Lớp Giáo Lý
Giăng 13


Giăng 13

“Hãy Yêu Nhau”

Hình Ảnh
Jesus washing Peter’s feet. Outtakes show similar scenes.

Sau bữa ăn Lễ Vượt Qua, Chúa Giê Su đã rửa chân cho các môn đồ của Ngài. Ngài giảng dạy cho họ về việc phục vụ và yêu thương nhau. Bài học này có thể khuyến khích em tìm kiếm hạnh phúc thông qua việc phục vụ và yêu thương người khác như Chúa Giê Su đã làm.

Khuyến khích nhiều câu trả lời cho một câu hỏi. Tránh khuynh hướng chỉ chấp nhận một câu trả lời cho một câu hỏi và sau đó tiếp tục bài học. Hãy mời các học viên khác trả lời hoặc nhận xét về câu trả lời trước đó. Tìm kiếm sự hướng dẫn của Thánh Linh khi anh chị em mời học viên tham gia vào các cuộc thảo luận.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên tìm cơ hội để phục vụ hoặc thể hiện tình yêu thương giống như Đấng Ky Tô dành cho một người khác.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Cố gắng giống như Chúa Giê Su

Hát hoặc đọc lời bài hát của “Tôi Cố Gắng Được Giống Như Chúa Giê Su” (Children’s Songbook,trang 78–79). Khi em hát hoặc đọc, hãy suy ngẫm về những lý do mà em muốn cố gắng trở nên giống như Chúa Giê Su.

Music Video: I’m Trying to Be Like Jesus – Emily Brown

Hãy cân nhắc mời học viên chia sẻ suy nghĩ hoặc cảm nghĩ của các em khi hát hoặc đọc lời bài hát. Hãy đặt ra những câu hỏi sau đây, sử dụng câu hỏi đầu tiên để mời học viên tự suy ngẫm thay vì thảo luận.

  • Em đang cố gắng giống như Chúa Giê Su trong các phương diện nào?

  • Em đã thấy những khác biệt nào trong cuộc sống của mọi người khi họ cố gắng trở nên giống như Chúa Giê Su? Còn trong cuộc sống của riêng em thì sao?

Khi em tham gia vào bài học này, hãy chú ý đến những thúc giục của Đức Thánh Linh mà có thể soi dẫn em noi theo tấm gương và những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi một cách tốt hơn.

“Ta đã làm gương cho các ngươi”

Cân nhắc trưng ra hình ảnh từ đầu bài học này để giúp học viên hình dung những điều đang xảy ra trong câu chuyện thánh thư này.

Vào cuối cuộc đời của Đấng Cứu Rỗi, Ngài đã tập hợp Các Sứ Đồ của Ngài lại với nhau để cùng ăn Lễ Vượt Qua cuối cùng của Ngài. Các sự kiện của buổi tối này thường được gọi là Bữa Ăn Tối Cuối Cùng.

Hãy đọc Giăng 13:1–11 , tìm kiếm những điều Chúa Giê Su đã làm sau khi Ngài và Các Sứ Đồ của Ngài dùng xong bữa ăn Lễ Vượt Qua.

Sẽ có cơ hội để đề cập đến các sự kiện khác đã xảy ra trong bữa ăn Lễ Vượt Qua trong các bài học khác của tuần này.

Có thể là hữu ích nếu biết rằng trong thời kỳ của Kinh Tân Ước, người ta thường có bàn chân rất bẩn do đi dép và phải đi bộ chủ yếu trên đường đất. Việc rửa chân cho người khác thường được thực hiện bởi những người tôi tớ thấp kém nhất.

  • Em học được điều gì về tính cách của Chúa Giê Su qua hành động rửa chân cho Các Sứ Đồ của Ngài?

  • Em có thể cảm thấy hoặc phản ứng như thế nào nếu Chúa Giê Su đề nghị thực hiện cho em hình thức phục vụ khiêm nhường này?

