Huấn Luyện Chương Trình Giảng Dạy
Huấn Luyện Lập Bản Hướng Dẫn về Tiến Độ Giảng Dạy


“Huấn Luyện Lập Bản Hướng Dẫn về Tiến Độ Giảng Dạy,” Huấn Luyện về Chương Trình Giảng Dạy Lớp Giáo Lý (năm 2025)

người đàn ông làm việc trên máy tính

Phụ Lục

Huấn Luyện Lập Bản Hướng Dẫn về Tiến Độ Giảng Dạy

Lời Giới Thiệu

Trong lớp giáo lý, học viên nghiên cứu phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô qua bài học trong Khóa Học Thánh Thư và bài học Chuẩn Bị cho Cuộc Sống. Biểu đồ sau đây liệt kê các hạng mục khác nhau liên quan đến các loại bài học này.

Các hạng mục bài học trong Khóa Học Thánh Thư

Các hạng mục bài học về Sự Chuẩn Bị cho Cuộc Sống

Các hạng mục bài học trong Khóa Học Thánh Thư

  • Các bài học liên quan đến lịch trình Hãy Đến Mà Theo Ta hằng tuần

  • Đánh Giá Việc Học Tập của Em

  • Thực Hành Thông Thạo Giáo Lý

Các hạng mục bài học về Sự Chuẩn Bị cho Cuộc Sống

  • Thông Thạo Giáo Lý: Tìm Câu Trả Lời cho Các Câu Hỏi của Tôi

  • Các Kỹ Năng Học Tập Thánh Thư

  • Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ: Lựa Chọn

  • Xây Dựng Sự Tự Lực

  • Sức Khỏe Thể Chất và Cảm Xúc

  • Chuẩn Bị cho Học Vấn và Công Ăn Việc Làm trong Tương Lai

  • Thành Công ở Trường Học

  • Sự Chuẩn Bị Truyền Giáo

  • Sự Chuẩn Bị để đi Đền Thờ

  • Những lời giảng dạy của các Lãnh Đạo Giáo Hội

Khi lập bản hướng dẫn về tiến độ giảng dạy, có thể khó để biết thời điểm và tần suất để lên lịch cho các loại bài học khác nhau này trong suốt năm. Phần huấn luyện này nhằm cung ứng sự hướng dẫn cho các quản trị viên, điều phối viên và giảng viên của chương trình trong việc lập ra một bản hướng dẫn về tiến độ giảng dạy nhằm bảo đảm rằng các loại bài học này được giảng dạy với sự cân bằng hợp lý.

Các Nguyên Tắc Cần Tuân Theo Khi Tạo Bản Hướng Dẫn về Tiến Độ Giảng Dạy

Bốn nguyên tắc sau đây có thể hữu ích để hiểu và tuân theo khi lập bản hướng dẫn về tiến độ giảng dạy.

Nguyên tắc 1: Tuân theo lịch trình Hãy Đến Mà Theo Ta hằng tuần khi lên lịch các bài học Khóa Học Thánh Thư

Nội dung trong các bài học của Khóa Học Thánh Thư nhằm phù hợp với điều các học viên đang học riêng cá nhân và với gia đình của họ ở nhà. Do đó, các giảng viên nên thường giảng dạy các bài học trong Khóa Học Thánh Thư diễn ra trong cùng tuần lễ mà họ được hoạch định trong sách học Hãy Đến Mà Theo Ta . Thỉnh thoảng, các bài học trong Khóa Học Thánh Thư có thể được giảng dạy trong lớp giáo lý khi chúng không phù hợp với nhịp độ của tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta, nhưng những ngoại lệ này sẽ ít xảy ra, và các giảng viên nên tránh giảng dạy các bài học kém xa hoặc đi trước tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta.

Nguyên tắc 2: Sắp xếp các khóa học thánh thư và các bài học về Sự Chuẩn Bị cho Cuộc Sống một cách thích hợp mỗi tuần.

