Huấn Luyện Chương Trình Giảng Dạy
Huấn Luyện về Phần Thông Thạo Giáo Lý


“Huấn Luyện về Phần Thông Thạo Giáo Lý,” Huấn Luyện về Chương Trình Giảng Dạy Lớp Giáo Lý (năm 2025)

Hình Ảnh
em thiếu niên đang học thánh thư

Huấn Luyện về Phần Thông Thạo Giáo Lý

Lời Giới Thiệu Phần Thông Thạo Giáo Lý: Một Mẫu Mực để Tìm Kiếm Các Câu Trả Lời Thiêng Liêng

Hình Ảnh
Gia Cốp và Sê Rem

Trong Sách Mặc Môn, Gia Cốp thuật lại một kinh nghiệm ông đã có với một người đàn ông tên là Sê Rem. Sê Rem học rộng và sử dụng nhiều lời nịnh hót và tài ăn nói để dẫn dắt trái tim của nhiều người đi lạc lối và để “lật đổ giáo lý của Đấng Ky Tô” (xin xem Gia Cốp 7:2–4). Gia Cốp giải thích rằng Sê Rem “tìm nhiều cơ hội để hắn có thể đến với tôi. … Và hắn hy vọng có thể lay chuyển được đức tin của tôi” (Gia Cốp 7:3, 5). Tuy nhiên, Gia Cốp đã ghi lại rằng “tôi không thể nào bị lay chuyển được” (Gia Cốp 7:5). Nhờ vào những nỗ lực chuyên cần mà Gia Cốp đã làm suốt cuộc đời ông, nên không có mối nghi ngờ hay hoàn cảnh nào có thể loại bỏ Gia Cốp khỏi nền tảng đã được thiết lập vững chắc nơi Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài.

Hình Ảnh
Ảnh meme Vững Chắc giữa Cơn Bão

Trong thời kỳ chúng ta, giới trẻ của Giáo Hội đối mặt với nhiều câu hỏi và hoàn cảnh khó khăn có thể làm lung lay đức tin của các em. Việc thông thạo giáo lý là một cáchcác học viên có thể chuẩn bị cho những thử thách này. Khi học viên phát triển phần thông thạo giáo lý, các em sẽ được chuẩn bị tốt hơn để không bao giờ bị lay chuyển đức tin của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Chủ Tịch M. Russell Ballard thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã chia sẻ những điều sau đây với các giảng viên trong lớp giáo lý và viện giáo lý về việc thông thạo giáo lý:

[Phần Thông thạo giáo lý] sẽ tập trung vào việc xây đắp và củng cố đức tin của học viên nơi Chúa Giê Su Ky Tô và củng cố các em với nhiều khả năng hơn để sống theo và áp dụng phúc âm trong cuộc sống của mình. …

Sáng kiến này được soi dẫn đúng thời điểm. Sáng kiến này sẽ có ảnh hưởng tuyệt vời đối với những người trẻ tuổi của chúng ta. Tuy nhiên, sự thành công của phần thông thạo giáo lý, và của tất cả các chương trình học khác trong CES (Hệ Thống Giáo Dục của Giáo Hội), sẽ phụ thuộc nhiều vào các anh chị em. (M. Russell Ballard, “The Opportunities and Responsibilities of CES Teachers in the 21st Century” [buổi họp tối với Vị Thẩm Quyền Trung Ương, ngày 26 tháng Hai năm 2016], broadcasts.ChurchofJesusChrist.org)

Việc Thông Thạo Giáo Lý trong Chương Trình Giảng Dạy

Trong sách hướng dẫn dành cho giảng viên, những kinh nghiệm học tập thông thạo giáo lý đã được đưa vào một cách định kỳ để giúp các học viên đạt được kết quả của phần thông thạo giáo lý. Hình ảnh sau đây minh họa các kết quả của phần thông thạo giáo lý. Để biết thêm thông tin, xin xem Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý (năm 2023).

