John S. Tanner
Đệ Nhất Cố Vấn trong Chủ Tịch Đoàn Trung Ương Trường Chủ Nhật
Từ thời thơ ấu, John Sears Tanner đã tìm thấy niềm vui trong việc học tập.
Nỗi phấn khởi đó đã mở rộng học vấn, nghề nghiệp, và nhiều cơ hội của ông để giảng dạy phúc âm: trước hết với tư cách là một người truyền giáo ở Phái Bộ Truyền Giáo Brazil South và sau đó là một giám trợ, chủ tịch giáo khu, ủy viên hội đồng thượng phẩm, giảng viên lớp Giáo Lý Phúc Âm, chủ tịch Phái Bộ Truyền Giáo Brazil São Paulo South (mà sẽ kết thúc vào mùa hè này), và bây giờ với tư cách là đệ nhất cố vấn trong chủ tịch đoàn trung ương Trường Chủ Nhật.
Chủ Tịch Tanner nói: “Khi [giảng dạy] đúng cách, thì Đức Thánh Linh hiện diện ở đó và ta cảm thấy phấn khởi để học tập; ta cảm thấy như đang đứng trên mặt đất thiêng liêng.”
Chủ Tịch Tanner sinh ra ở Salt Lake City, Utah, vào ngày 27 tháng Bảy năm 1950, con của Ông William Coats Tanner Jr. và Bà Athelia Sears Tanner, ông lớn lên ở South Pasadena, California, Hoa Kỳ, là người con thứ năm trong số 13 người con. Cha mẹ của ông đã tạo ra một môi trường giáo dục phong phú trong nhà, kể cả một cốt lõi phúc âm vững mạnh. Ông nói: “Tôi không nhớ đã học bất cứ điều gì ở nhà thờ mà tôi đã không học rồi ở nhà.” Ông cũng đã phát triển sở thích đối với văn học mà đã được nuôi dưỡng khi ông theo đuổi bằng văn chương Anh từ trường Brigham Young University và bằng tiến sĩ văn chương Anh tại trường University of California, Berkeley.
Trong khi theo học tại trường BYU, ông đã gặp Susan Winder. Hai người phát triển một tình bạn vững mạnh mà từ đó sau này họ xây đắp một mối quan hệ tình yêu. Họ kết hôn trong Đền Thờ Salt Lake vào năm 1974. Họ cùng nhau nuôi dạy năm đứa con.
Chủ Tịch Tanner bắt đầu sự nghiệp giáo dục của mình với tư cách là phụ tá giáo sư tại trường Florida State University. Ông trở thành một thành viên trong ban giảng huấn tại BYU vào năm 1982; ông đã làm việc ở đó kể từ khi ấy với tư cách là một phụ tá giáo sư, và giáo sư văn chương Anh, và là chủ tịch của khoa văn chương Anh và phó chủ tịch khoa học thuật.
Ông nói rằng phần quan trọng nhất của việc giảng dạy phúc âm xuất phát từ một điều mà ông đã học được lúc bắt đầu sự nghiệp của mình: việc giảng dạy không phải đến từ một nơi của nỗi sợ hãi hay tham vọng mà từ một nơi của tình yêu thương—từ lòng bác ái, tình yêu thanh khiết của Đấng Ky Tô.