Các bài học trong Khóa Học Thánh Thư (bao gồm các bài học Thực Hành Thông Thạo Giáo Lý và Đánh Giá Việc Học Tập của Em) và các bài học Chuẩn Bị cho Cuộc Sống rất quan trọng đối với kinh nghiệm của lớp giáo lý. Cố gắng cung cấp một cách tiếp cận cân bằng với cách anh chị em lên lịch cho các bài học này mỗi tuần. Ví dụ, trung bình các chương trình học diễn ra năm lần một tuần, ba bài học trong Khóa Học Thánh Thư và hai bài học Chuẩn Bị cho Cuộc Sống thường được dạy.

Biểu đồ Cân Bằng Đề Nghị Chung

Có thể có một vài tuần thích hợp để điều chỉnh sự cân bằng được đề xuất này. Ví dụ, trong khóa học Sách Mặc Môn, các giảng viên có thể dành nhiều thời gian hơn cho các bài trong Khóa Học Thánh Thư trong tuần mà họ giảng dạy về sự hiện đến của Đấng Cứu Rỗi được ghi trong 3 Nê Phi. Có thể có những tuần khác giảng viên dành nhiều thời gian hơn cho các bài học Chuẩn Bị cho Cuộc Sống. Để giúp các giảng viên và quản trị viên chương trình đưa ra những quyết định này, chương trình giảng dạy đôi khi có hai hoặc bốn bài học trong một tuần thay vì ba bài học thông thường. Những tuần lễ như thế này có thể giúp anh chị em biết khi nào có thể nhấn mạnh nhiều hơn vào Khóa Học Thánh Thư hoặc các bài học Chuẩn Bị cho Cuộc Sống. Khi có ít hơn ba bài học trong Khóa Học Thánh Thư, anh chị em có thể bao gồm nhiều bài học Chuẩn Bị cho Cuộc Sống trong tuần đó. Nếu có nhiều hơn ba bài học trong Khóa Học Thánh Thư, thì anh chị em có thể dành ít thời gian hơn trong tuần đó cho các bài học Chuẩn Bị cho Cuộc Sống.

Tuy nhiên, hãy cố gắng hết sức để dạy mỗi bài học Chuẩn Bị cho Cuộc Sống trong năm học. Các bài học về Sự Chuẩn Bị cho Cuộc Sống có thể được tìm thấy sau các bài học Khóa Học Thánh Thư trong sách hướng dẫn.

Những hướng dẫn sau đây có thể giúp anh chị em đưa ra quyết định về thời điểm lên lịch trình cho các hạng mục khác nhau trong bài học Chuẩn Bị cho Cuộc Sống.

  • Sắp xếp một số lượng tương tự các bài học Chuẩn Bị cho Cuộc Sống cho mỗi nửa khóa học. Điều này sẽ giúp giảng viên có được sự cân bằng giữa các bài học Khóa Học Thánh Thư và bài học Chuẩn Bị cho Cuộc Sống trong suốt năm.

  • Hãy chắc chắn rằng các giảng viên mà anh chị em giám sát giảng dạy cùng một bài học Chuẩn Bị cho Cuộc Sống trong cùng một nửa khóa học. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa sự trùng lặp của các bài học Chuẩn Bị cho Cuộc Sống mà học viên sẽ học nếu họ chuyển đổi giảng viên sau khi hoàn thành một nửa khóa học.

  • Tuân theo những chỉ dẫn được đưa ra bởi các khu vực, vùng, hoặc chương trình địa phương. Các khu vực, vùng hoặc chương trình địa phương có thể cung cấp sự hướng dẫn về thời điểm nên dạy một số hoặc tất cả các bài học Chuẩn Bị cho Cuộc Sống.

