái cửa sổ nhỏ.

Sau khi thảo luận Các Sứ Đồ hỏi: “Lạy Chúa, có phải tôi không?”, hãy cho học viên xem gương và mảnh kính trong. Hỏi những câu hỏi như sau:

  • Tại sao các em nghĩ rằng điều quan trọng là phải hỏi, “Lạy Chúa, có phải tôi không?” [đưa gương ra], thay vì hỏi “Lạy Chúa, có phải anh ấy hay cô ấy không” [đưa tấm kính ra]?

  • Những vấn đề nào có thể tránh được trong các mối quan hệ của chúng ta nếu chúng ta soi mình [đưa gương ra] thay vì phán xét người khác [đưa tấm kính ra]?

In