Bằng cách rửa chân cho Các Sứ Đồ của Ngài, Đấng Cứu Rỗi không chỉ thực hiện một hành động phục vụ tốt đẹp mà còn thiết lập một giáo lễ thiêng liêng (xin xem Bruce R. McConkie, Doctrinal New Testament Commentary [năm 1965], 1:708–709). Giáo lễ này đã được phục hồi trong gian kỳ của chúng ta qua Tiên Tri Joseph Smith (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 88:74–75, 137–141). Vì đây là một giáo lễ thiêng liêng hiếm khi được các vị tiên tri và các vị sứ đồ nói đến, giảng viên không nên thảo luận về cách thức thực hiện giáo lễ này trong thời kỳ của chúng ta. Giảng viên và học viên không được tham gia vào bất kỳ sinh hoạt nào liên quan đến việc rửa chân cho nhau. Thay vào đó, hãy nhấn mạnh vào tấm gương yêu thương lớn lao của Đấng Cứu Rỗi trong việc phục vụ các môn đồ của Ngài theo cách này.

Hãy đọc Giăng 13:12–17 , tìm kiếm các bài học mà em có thể học được từ những lời của Đấng Cứu Rỗi.

  • Em học được điều gì từ những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi trong các câu này?

  • Có khi nào em cảm thấy hạnh phúc khi noi theo tấm gương phục vụ của Chúa Giê Su không?

“Hãy yêu nhau”

Sau khi rửa chân cho Các Sứ Đồ của Ngài, Đấng Cứu Rỗi đã dành thời gian để giảng dạy cho họ. Hãy đọc Giăng 13:34–35 để khám phá giáo lý quan trọng mà Ngài đã dạy.

Giúp học viên nhận ra lẽ thật tương tự như sau: để trở thành môn đồ chân chính của Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta phải yêu thương nhau như Ngài yêu thương chúng ta.

Một số học viên có thể gặp khó khăn để yêu thương người đã làm tổn thương các em. Hãy tìm kiếm sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh để biết có thể cần phải thực hiện những sự thích ứng nào để giúp học viên cảm nhận được tình yêu thương của Chúa Giê Su Ky Tô dành cho các em và cho những người khác.

  • Khi em đọc và suy ngẫm về những câu này, em có những suy nghĩ, cảm xúc hoặc câu hỏi nào?

Cân nhắc việc mời học viên thực hiện sinh hoạt sau đây theo cặp hoặc nhóm nhỏ. Học viên có thể thêm các ví dụ của mình vào bản liệt kê trên bảng.

Hãy nghĩ đến những câu chuyện thánh thư, trong đó Đấng Cứu Rỗi cho thấy tình yêu thương với người khác.

  • Chúa Giê Su Ky Tô đã thể hiện tình yêu thương theo những cách khác nhau với những người khác nhau như thế nào?

Hãy dành một chút thời gian để suy ngẫm và viết về những lần hoặc cách em cảm nhận được tình yêu thương của Chúa Giê Su dành cho mình. Hãy cân nhắc ngồi yên lặng và cầu xin Cha Thiên Thượng giúp em nhận ra những lần đó.

  • Việc nhận ra và cảm nhận được tình yêu thương của Đấng Cứu Rỗi dành cho em ảnh hưởng như thế nào đến mong muốn thể hiện tình yêu thương với người khác?

Một số học viên có thể gặp khó khăn khi nghĩ về cách Đấng Cứu Rỗi cho thấy tình yêu thương đối với cá nhân các em. Hãy cân nhắc việc chia sẻ những ví dụ về cách Ngài thể hiện tình yêu thương, chẳng hạn như ban cho sự tha thứ, giúp các em thấy giá trị của mình hoặc cho các em biết rằng Ngài hiểu những điều các em đang phải trải qua. Cân nhắc chia sẻ một kinh nghiệm cá nhân để giúp học viên nhận thấy rằng Ngài tiếp tục thể hiện lòng nhân từ tử tế dành cho chúng ta giống như Ngài đã làm trong những câu chuyện trong thánh thư.

