Lớp Giáo Lý
Ma Thi Ơ 28; Mác 16; Lu Ca 24; Giăng 20–21


Ma Thi Ơ 28; Mác 16; Lu Ca 24; Giăng 20–21

Khái Quát

Sau khi Đấng Cứu Rỗi được chôn cất, các môn đồ trung tín đã tìm thấy một ngôi mộ trống. Các thiên sứ tuyên bố rằng Chúa đã sống lại. Chúa Giê Su Ky Tô đã hiện đến cùng nhiều cá nhân và nhóm người sau khi Ngài phục sinh. Trên bờ biển Ti Bê Ri Át (Ga Li Lê), Chúa Giê Su dùng bữa với các môn đồ và mời Phi E Rơ cho thấy tình yêu thương của ông dành cho Ngài bằng cách chăn chiên của Ngài.

Chuẩn Bị Giảng Dạy

Thông tin sau đây cung cấp cho giảng viên ý tưởng về những điều họ có thể cần phải chuẩn bị trước cho mỗi bài học.

Lu Ca 24:1–12, 36–48

Mục đích của bài học: Bài học này sẽ giúp học viên hiểu thêm giáo lý về Sự Phục Sinh của Đấng Cứu Rỗi và giáo lý đó ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của các em.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên suy ngẫm và cân nhắc liệt kê những điều các em biết về sự phục sinh và lý do tại sao Sự Phục Sinh của Đấng Cứu Rỗi lại quan trọng đối với cá nhân các em.

  • Nội dung cần trưng ra: Hình ảnh ngôi mộ trống của Đấng Cứu Rỗi phục sinh

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến:Học viên có thể sử dụng tính năng trò chuyện để trả lời các câu hỏi khác nhau. Ví dụ, học viên có thể chia sẻ những điều các em biết về sự phục sinh hoặc lý do tại sao Sự Phục Sinh của Đấng Cứu Rỗi là quan trọng đối với các em.

Thông Thạo Giáo Lý: Lu Ca 24:36–39

Mục đích của bài học: Bài học này sẽ giúp học viên gia tăng sự thông thạo giáo lý của các em về sự phục sinh bằng cách ghi nhớ phần tham khảo và cụm từ thánh thư then chốt, giải thích giáo lý và áp dụng các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh trong một tình huống thực tế.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên suy ngẫm về những điều các em đã học được và cảm nhận được khi nghiên cứu về Sự Phục Sinh của Đấng Cứu Rỗi trong Lu Ca 24:1–9, 36–48 .

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến:Cân nhắc ghép đôi học viên trong các phòng họp nhỏ để các em có thể thảo luận về cách mà các nguyên tắc của việc đạt được sự hiểu biết thuộc linh đã giúp các em trong cuộc sống.

Ma Thi Ơ 28; Lu Ca 24; Giăng 20

Mục đích của bài học: Bài học này có thể giúp học viên củng cố chứng ngôn rằng Đấng Cứu Rỗi hằng sống.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên đọc Ê The 12:5–9 và ghi nhớ câu hỏi này: Làm cách nào các em có thể biết rằng Chúa Giê Su Ky Tô hằng sống mà không nhìn thấy Ngài?

  • Nội dung cần trưng ra: Một bức tranh về Chúa Giê Su Ky Tô phục sinh

  • Video:Hãy Đến cùng Ta” (17:36; xem từ mã thời gian 16:18 đến 16:47)

  • Gợi ý giảng dạy qua việc học trực tuyến: Cân nhắc mời nhiều cá nhân khác nhau tham gia lớp học với tư cách là một trong những nhân chứng được mô tả trong bài học. Học viên có thể chia sẻ kinh nghiệm của mình với cả lớp như thể họ là một người trong câu chuyện. Có thể không thích hợp để cho một cá nhân đóng vai Đấng Cứu Rỗi.

Giăng 21:1–17

Mục đích của bài học: Bài học này có thể giúp học viên bày tỏ tình yêu thương của mình dành cho Đấng Cứu Rỗi khi các em cố gắng phục sự những người khác như Ngài đã làm.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên đọc Giăng 21:15–17 tại nhà với những người trong gia đình hoặc bạn bè và thảo luận ý nghĩa của việc chăn chiên của Chúa.

  • Gợi ý giảng dạy qua việc học trực tuyến:Cân nhắc sử dụng tính năng trò chuyện với học viên như một phần của bài học này. Ví dụ: có thể mời học viên đăng các cách khác nhau để chăn chiên của Chúa.

Đánh Giá Việc Học Tập của Em 6

Mục đích của bài học: Bài học này nhằm giúp học viên đánh giá những mục tiêu đã đặt ra và sự phát triển cá nhân mà các em đã có được khi học Kinh Tân Ước.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên suy ngẫm về kinh nghiệm của các em khi nghiên cứu nửa đầu của Kinh Tân Ước và giáo vụ của Chúa Giê Su Ky Tô. Khuyến khích học viên chuẩn bị trước những điều các em đã học hoặc cảm nhận được từ bốnsách Phúc Âm (Ma Thi Ơ, Mác, Lu Ca và Giăng) mà có ý nghĩa quan trọng đối với các em.

  • Nội dung cần trưng ra: Vẽ hình trái tim lên trên bảng cho sinh hoạt đánh giá đầu tiên; viết cụm từ “Nhờ có Ngài…” lên trên bảng cho sinh hoạt đánh giá thứ hai

  • Video: Bởi do Ngài—Video Lễ Phục Sinh” (2:36)

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Đối với sinh hoạt đánh giá đầu tiên, hãy cân nhắc mời mỗi học viên vẽ hình trái tim của riêng mình và liệt kê những điều các em yêu thích về Đấng Cứu Rỗi. Sau đó, mời một vài học viên giơ tờ giấy của mình lên cùng lúc trước camera cho tất cả các bạn cùng xem. Đối với sinh hoạt đánh giá thứ ba, hãy cân nhắc mời học viên đến lớp sau khi đã hoàn tất các bài đăng trên mạng xã hội. Có thể dành thời gian trong lớp để khuyến khích học viên chia sẻ những điều các em đã đăng lên và chia sẻ chứng ngôn của các em.