Hình Ảnh
Biểu Đồ Huấn Luyện về Phần Thông Thạo Giáo Lý

Chương trình giảng dạy lớp giáo lý giúp học viên đạt được kết quả của việc thông thạo giáo lý theo ba cách sau đây:

  1. Các bài học mở đầu về phần thông thạo giáo lý và các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh

  2. Các đoạn thánh thư thông thạo giáo lý được giảng dạy trong ngữ cảnh cùng với lịch trình Hãy Đến Mà Theo Ta

  3. Các bài học Thực Hành Thông Thạo Giáo Lý

Giống như một người leo núi cần thiết bị để leo xuống vách núi dốc một cách an toàn, những kinh nghiệm học tập này giúp trang bị cho học viên những kỹ năng để vượt qua những nghi ngờ và hoàn cảnh đầy thử thách bằng đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

Hình Ảnh
Ảnh meme Các Kỹ Năng để Vượt Qua Thử Thách

Giới thiệu các bài học về việc thông thạo giáo lý và đạt được sự hiểu biết thuộc linh

Có năm bài học thông thạo giáo lý, được thiết kế để giúp học viên hiểu mục đích của việc thông thạo giáo lý và học về các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh.

  • Củng Cố Nền Tảng Thuộc Linh của Anh Chị Em: Lời Giới Thiệu Phần Thông Thạo Giáo Lý. Cung cấp cho học viên một cái nhìn tổng quát về thông thạo giáo lý là gì và loại kinh nghiệm học tập nào các em có thể mong đợi để giúp phát triển phần thông thạo giáo lý. Tốt nhất nên giảng dạy vào đầu năm học nếu có nhiều học viên mới vào lớp giáo lý hoặc để ôn tập giữa năm.

  • Tìm Kiếm Sự Mặc Khải Cá Nhân cho Những Câu Hỏi của Tôi: Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh, Phần 1. Giúp học viên hiểu cách các em có thể nhận được sự hướng dẫn và mặc khải từ Thượng Đế qua Đức Thánh Linh. Giảng dạy tốt nhất vào đầu năm học.

  • Hành Động theo Đức Tin để Tìm Câu Trả Lời: Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh, Phần 2. Giúp học viên hiểu cách hành động theo đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô khi tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi của các em. Giảng dạy tốt nhất vào đầu năm học.

  • Xem Xét Các Đề Tài và Câu Hỏi Phúc Âm với một Quan Điểm Vĩnh Cửu: Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh, Phần 3. Giúp học viên nhìn nhận các khái niệm và câu hỏi giống như Chúa Giê Su Ky Tô hơn khi học viên xem xét chúng với một quan điểm vĩnh cửu. Giảng dạy tốt nhất vào đầu năm học.

  • Tìm đến các nguồn phương tiện thiêng liêng đã được Chúa quy định để giúp tìm câu trả lời: Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh, Phần 4. Giúp học viên hiểu được tầm quan trọng của việc tìm kiếm lẽ thật qua các nguồn phương tiện mà Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô đã nhân từ cung cấp. Giảng dạy tốt nhất vào đầu năm học.

Các đoạn thông thạo giáo lý được giảng dạy trong bối cảnh

Khi giảng dạy một bài học từ một nhóm thánh thư mà bao gồm một đoạn giáo lý thông thạo, hãy tìm cách nhấn mạnh đến đoạn đó. Giảng dạy đoạn thánh thư trong bối cảnh và tập trung vào giáo lý mà đoạn đó dạy. Anh chị em sẽ nhận thấy biểu tượng này bất cứ khi nào có một đoạn thông thạo giáo lý. Anh chị em có thể muốn khuyến khích học viên đánh dấu mỗi đoạn để học viên có thể tìm ra chúng sau này.

Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý (năm 2023) chứa bản liệt kê 24 đoạn thông thạo giáo lý cho mỗi khóa học. Bản hướng dẫn về tiến độ giảng dạy của anh chị em có thể sẽ không bao gồm tất cả các bài học đề cập đến các đoạn giáo lý thông thạo trong bối cảnh trong khi lớp giáo lý đang diễn ra, vì vậy hãy nhớ tìm kiếm các cơ hội để giúp học viên ôn lại tất cả 24 đoạn.