  • Tham khảo những đề nghị về nhịp độ giảng dạy trong các phần Khái Quát cho từng hạng mục Chuẩn Bị cho Cuộc Sống. Mỗi loại bài học Chuẩn Bị cho Cuộc Sống gồm có những đề nghị về tiến độ giảng dạy trong phần “Khái Quát”. Những gợi ý này có thể giúp anh chị em đưa ra quyết định về thời điểm mà một số bài học Chuẩn Bị cho Cuộc Sống có thể được giảng dạy tốt nhất. Ví dụ, trong phần khái quát “Chuẩn Bị cho Học Vấn và Công Ăn Việc Làm”, đề xuất dạy bài học có tựa đề “Tầm Quan Trọng của Học Vấn” vào đầu năm học. Các phần “Khái Quát” cũng có thể cung cấp sự hướng dẫn về một số bài học Chuẩn Bị cho Cuộc Sống mà sẽ hữu hiệu hơn khi được giảng dạy theo trình tự hoặc gần với nhau.

  • Xác định thời điểm nào trong năm mà học viên có thể được lợi ích nhiều nhất từ một số bài học Chuẩn Bị cho Cuộc Sống. Có thể có những thời điểm nào đó trong năm mà việc dạy một số bài học Sự Chuẩn Bị cho Cuộc Sống là tốt nhất. Ví dụ, tốt nhất là nên dạy các bài học về Sự Chuẩn Bị Truyền Giáo vào cuối năm học nếu có các học viên trong lớp giáo lý sắp đi truyền giáo. Hoặc một số bài học về Sức Khỏe Thể Chất và Cảm Xúc có thể được dạy vào một thời điểm trong năm khi học viên có thể cảm thấy mức độ căng thẳng cao hơn.

  • Nhận ra các bài học trong Khóa Học Thánh Thư liên quan đến một trong các hạng mục của bài học Chuẩn Bị cho Cuộc Sống. Các bài học trong Khóa Học Thánh Thư thường có nội dung mà các bài học Chuẩn Bị cho Cuộc Sống có thể xây dựng trên đó. Ví dụ, anh chị em có thể muốn sắp xếp các bài học Chuẩn Bị Đi Đền Thờ ở gần các nhóm thánh thư mà tập trung vào đền thờ, như là Giáo Lý và Giao Ước 95; 109–10; 124; 127–28; Xuất Ê Díp Tô Ký 35–40; hoặc 1 Các Vua 6–9.

Nguyên tắc 3: Học viên cần có cơ hội thường xuyên để suy ngẫm, chia sẻ, và cho thấy điều họ đang học.

Sách hướng dẫn bao gồm các bài học Đánh Giá Việc Học Tập của Em và Thực Hành Thông Thạo Giáo Lý diễn ra định kỳ trong suốt các bài học trong Khóa Học Thánh Thư. Đây là những phần quan trọng trong kinh nghiệm lớp giáo lý của học viên. Các bài học Đánh Giá Việc Học Tập của Em cho học viên cơ hội để giải thích giáo lý chính yếu và suy ngẫm về cách các em phát triển phần thuộc linh. Việc tham gia vào các bài học này cũng là một điều kiện để học viên nhận được tín chỉ của lớp giáo lý. Các bài học Thực Hành Thông Thạo Giáo Lý tạo cơ hội cho học viên học tập để đạt được các kết quả của việc thông thạo giáo lý.

Khi anh chị em lập bản hướng dẫn về tiến độ giảng dạy, đừng bỏ qua các bài học Đánh Giá Việc Học Tập của Em hoặc Thực Hành Thông Thạo Giáo Lý diễn ra khi lớp giáo lý đang diễn ra. Tuy nhiên, anh chị em không cần chuyển các bài học Đánh Giá Việc Học Tập Của Em hoặc Thực Hành Thông Thạo Giáo Lý mà sẽ diễn ra khi học viên nghỉ học, chẳng hạn như nghỉ hè hoặc nghỉ đông.

Nguyên tắc 4: Sắp xếp các bài học trong Khóa Học Thánh Thư mà anh chị em sẽ đánh giá sau này.

Trong một số tuần, có thể có nhiều bài học trong Khóa Học Thánh Thư có thể được giảng dạy hơn số ngày để dạy các em. Do đó, thường sẽ cần phải đưa ra các quyết định nên dạy bài học nào trong Khóa Học Thánh Thư để lên lịch. Khi đưa ra những quyết định này, hãy ưu tiên các bài học trong Khóa Học Thánh Thư mà (1) liên quan đến điều sẽ được đề cập đến trong các bài học Đánh Giá Việc Học Tập của Em và (2) chứa đựng các đoạn thông thạo giáo lý. Làm như vậy sẽ có nhiều khả năng sắp xếp được các bài học trong Khóa Học Thánh Thư có ý nghĩa và phù hợp nhất về mặt giáo lý.

