Lớp Giáo Lý
Đánh Giá Việc Học Tập của Em 5


Đánh Giá Việc Học Tập của Em 5

Ma Thi Ơ 21–26; Mác 11–14; Lu Ca 19–21; Giăng 12–13

Young woman sitting on a bed reading scriptures.

Bài học này nhằm giúp em đánh giá những mục tiêu đã đặt ra và sự phát triển cá nhân mà em đã có được trong quá trình học Kinh Tân Ước.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên suy ngẫm về một số bài học và kinh nghiệm gần đây nhất mà họ có được là kết quả của những bài học đó.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Bài học này nhằm giúp học viên đánh giá các mục tiêu mà các em đã đặt ra, khả năng giải thích những lời giảng dạy trong Kinh Tân Ước, hoặc sự thay đổi trong thái độ, mong muốn và khả năng sống theo phúc âm của các em. Phần nghiên cứu của lớp học về Ma Thi Ơ 21– 26; Mác 11– 14; Lu Ca 19–21; Giăng 12–13 có thể đã nhấn mạnh vào những lẽ thật này chứ không phải những lẽ thật khác trong các sinh hoạt sau đây. Nếu vậy, có thể điều chỉnh các sinh hoạt sau đây để bao gồm những lẽ thật đó.

Em đã học được điều gì?

Hãy dành một phút để suy ngẫm về những điều em đã học được gần đây từ việc nghiên cứu Kinh Tân Ước. Những hình ảnh sau đây có thể giúp em. Cũng có thể là hữu ích khi tham khảo các ghi chú gần đây trong nhật ký ghi chép việc học tập của em. Sinh hoạt sau đây có thể giúp em đánh giá sự phát triển của mình là kết quả của những điều mà em đang học.

Jesus turning over a table of a money changer in the temple. Outtakes include images of Christ alone and with the crowd of merchants and buyers fleeing, people buying goods, and people looking.
Jesus washing Peter’s feet. Outtakes show similar scenes.
The resurrected Jesus Christ (wearing white robes with a magenta sash) standing above a large gathering of clouds. Christ has His arms partially extended. The wounds in the hands of Christ are visible. Numerous angels (each blowing a trumpet) are gathered on both sides of Christ. A desert landscape is visible below the clouds. The painting depicts the Second coming of Christ. (Acts 1:11)

Nếu muốn, hãy cân nhắc để cho học viên trả lời các câu hỏi sau đây theo cặp hoặc nhóm nhỏ.

  • Gần đây em đã học được điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô mà có ý nghĩa nhất đối với em? Những câu chuyện thánh thư nào đã giúp em có được sự hiểu biết này về Ngài?

  • Em đã thực hiện những hành động nào để trở thành môn đồ tận tâm hơn của Chúa Giê Su Ky Tô?

  • Em có thể thực hiện (các) bước tiếp theo nào để cải thiện với tư cách là một môn đồ của Đấng Cứu Rỗi?

Yêu thương Thượng Đế và yêu người lân cận của em

Gần đây, em đã nghiên cứu lời giảng dạy của Chúa Giê Su rằng hai giáo lệnh lớn nhất là yêu thương Thượng Đế hết lòng, hết linh hồn, hết ý và yêu thương người lân cận như chính mình (xin xem Ma Thi Ơ 22:36–39).

Hãy cân nhắc mời học viên thảo luận câu hỏi sau đây với một người trong nhóm.

  • Em nghĩ tại sao đây là hai giáo lệnh lớn nhất?

Gần đây, em cũng đã biết về việc Chúa Giê Su rửa chân cho các môn đồ của Ngài và ban cho họ một giáo lệnh mới là hãy yêu thương nhau như Ngài đã yêu thương họ (xin xem Giăng 13).

Mời nhiều học viên trả lời những câu hỏi sau đây. Cân nhắc đặt ra thêm các câu hỏi để cho học viên chia sẻ kinh nghiệm mà các em có được khi thực hiện theo kế hoạch của mình.

  • Kinh nghiệm của em như thế nào khi thực hiện theo những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi?

  • Em cảm thấy gì về tình yêu thương của Chúa Giê Su Ky Tô dành cho em và dành cho những người khác khi em đáp lại những lời mời được đưa ra trong lớp?

  • Em muốn làm gì hoặc tiếp tục làm gì nhờ những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi?

Có thể là hữu ích để hỏi lại về các kế hoạch của học viên trong tương lai gần. Hãy làm chứng về các phước lành có được khi chúng ta cố gắng yêu thương Thượng Đế và yêu thương những người khác như Đấng Cứu Rỗi.

Sự Tái Lâm của Chúa Giê Su Ky Tô

Trong phần này của bài học, hãy cân nhắc trưng ra phần mô tả Ngày Tái Lâm của Chúa Giê Su Ky Tô từ đầu bài học.

Một cách tuyệt vời để đơn giản hóa những lời giảng dạy phúc âm là giải thích những lời giảng dạy đó ở cấp độ của một đứa trẻ. Để giúp em giải thích các khía cạnh quan trọng về Ngày Tái Lâm của Đấng Cứu Rỗi bằng lời của mình, hãy viết một bản tóm tắt như thể em đang viết cho một em bé.

Học viên có thể làm việc riêng cá nhân hoặc theo cặp để viết tóm tắt này.

Hãy nhớ rằng trong bài học trước, học viên có thể đã dành ra một chút thời gian để nghiên cứu cách tránh bị bối rối, nghi ngờ và sợ hãi về Ngày Tái Lâm. Có thể là hữu ích nếu yêu cầu học viên nhớ lại những điều các em đã học được khi nghiên cứu Joseph Smith—Ma Thi Ơ trước khi các em bắt đầu viết bản tóm tắt của mình.

Mục đích của bản tóm tắt là để trả lời hai câu hỏi:

  • Chúng ta có thể làm gì để chuẩn bị cho Ngày Tái Lâm của Chúa Giê Su Ky Tô?

  • Tại sao Ngày Tái Lâm của Đấng Cứu Rỗi sẽ vinh quang? (Nhớ lại rằng trong một bài học trước, em có thể đã đọc lời mời của Anh Cả Neil L. Andersen để hình dung và nhắc lại các sự kiện vinh quang xung quanh Ngày Tái Lâm [xin xem “Nước Cha Được Đến”, Liahona, tháng Năm năm 2015, trang 122].)

Các nguồn tài liệu sau đây có thể giúp em ôn lại những điều mình đã học được.

Học viên có thể chia sẻ bản tóm tắt của mình với một người bạn cùng nhóm, hoặc một hoặc hai học viên có thể tình nguyện đọc bản tóm tắt của mình cho cả lớp.