Khi các đoạn giáo lý thông thạo được nghiên cứu trong lớp, hãy đảm bảo dành đủ thời gian để nghiên cứu giáo lý được dạy trong đoạn thông thạo giáo lý để học viên biết và hiểu được. Mỗi bài học có một đoạn thông thạo giáo lý bao gồm một gợi ý để giúp học viên tập học thuộc lòng phần tham khảo thánh thư và cụm từ thánh thư then chốt như một phần của bài học và thực hành lại trong các bài học tới. Học viên sẽ cần luyện tập thường xuyên để học thuộc lòng các phần tham khảo và cụm từ thánh thư then chốt. “Những Ý Kiến để Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý” bao gồm các gợi ý về cách anh chị em có thể giúp học viên tập học thuộc lòng phần tham khảo và cụm từ thánh thư then chốt. Điều này có thể được tìm thấy trong phần phụ lục của sách hướng dẫn dành cho giảng viên lớp giáo lý.

Các Bài Học Thực Hành Thông Thạo Giáo Lý

Các bài học Thực Hành Thông Thạo Giáo Lý được sắp xếp theo định kỳ, khoảng bốn đến sáu tuần một lần. Chúng cung cấp cho học viên cơ hội để cố gắng hướng tới việc hoàn thành kết quả của việc thông thạo giáo lý. Mỗi bài học thực hành thông thạo giáo lý đều có hai phần:

  1. Ôn Lại Đoạn Giáo Lý Thông Thạo

  2. Học và Áp Dụng các Nguyên Tắc để Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh

Ôn Lại Đoạn Giáo Lý Thông Thạo

Trong phần Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý, học viên sẽ thực hành việc hiểu và giải thích giáo lý bằng cách sử dụng các đoạn thông thạo giáo lý, xác định vị trí của các đoạn thánh thư thông thạo giáo lý và học thuộc lòng các cụm từ thánh thư then chốt, và áp dụng giáo lý được dạy trong các đoạn này. Mặc dù những phần ôn lại này rất quan trọng và nên là một phần trong kinh nghiệm học tập thường xuyên của học viên, hãy quản lý thời gian trên lớp một cách hiệu quả để phần lớn thời gian được dành cho phần Học Hỏi và Áp Dụng Các Nguyên Tắc Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh.

Học và Áp Dụng các Nguyên Tắc để Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh

Phần Học Hỏi và Áp Dụng Các Nguyên Tắc để Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh nên chiếm phần lớn thời gian trong các bài học Thực Hành Thông Thạo Giáo Lý. Phần này cung cấp cho học viên cơ hội để thực hành áp dụng giáo lý phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô và các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh vào những tình huống thực tế.

Mỗi phần thực hành bắt đầu với một cơ hội để ôn lại các nguyên tắc của việc đạt được sự hiểu biết thuộc linh. Hãy nhớ rằng ngay cả khi một hoặc hai học viên biết rõ các nguyên tắc, những người khác vẫn có thể cần thêm thời gian và thực hành. Hãy cố gắng hết sức để giúp tất cả học viên trở nên tự tin bằng cách sử dụng các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh. Phần “Ôn Lại Các Nguyên Tắc của Những Ý Kiến để Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh” gồm có các gợi ý về cách ôn lại các nguyên tắc này. Nó nằm trong phần phụ lục của sách hướng dẫn dành cho giảng viên lớp giáo lý.

Học viên sẽ được giới thiệu về một tình huống minh họa cho sự hiểu biết đúng đắn về giáo lý chân chính có thể giúp giải thích một thắc mắc hoặc giải quyết một tình huống. Để trả lời câu hỏi hoặc tình huống đó, học viên có thể tập sử dụng các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh và giáo lý được dạy trong các đoạn thông thạo giáo lý, các thánh thư khác hoặc những lời giảng dạy của các vị lãnh đạo Giáo Hội mà học viên đã học gần đây.

Việc cung cấp cho học viên nhiều cơ hội thực hành là điều cần thiết cho sự thành công của các em với phần thông thạo giáo lý. Hãy nghĩ xem một người tập võ thuật phòng thủ cần luyện tập nhiều để phát triển trí nhớ cơ bắp như thế nào. Điều này chuẩn bị cho họ phản ứng với nhiều cuộc tấn công khác nhau. Tương tự như vậy, học viên cần thực hành rộng rãi với phần thông thạo giáo lý. Khi học viên tham gia thực hành thường xuyên, những phản ứng trung tín đối với những thử thách sẽ trở nên tự nhiên và theo bản năng.