Phần sau đây có thể giúp anh chị em biết cách nhận ra các bài học trong Khóa Học Thánh Thư liên quan đến các bài học Đánh Giá Việc Học Tập của Em và Thực Hành Thông Thạo Giáo Lý:

  • Nhận ra các bài học trong Khóa Học Thánh Thư liên quan đến bài học Đánh Giá Các Bài Học Học Tập của Em. Các sinh hoạt từ các bài học khác nhau trong Khóa Học Thánh Thư thường được tham khảo trong các bài học Đánh Giá Việc Học Tập của Em. Việc đọc qua các bài học Đánh Giá Việc Học Tập của Em mà anh chị em đã lên lịch có thể giúp nhận biết các bài học trong Khóa Học Thánh Thư mà anh chị em có thể ưu tiên trong bản hướng dẫn về tiến độ giảng dạy của mình.

  • Nhận ra các bài học trong Khóa Học Thánh Thư với các đoạn thông thạo giáo lý. Chương trình giảng dạy lớp giáo lý chứa đựng 24 đoạn thông thạo giáo lý mỗi năm. Có thể tìm thấy bản liệt kê các đoạn này trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý (năm 2023). Nếu trường học đang trong thời gian giảng dạy các bài học trong Khóa Học Thánh Thư có chứa một đoạn thông thạo giáo lý xuất hiện, thì những bài học đó nên được giảng dạy. Tuy nhiên, không cần thiết phải dạy các bài học trong Khóa Học Thánh Thư với các đoạn thông thạo giáo lý khi các bài học đó diễn ra trong khi học viên không ở trường, chẳng hạn như trong kỳ nghỉ hè hoặc mùa đông.

Ví Dụ Từng Bước về Việc Tạo Hướng Dẫn về Tiến Độ Giảng Dạy

Có nhiều cách khác nhau để anh chị em có thể lập bản hướng dẫn về tiến độ giảng dạy bằng cách sử dụng các nguyên tắc được liệt kê ở trên. Ví dụ, anh chị em có thể hoàn tất bản hướng dẫn về tiến độ giảng dạy theo trình tự này:

  1. Sắp xếp lịch cho các bài học trong Khóa Học Thánh Thư, bao gồm:

    • Các bài học Đánh Giá Việc Học Tập của Em.

    • Bài học Thực Hành Thông Thạo Giáo Lý.

    • Các bài học trong Khóa Học Thánh Thư nhằm chuẩn bị các học viên cho một trong các bài học được liệt kê ở trên.

  2. Sắp xếp các bài học về Sự Chuẩn Bị cho Cuộc Sống.

  3. Điều chỉnh nếu cần.

Ví dụ điển hình

Chị Mendoza là giảng viên lớp giáo lý sáng sớm. Chị và người điều phối của chị, Anh Amasio, đang lập bản hướng dẫn về tiến độ giảng dạy cho khóa học Giáo Lý và Giao Ước mà sẽ bắt đầu vào tháng Một. Sau đây là phần mô tả về cách Chị Mendoza và Anh Amasio có thể sử dụng ba bước được liệt kê ở trên để lập bản hướng dẫn về tiến độ giảng dạy của họ.

Bước 1: Sắp xếp lịch trình cho các bài học trong Khóa Học Thánh Thư

Chị Mendoza và Anh Amasio bắt đầu lập bản hướng dẫn về tiến độ giảng dạy bằng cách sắp xếp tất cả các bài học trong khóa học thánh thư trong những tuần khi lớp giáo lý diễn ra. Họ đảm bảo rằng họ đã sắp xếp các bài học để phù hợp với nội dung đang được học trong chương trình Hãy Đến Mà Theo Ta.

