2019
Anh Chị Em Có Đang Bỏ Qua Phần Thiết Yếu Này của Việc Phục Sự Không?
Tháng Mười năm 2019


Các Nguyên Tắc Phục Sự

Anh Chị Em Có Đang Bỏ Qua Phần Thiết Yếu Này của Việc Phục Sự Không?

Phục sự là để “vui với kẻ vui” cũng quan trọng như “khóc với kẻ khóc” (Rô Ma 12:15).

man at a party holding a tray with people dancing on it

Hình ảnh minh họa do Augusto Zambonato thực hiện

Khi chúng ta nghĩ về việc phục sự, thật là dễ dàng để nghĩ về việc giúp đỡ những người đang gặp khó khăn. Chúng ta nói về việc làm vườn cho người phụ nữ góa chồng, mang thức ăn đến cho người bệnh, hoặc ban phát cho những người đang gặp khó khăn. Chúng ta nhớ lời khuyên bảo của Phao Lô để “khóc với kẻ khóc,” nhưng chúng ta có tập trung đủ vào phần đầu của câu đó—hãy “vui với kẻ vui” không? (Rô Ma 12:15). Việc hân hoan cùng với người mình phục sự—dù đó có nghĩa là vui mừng trước thành công của họ hoặc giúp họ tìm thấy niềm vui trong lúc khó khăn—là một phần quan trọng của việc phục sự giống như Đấng Cứu Rỗi sẽ làm.

Đây là ba ý kiến mà có thể giúp ích (và một ý kiến thì phải tránh) khi chúng ta cố gắng tập trung vào điều tốt lành mà Thượng Đế đặt vào trong cuộc sống chúng ta.

1. Có Ý Thức

Bonnie H. Cordon, Chủ Tịch Trung Ương Hội Thiếu Nữ, giúp chúng ta hiểu rằng chúng ta cần phải thấy được những người mình phục sự—không chỉ thấy được gánh nặng và nỗi vất vả của họ mà còn cả sức mạnh, tài năng, và thành công của họ nữa. Chị nói rằng chúng ta cần phải trở thành “một người bênh vực và một người bạn tâm tình—một người mà biết được hoàn cảnh của họ và hỗ trợ họ trong niềm hy vọng và nguyện vọng của họ.”1

Trong truyện ngụ ngôn về chiên và dê, Đấng Cứu Rỗi phán rằng những người nào sẽ được tìm thấy ở bên tay phải sẽ hỏi: “Lạy Chúa, khi nào chúng tôi đã thấy Chúa đói, mà cho ăn; hoặc khát, mà cho uống?

Lại khi nào chúng tôi đã thấy Chúa là khách lạ mà tiếp rước?” (Ma Thi Ơ 25:37–38).

“Thưa anh chị em, từ chính yếu ở đây là đã thấy,” Chị Cordon nói. “Người ngay chính đã thấy những người đang hoạn nạn vì họ đang chú ý nhìn. Chúng ta cũng có thể chú ý nhìn để giúp đỡ và an ủi, để cùng vui mừng và ngay cả mơ ước.”2

2. Tìm Ra Những Lý Do để Vui Mừng

Vui mừng trước những thành công lớn hay nhỏ. Nó có thể là thoát khỏi căn bệnh ung thư hoặc vượt qua sự chia tay một cuộc tình, tìm được công việc làm mới hoặc tìm thấy một chiếc giày bị mất, tiếp tục sống được một tháng sau khi người thân qua đời hoặc sống sót được một tuần mà không ăn đồ ngọt.

Gọi điện thoại chúc mừng, đưa tấm thiệp, hoặc cùng đi ăn trưa. Bằng cách cùng nhau chia sẻ các phước lành của mình, sống với lòng biết ơn, và vui mừng trước những phước lành và thành công của người khác, “để chúng ta có thể có được sự hoan hỷ trong sự vui mừng của anh em mình” (An Ma 30:34).

woman clapping while people dance

3. Thấy Bàn Tay của Chúa

Đôi khi việc hân hoan với người khác có nghĩa là giúp họ thấy lý do để hân hoan—bất chấp khó khăn hoặc thú vui xâm nhập vào cuộc sống chúng ta. Lẽ thật đơn giản rằng Cha Thiên Thượng biết chúng ta và sẵn sàng nâng đỡ chúng ta có thể là một nguồn vui tuyệt vời.

Anh chị em có thể giúp những người khác nhận thấy bàn tay của Chúa trong cuộc sống của họ bằng việc chia sẻ cách anh chị em đã thấy được điều đó trong cuộc sống của riêng mình. Hãy cởi mở đủ để chia sẻ cách Cha Thiên Thượng đã giúp anh chị em qua những thử thách của mình. Chứng ngôn này có thể giúp người khác nhận ra và nhìn nhận cách Ngài đã giúp đỡ họ (xin xem Mô Si A 24:14).

4. Đừng Giới Hạn Khả Năng của Anh Chị Em để Hân Hoan

Rủi thay, đôi khi chúng ta giới hạn khả năng của bản thân mình để hân hoan với người khác, đặc biệt là khi chúng ta cảm thấy bấp bênh về những gì chúng ta ban phát hoặc tình trạng của chúng ta trong cuộc sống. Thay vì tìm thấy niềm vui nơi hạnh phúc của người khác, chúng ta rơi vào cái bẫy của sự so sánh. Và như Anh Cả Quentin L. Cook thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ dạy: “Việc so sánh các phước lành gần như chắc chắn bắt buộc niềm vui phải rút lui. Chúng ta không thể cùng một lúc biết ơn và ghen tị.”3

Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ hỏi: “Làm thế nào chúng ta có thể khắc phục được khuynh hướng thông thường như thế ở hầu hết mọi người? … Chúng ta có thể đếm nhiều phước lành của mình và chúng ta có thể vỗ tay khen ngợi những thành tựu của người khác. Tốt hơn hết, chúng ta có thể phục vụ những người khác, một hành động hữu hiệu nhất để giúp chúng ta phát triển tình thương yêu đối với những người khác.”4 Thay vì so sánh, chúng ta có thể khen ngợi những người mình phục sự. Sẵn sàng chia sẻ những gì anh chị em biết ơn về họ hoặc mọi người trong gia đình họ.

Như Phao Lô nhắc nhở chúng ta, tất cả chúng ta đều là chi thể của Đấng Ky Tô, và khi “một cái nào được tôn trọng, thì các cái khác cùng vui mừng.” (1 Cô Rinh Tô 12:26). Với sự giúp đỡ của Cha Thiên Thượng, chúng ta có thể công nhận kinh nghiệm của những người khác, vui mừng trước thành công lớn hay nhỏ của họ, giúp họ nhận ra bàn tay của Chúa, và khắc phục cảm giác ganh tị, để chúng ta có thể thực sự cùng nhau hân hoan trong các phước lành, tài năng, và hạnh phúc của người khác.

Ghi Chú

  1. Bonnie H. Cordon, “Trở Thành một Người Chăn,” Liahona, tháng Mười Một năm 2018, trang 75.

  2. Bonnie H. Cordon, “Trở Thành một Người Chăn,” trang 75.

  3. Quentin L. Cook, “Rejoice!” Ensign, tháng Mười Một năm 1996, trang 30.

  4. Jeffrey R. Holland, “The Other Prodigal,” Liahona, tháng Năm năm 2002, trang 64.