Hình Ảnh
Ảnh meme Thực Hành Thường xuyên

Để xem ví dụ về cách áp dụng thực tế, hãy cân nhắc xem một hoặc cả hai video sau đây ở ChurchofJesusChrist.org. Khi anh chị em xem, hãy tìm kiếm cách giảng viên giúp học viên tập sử dụng cả ba nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh.

“Áp dụng thực hành thông thạo giáo lý, ví dụ 3”

“Áp dụng thực hành thông thạo giáo lý, ví dụ 4”

Anh chị em có thể điều chỉnh các tình huống và câu hỏi gợi ý hoặc những sinh hoạt học tập khác khi cần thiết để đáp ứng nhu cầu của học viên tốt hơn. Anh chị em cũng có thể thay đổi thứ tự học viên áp dụng các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh. Hãy đảm bảo rằng bất kỳ sự điều chỉnh nào cũng đều mang đến cho học viên những cơ hội để thực hành áp dụng các nguyên tắc đạt được sự hiểu biết thuộc linh và giáo lý vào một tình huống thực tế. Nếu điều chỉnh các tình huống, hãy cố gắng duy trì câu hỏi hoặc mối quan tâm chính của tình huống. Các câu hỏi hoặc mối quan tâm chính của mỗi tình huống đã được hoạch định kỹ lưỡng cho cả bốn năm của lớp giáo lý.

Để có ý tưởng về cách thực hiện các điều chỉnh phù hợp để thực hành cách áp dụng, hãy cân nhắc xem một hoặc nhiều video sau đây ở ChurchofJesusChrist.org.

“Điều chỉnh chương trình giảng dạy thông thạo giáo lý: mời học viên làm cho tình huống trở nên phù hợp hơn.”

“Điều chỉnh chương trình giảng dạy thông thạo giáo lý: điều chỉnh các tình huống để giải quyết các nhu cầu cụ thể.”

“Điều chỉnh chương trình giảng dạy thông thạo giáo lý: giúp học viên nhìn nhận bản thân trong tình huống.”

“Điều chỉnh chương trình giảng dạy thông thạo giáo lý: tạo ra các sinh hoạt để giúp học viên sử dụng cả ba nguyên tắc.”

Các Kỹ Năng để Giảng Dạy Phần Thông Thạo Giáo Lý Một Cách Hiệu Quả

Các buổi huấn luyện sau đây giảng dạy các kỹ năng mà có thể giúp học viên phát triển phần thông thạo giáo lý. Có thể là hiệu quả nếu kết hợp những kỹ năng này từng chút một.

Kỹ năng: Giải thích lý do của một sinh hoạt thông thạo giáo lý.

Định nghĩa

Việc chia sẻ hoặc yêu cầu học viên chia sẻ một lý do để thực hiện một sinh hoạt thông thạo giáo lý có thể thúc đẩy học viên tham gia vào sinh hoạt đó. Điều đó cũng có thể cho phép Đức Thánh Linh giảng dạy họ về tầm quan trọng của sinh hoạt này. Sau khi anh chị em chia sẻ những điều lớp học sẽ làm, hãy chia sẻ một hoặc hai lý do tại sao anh chị em đang thực hiện sinh hoạt này hoặc yêu cầu học viên chia sẻ lý do tại sao các em nghĩ sinh hoạt này có thể hữu ích.

Mẫu Mực

“Cả lớp, trong vài phút nữa, chúng ta sẽ giải thích giáo lý mà chúng ta học được từ Lu Ca 2:10–12 rằng Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Cứu Rỗi của thế gian. Một lý do chúng ta đang làm điều này là để giúp chúng ta có thể tự tin trả lời nếu một người nào đó mà chúng ta quen biết hỏi chúng ta lý do tại sao Chúa Giê Su Ky Tô là quan trọng đối với chúng ta.”