Họ xem qua các bài học trong Khóa Học Thánh Thư và nhận biết tất cả các bài học Đánh Giá Việc Học Tập của Em và Thực Hành Thông Thạo Giáo Lý trong mỗi nửa khóa học. Họ nhận thấy rằng năm bài học Đánh Giá Việc Học Tập của Em diễn ra khi học viên sẽ đến trường: hai bài trong nửa đầu của năm học và ba bài trong nửa sau.

Tiếp theo, Chị Mendoza và Anh Amasio nhận thấy rằng năm bài học Thực Hành Thông Thạo Giáo Lý sẽ diễn ra khi lớp giáo lý đang diễn ra: ba bài trong nửa đầu của năm học và hai bài trong nửa sau.

Sau đó, Chị Mendoza và Anh Amasio xem qua từng bài học Đánh Giá Việc Học Tập của Em mà họ đưa vào bản hướng dẫn về tiến độ giảng dạy. Họ lưu ý đến các bài học nào trong Khóa Học Thánh Thư mà mỗi sinh hoạt đánh giá tập trung vào. Họ đã ghi chú (*) bên cạnh mỗi bài học này trong bản hướng dẫn về tiến độ giảng dạy để Chị Mendoza có thể nhấn mạnh vào các bài học đó một cách thích hợp và cho học viên biết các hoạt động nào họ sẽ theo dõi sau này.

Kế đến, Chị Mendoza và Anh Amasio đã nhận biết 24 đoạn thông thạo giáo lý cho khóa học. Họ phát hiện ra rằng 11 đoạn thông thạo giáo lý được bao gồm trong các bài học sẽ được giảng dạy khi lớp giáo lý bắt đầu trong nửa đầu của năm học và chỉ có 7 đoạn được dạy trong nửa sau. Họ quyết định in đậm tiêu đề của mỗi bài học này trong bản hướng dẫn về tiến độ giảng dạy để Chị Mendoza biết khi nào thì hãy chắc chắn nhấn mạnh các đoạn thông thạo giáo lý như một phần của bài học.

Bước 2: Xếp Lịch Học cho Các Bài Học Chuẩn Bị cho Cuộc Sống

Sau khi sắp xếp lịch trình cho tất cả các bài học trong Khóa Học Thánh Thư, Chị Mendoza và Anh Amasio bắt đầu sắp xếp lịch trình các bài học Chuẩn Bị cho Cuộc Sống trong bản hướng dẫn về tiến độ giảng dạy của họ.

Trước đó, Anh Amasio đã hướng dẫn tất cả các giảng viên mà anh giám sát về những bài học Chuẩn Bị cho Cuộc Sống nào nên được giảng dạy trong mỗi nửa khóa học. Anh cung cấp hướng dẫn này để bảo đảm rằng sẽ không có sự trùng lặp trong các bài học Chuẩn Bị cho Cuộc Sống mà học viên sẽ được dạy trong mỗi nửa khóa học. Anh ấy cảm thấy rằng điều này sẽ đặc biệt quan trọng trong trường hợp một giảng viên khác được kêu gọi để dạy nửa khóa học sau.

Những chỉ dẫn của Anh Amasio được liệt kê như sau.

Các bài học về Sự Chuẩn Bị cho Cuộc Sống mà anh quyết tâm gồm/đưa or thêm vào trong nửa đầu của khóa học:

  • Thông Thạo Giáo Lý: Tìm Câu Trả Lời cho Các Câu Hỏi của Tôi (tất cả năm bài học)

  • Các Kỹ Năng Học Thánh Thư (tất cả năm bài học)

  • Thành Công ở Trường Học (tất cả bốn bài học)

  • Sức Khỏe Thể Chất và Cảm Xúc (tất cả bảy bài học)

  • “Chuẩn Bị cho Đại Hội Trung Ương” (giảng dạy trước đại hội trung ương tháng Tư)

  • “Tìm Hiểu Các Sứ Điệp của Các Tôi Tớ của Chúa” (giảng dạy vào lúc bắt đầu khóa học)