Xin lưu ý rằng bài học “Đánh Giá Việc Học Tập của Em” kế tiếp sẽ hỏi lại về kế hoạch này. Nếu thực hiện điều chỉnh ở đây, hãy nhớ điều chỉnh bài học “Đánh Giá Việc Học Tập của Em” cho phù hợp.

Lập kế hoạch về cách em có thể noi theo tấm gương của Đấng Cứu Rỗi để yêu thương và phục vụ người khác, cũng như thời điểm mà em muốn làm điều đó. Những ý tưởng sau đây có thể là hữu ích khi em lập ra kế hoạch.

  • Làm điều gì đó ngay hôm nay cho một người trong gia đình, bạn bè hoặc một người nào đó trong cộng đồng.

  • Làm điều gì đó để thể hiện tình yêu thương và lòng tử tế với người mà khác biệt với em hoặc thậm chí với người mà em đã rất khó khăn mới có thể hòa hợp trong quá khứ.

  • Nhận ra người mà em cảm thấy ấn tượng để thể hiện nhiều tình yêu thương hoặc sự tôn trọng hơn.

  • Suy ngẫm cách em có thể có tình yêu thương của Đấng Cứu Rỗi trong nỗ lực của mình.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Giăng 13:26. Miếng bánh là gì?

“Miếng bánh” được mô tả trong Giăng 13:26 là một mẩu bánh mì nhỏ mà những người trong bữa ăn sẽ dùng để múc nước dùng và thịt từ bát. Vì hành động nhúng một miếng bánh và đưa cho một vị khách dùng bữa tối là một cử chỉ tử tế và tôn trọng chủ nhà nên Đấng Cứu Rỗi đã trao cho Giu Đa một lời đề nghị kết tình thân hữu qua hành động này, có lẽ là một cơ hội cuối cùng cho hắn từ bỏ sự phản bội đã định.

Làm cách nào chúng ta có thể giúp người khác cảm nhận được tình yêu thương của Chúa Giê Su Ky Tô qua việc chúng ta phục vụ họ?

Chủ Tịch Henry B. Eyring đã chia sẻ câu chuyện sau đây:

Hình Ảnh
Official Portrait of President Henry B. Eyring taken March 2018.

Tôi đã được chỉ định đến thăm buổi lễ Tiệc Thánh trong một trung tâm chăm sóc. Tôi được yêu cầu chuyền Tiệc Thánh. Thay vì nghĩ về tiến trình hoặc mức độ chính xác của cách tôi chuyền Tiệc Thánh, tôi đã nhìn vào khuôn mặt của mỗi người lớn tuổi. Tôi thấy nhiều người trong số họ đã khóc. Một phụ nữ nắm lấy tay áo của tôi, nhìn lên và nói lớn: “Ồ, cảm ơn, cảm ơn.”

Chúa đã ban phước cho sự phục vụ của tôi được thực hiện trong danh Ngài. Ngày hôm đó, tôi đã cầu nguyện xin cho một phép lạ thay vì cầu nguyện cho việc tôi có thể làm phần vụ của mình hữu hiệu như thế nào. Tôi đã cầu nguyện rằng những người đó sẽ cảm nhận được tình yêu thương của Chúa qua sự phục vụ đầy yêu thương của tôi. Tôi đã học được đây là chìa khóa để phục vụ và ban phước cho người khác trong danh Ngài.

(Henry B. Eyring, “Ban Phước trong Danh Ngài”, Liahona, tháng Năm năm 2021, trang 68–69)

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Cách thay thế để bắt đầu bài học

Trưng ra biểu đồ sau đây lên trên bảng:

Hình Ảnh
A line with arrows marked with the words “How Happy am I?”

Đọc to các câu hỏi sau đây và mời học viên suy ngẫm về câu trả lời của các em (giải thích rằng các em không cần trả lời thành tiếng):

Các em sẽ đặt mình ở đâu trên đường ngang này?

Các em có muốn hạnh phúc hơn hiện tại không?

Các em muốn giúp ai trở nên hạnh phúc hơn?