Để xem ví dụ về cách thực hiện điều này, hãy xem một hoặc nhiều video sau đây ở ChurchofJesusChrist.org.

“Chia sẻ lý do của một sinh hoạt thông thạo giáo lý”

“Giúp học viên khám phá ra lý do cho một sinh hoạt thông thạo giáo lý”

“Giúp học viên chia sẻ lý do cho một sinh hoạt thông thạo giáo lý”

Thực Hành

Chọn một trong những gợi ý sau đây và hoàn thành câu đó.

“Chúng ta hãy thực hiện một sinh hoạt mà sẽ giúp chúng ta thuộc lòng phần tham khảo giáo lý thông thạo bằng cụm từ chính yếu. Một lý do chúng ta đang cố gắng học thuộc lòng điều này là …”

“Trong vài phút nữa, chúng ta sẽ ôn lại các nguyên tắc của việc đạt được sự hiểu biết thuộc linh. Việc biết được những nguyên tắc này có thể giúp chúng ta …”

“Chúng ta sẽ thực tập bằng cách sử dụng cả ba nguyên tắc của việc đạt được sự hiểu biết thuộc linh. Việc sử dụng các nguyên tắc này có thể …”

Phân Tích

  • Anh chị em đang học được điều gì khi tập giải thích các lý do để thực hiện một sinh hoạt thông thạo giáo lý?

Kết Hợp

Khi anh chị em chuẩn bị cho học viên thực hành một sinh hoạt thông thạo giáo lý, hãy viết xuống ít nhất một lý do tại sao sinh hoạt đó sẽ có giá trị đối với học viên.

Kỹ năng: Mời học viên ôn lại các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh.

Định nghĩa

Khi anh chị em thường xuyên ôn lại các nguyên tắc của việc đạt được sự hiểu biết thuộc linh với lớp học của mình, Đức Thánh Linh có thể giúp học viên ghi nhớ và sử dụng các nguyên tắc này trong những lúc cần thiết. Anh chị em có thể mời học viên xem lại các nguyên tắc này trước khi anh chị em chia sẻ tình huống hoặc trong khi học viên đang giải quyết tình huống. Những lời mời này gồm có việc đưa ra một cơ hội cho học viên ôn lại ít nhất một nguyên tắc, những hướng dẫn về việc họ nên xem lại nguyên tắc đó trong bao lâu, và cơ hội để họ chia sẻ điều họ đã học được. Bằng cách làm như vậy, học viên có thể sử dụng các nguyên tắc tốt hơn như là một phần của việc tập áp dụng. Để có ý tưởng về cách làm điều này, xin xem “Ôn Lại Các Nguyên Tắc của Những Ý Kiến để Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh” trong phần phụ lục của sách hướng dẫn dành cho giảng viên lớp giáo lý.)

Mẫu Mực

“Hôm nay chúng ta sẽ ôn lại các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh từ Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý (năm 2023). Chúng ta sẽ chia thành các nhóm ba người. Mỗi học viên sẽ ôn lại một nguyên tắc khác nhau.

“Dành ra ba đến bốn phút để đọc và chuẩn bị chia sẻ với nhóm của mình một cách mà nguyên tắc của anh chị em có thể giúp một người nào đó đang đối mặt với một thắc mắc hoặc hoàn cảnh khó khăn.”

Để biết ví dụ về cách giúp học viên ôn lại các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh, hãy xem video “Provide students opportunities to review all three principles of acquiring spiritual knowledge,” ở ChurchofJesusChrist.org.

Thực Hành

Viết xuống một cách thức khác mà anh chị em có thể mời học viên ôn lại các nguyên tắc của việc đạt được sự hiểu biết thuộc linh.

Phân Tích

  • Anh chị em đang học được điều gì về việc đưa ra lời mời cho học viên để ôn lại các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh?

Kết Hợp

Khi anh chị em chuẩn bị bài học Thực Hành Thông Thạo Giáo Lý tiếp theo, hãy hoạch định cách anh chị em sẽ mời học viên ôn lại các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh.

Kỹ năng: Đặt những câu hỏi mà giúp học viên phát biểu cách các nguyên tắc của việc đạt được sự hiểu biết thuộc linh có thể giúp ích như thế nào trong các tình huống thực tế.