  • Tám sứ điệp từ các vị lãnh đạo Giáo Hội sử dụng “Mẫu: Những Lời Giảng Dạy của Các Vị Lãnh Đạo Giáo Hội” (trải đều trong nửa đầu của khóa học)

Các bài học về Sự Chuẩn Bị cho Cuộc Sống mà anh quyết tâm sẽ gồm vào nửa sau của khóa học:

  • Xây Dựng Sự Tự Lực (tất cả bốn bài học)

  • Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ: Lựa Chọn (tất cả sáu bài học)

  • Chuẩn Bị cho Học Vấn và Công Ăn Việc Làm trong Tương Lai (tất cả bốn bài học)

  • Sự Chuẩn Bị Truyền Giáo (tất cả năm bài học)

  • Chuẩn Bị Đi Đền Thờ (tất cả bốn bài học)

  • “Chuẩn Bị cho Đại Hội Trung Ương” (giảng dạy trước đại hội trung ương tháng Mười)

Chị Mendoza và Anh Amasio đã sắp xếp tất cả các bài học Chuẩn Bị cho Cuộc Sống vào bản hướng dẫn từng bước của họ. Một số bài học Chuẩn Bị cho Cuộc Sống được sắp xếp theo những tuần cụ thể để phù hợp với các phần trong sách Giáo Lý và Giao Ước được học trong chương trình Hãy Đến Mà Theo Ta vì có những đề nghị trong phần “Khái Quát” cho các loại bài học khác nhau. Họ xếp lịch cho những người khác dựa trên thời điểm họ cảm thấy rằng học viên sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ các đề tài.

Sau khi sắp xếp các bài học Chuẩn Bị cho Cuộc Sống vào bản hướng dẫn về tiến độ giảng dạy, họ vẫn còn bốn lớp học trong nửa đầu của khóa học và bốn lớp trong nửa sau của khóa học mà không có bài học nào được lên lịch. Họ quyết định rằng các lớp học này sẽ học về các bài nói chuyện từ các vị lãnh đạo Giáo Hội từ đại hội trung ương gần đây nhất. Chị Mendoza sẽ sử dụng “Mẫu: Những Lời Giảng Dạy của Các Vị Lãnh Đạo Giáo Hội” để dạy những bài học này.

Bước 3: Điều chỉnh khi cần thiết

Chị Mendoza và Anh Amasio cùng nhau xem bản hướng dẫn nhịp độ giảng dạy mà họ đã cùng nhau tạo ra để xem liệu có cần điều chỉnh gì không. Họ nhận biết rằng họ đã bỏ qua một tuần mà lớp giáo lý sẽ không diễn ra vì học viên sẽ nghỉ học trong lịch trình của họ. Trong tuần này, học viên cũng sẽ học một đoạn thông thạo giáo lý. Anh Amasio và Chị Mendoza đều cảm thấy rằng bài học này nên được sắp xếp vào tuần trước hoặc tuần sau đó. Họ quyết định chuyển nó sang tuần trước. Để làm điều này, họ sẽ cần thay thế một trong những bài học khác đã được hoạch định. Họ quyết định thay thế bài học đó vào một trong những bài học về Những Lời Giảng Dạy của Các Vị Lãnh Đạo Giáo Hội. Đây là điều chỉnh duy nhất mà họ cần thực hiện trong bản hướng dẫn nhịp độ của họ.

Cả Chị Mendoza và Anh Amasio đều cảm thấy hài lòng về những quyết định của họ. Chị Mendoza cảm thấy tự tin rằng các học viên của mình sẽ có một kinh nghiệm tích cực trong lớp giáo lý mà sẽ đưa họ đến gần Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô hơn. Chị biết ơn rằng những quyết định này đã được đưa ra trước khi chị bắt đầu giảng dạy để trong năm học, chị có thể tập trung vào việc chuẩn bị bài học mà chị sẽ dạy kế tiếp. Chị cảm thấy gánh nặng được dỡ bỏ đáng kể khi không phải xác định bài học nào sẽ dạy trong tuần ngoài việc chuẩn bị chúng.