Khi học viên học Giăng 13 , hãy mời các em tìm kiếm những nguyên tắc sẽ giúp các em biết mình có thể làm gì để hạnh phúc hơn.

Làm cách nào các em có thể chứng minh rằng các em là một Ky Tô Hữu?

Ở đầu phần “Hãy yêu nhau”, sinh hoạt sau đây có thể giúp học viên tham gia trở lại vào bài học:

Hỏi học viên xem các em đã bao giờ bị cho rằng các em không phải là Ky Tô Hữu hoặc môn đồ chân chính của Chúa Giê Su Ky Tô, bởi vì các em là tín hữu của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô không. Nếu bất kỳ học viên nào từng bị như vậy, hãy hỏi xem các em đã phản ứng như thế nào với tình huống đó. Mời học viên trong lớp thảo luận các câu hỏi sau đây:

Các em có thể trả lời như thế nào nếu người nào đó nói với các em rằng các em không phải là Ky Tô Hữu?

Các em có thể chứng minh mình là môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô bằng một số cách nào?

Giăng 13:35. “Thì ấy là tại điều đó mà thiên hạ sẽ nhận biết các ngươi là môn đồ ta”

Cân nhắc nhấn mạnh lẽ thật trong Giăng 13:34 rằng khi chúng ta yêu thương nhau như Chúa Giê Su Ky Tô yêu thương chúng ta thì người khác sẽ biết rằng chúng ta là môn đồ của Ngài.

Để minh họa cho lẽ thật này, hãy chia sẻ câu chuyện sau đây, do Anh Cả Paul E. Koelliker kể lại trong khi đang phục vụ với tư cách là thành viên trong Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi:

Hình Ảnh
Final official portrait of Elder Paul E. Koelliker of the First Quorum of the Seventy, 2005. Granted emeritus status at the October 2013 general conference.

Hai người truyền giáo trẻ tuổi đi gõ cửa [một căn nhà], với hy vọng để tìm ra một người nào đó tiếp nhận sứ điệp của họ. Cửa mở và một người có vóc dáng khá to lớn chào hỏi họ với một giọng nói không thân thiện: “Tôi nghĩ tôi phải cho mấy người biết là đừng gõ cửa nhà tôi nữa chứ. Tôi cảnh cáo trước với mấy người rằng nếu mấy người còn trở lại, thì sẽ không có một kinh nghiệm vui vẻ đâu. Bây giờ hãy để cho tôi yên nào.” Người ấy vội vàng đóng cửa lại.

Trong khi các anh cả bỏ đi, thì người truyền giáo lớn tuổi hơn, dày dạn kinh nghiệm hơn choàng tay ôm vai người truyền giáo trẻ hơn để an ủi và khuyến khích. Họ không biết rằng người đàn ông đó đang nhìn theo họ qua cửa sổ để chắc chắn rằng họ hiểu lời mình. Người đàn ông đó đoán trước là sẽ thấy họ cười chế nhạo câu trả lời cộc lốc của mình khi đáp lại việc họ cố gắng ghé thăm. Tuy nhiên, khi người ấy thấy cử chỉ tử tế được biểu lộ giữa hai người truyền giáo, người ấy lập tức cảm thấy mềm lòng. Người ấy mở cửa ra lại và yêu cầu hai người truyền giáo trở lại và chia sẻ sứ điệp của họ với mình.

… Nguyên tắc này về tình yêu mến lẫn nhau và phát triển khả năng của chúng ta để đặt Đấng Ky Tô làm trọng tâm [trong] cách chúng ta suy nghĩ, nói chuyện và hành động là [điều] cơ bản trong việc trở thành môn đồ của Đấng Ky Tô.

(Paul E. Koelliker, “Ngài Thật Sự Yêu Thương Chúng Ta”, Liahona, tháng Năm năm 2012, trang 17)

Mời học viên suy ngẫm lý do tại sao cuộc trò chuyện này giữa những người truyền giáo lại có ảnh hưởng như vậy đến người đàn ông đó.

In