Định nghĩa

Sau khi học viên ôn lại các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh, hãy chia sẻ với các em tình huống và mời các em phát biểu trong nhóm và sau đó với cả lớp những nguyên tắc nào các em cảm thấy có thể giúp ích cho tình huống đó. Việc làm như vậy có thể giúp học viên xây đắp sự tự tin trong việc sử dụng những nguyên tắc này trong cuộc sống của chính các em.

Mẫu Mực

Sau khi ôn lại các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh và giới thiệu tình huống này, anh chị em có thể đặt ra những câu hỏi như sau:

  • “Nguyên tắc nào của việc đạt được sự hiểu biết thuộc linh mà anh chị em nghĩ sẽ có ích trong tình huống này, và tại sao?”

  • “Làm thế nào những nguyên tắc này có thể giúp anh chị em khi gặp một câu hỏi giống như câu hỏi trong tình huống này?”

Ví dụ, xem một hoặc cả hai video sau đây ở ChurchofJesusChrist.org.

“Áp dụng thực hành thông thạo giáo lý, ví dụ 1”

Trong “Áp dụng thực hành thông thạo giáo lý, ví dụ 1”, hãy lưu ý giảng viên cho thấy kỹ năng này gần mã thời gian 1:28.

“Áp dụng thực hành thông thạo giáo lý, ví dụ 2”

Trong “Áp dụng thực hành thông thạo giáo lý, ví dụ 2”, hãy lưu ý giảng viên cho thấy kỹ năng này gần mã thời gian 2:25.

Thực Hành

Viết ra một vài câu hỏi mà có thể giúp học viên diễn đạt thành lời cách mà các nguyên tắc của việc đạt được sự hiểu biết thuộc linh có thể giúp các em trả lời người bạn của mình trong tình huống sau đây.

Một trong những người bạn không theo đạo của em gần đây nhìn thấy một cặp truyền giáo đang nói chuyện với một số người trong công viên. Người bạn này hỏi em: “Tại sao những người truyền giáo từ giáo hội của bạn lại đi thuyết giảng về Chúa Giê Su? Có vẻ như các bạn đang cố gắng ép buộc người khác phải theo niềm tin của các bạn. Tại sao bạn không để họ được hạnh phúc như hiện tại?”

Phân Tích

  • Anh chị em nghĩ tại sao là điều quan trọng để học viên phải phát biểu cách các em có thể sử dụng các nguyên tắc của việc đạt được sự hiểu biết thuộc linh là điều quan trọng?

  • Anh chị em nghĩ việc sử dụng các nguyên tắc của việc đạt được sự hiểu biết thuộc linh có thể ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của học viên?

Kết Hợp

  • Anh chị em có thể làm gì để giúp học viên phát biểu cách mà các nguyên tắc của việc đạt được sự hiểu biết thuộc linh có thể giúp họ và những người khác khi gặp một thắc mắc hoặc hoàn cảnh khó khăn?

Kết Luận

Hãy tưởng tượng cách học viên của anh chị em sẽ có thể trả lời các câu hỏi hoặc thắc mắc sau khi kiên định hướng tới các kết quả của việc thông thạo giáo lý trong lớp giáo lý. Ở thời gian đầu, các học viên sẽ cần nhiều sự giúp đỡ và hỗ trợ hơn từ anh chị em với tư cách là một giảng viên để áp dụng các nguyên tắc của việc đạt được sự hiểu biết thuộc linh và giáo lý vào các tình huống thực tế. Cần có thời gian để học viên nắm vững giáo lý và trở nên tự tin sử dụng các nguyên tắc của việc đạt được sự hiểu biết thuộc linh. Tuy nhiên, khi anh chị em tiếp tục cho học viên cơ hội để thực hành thường xuyên, thì đây sẽ trở thành một điều mà các em làm một cách tự nhiên. Đây là một cách mà anh chị em có thể giúp các học viên của mình xây đắp nền tảng vững chắc trên đá của Chúa Giê Su Ky Tô và làm sâu sắc thêm sự cải đạo của các em theo Ngài và giáo lý của Ngài.

In