Lớp Giáo Lý
An Ma 1:1–18: Những Điều Tà Ác bởi Mưu Chước Tăng Tế


“An Ma 1:1–18: Những Điều Tà Ác bởi Mưu Chước Tăng Tế”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)

“An Ma 1:1–18”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn

An Ma 1:1–18

Những Điều Tà Ác bởi Mưu Chước Tăng Tế

Nê Hô đang thuyết giảng

Chúng ta sống trong một thế giới nơi người ta quảng bá bản thân và ý tưởng của họ để họ được ca ngợi và đạt được mục đích cá nhân của mình. Việc tin vào những thực hành sai lạc này khiến nhiều người phạm tội và chối bỏ Đấng Cứu Rỗi của họ, Chúa Giê Su Ky Tô. Điều này cũng xảy ra với dân Nê Phi. Có một người đàn ông tên là Nê Hô đã giảng dạy giáo lý sai lạc khiến dân chúng trong thời của hắn, và những người khác trong nhiều năm sau đó, chối bỏ Đấng Cứu Rỗi của họ. Bài học này có thể giúp em nhận ra và bác bỏ những lời dạy sai lạc có thể khiến em xa rời Chúa Giê Su Ky Tô.

Tập Trung vào Chúa Giê Su Ky Tô.Hãy hướng học viên đến Đấng Cứu Rỗi và phúc âm của Ngài, và đừng thu hút sự chú ý vào bản thân anh chị em. Anh Cả Paul V. Johnson thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi đã nhận xét: “Nếu các giảng viên của chúng ta không có mưu chước tăng tế, thì các học viên sẽ thương yêu họ, nhưng sẽ không lệ thuộc vào họ. Các em sẽ thương yêu anh chị em, và các em sẽ biết ơn những gì anh chị em đã dạy, nhưng các em sẽ biết hướng đến Chúa” (Paul V. Johnson, “The Dangers of Priestcraft”, Religious Educator 9, số 3 [năm 2008]: 11).

Học viên chuẩn bị: Học viên có thể nghiên cứu đề cương “Lời của Chúa có thể giúp tôi nhận ra và bác bỏ giáo lý sai lạc” trong đề cương “Ngày 3–9 tháng Sáu. Mô Si A 29–An Ma 4: ‘Họ Vẫn Một Lòng Vững Chắc Không Lay Chuyển’” trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Sách Mặc Môn năm 2024.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Những lời dạy sai lạc

Yêu cầu học viên tự mình hoàn thành sinh hoạt tự đánh giá sau đây. Trưng ra hoặc đọc to những câu này và yêu cầu học viên suy ngẫm về câu trả lời của các em.

  • Trên thang điểm từ 1 đến 5 (trong đó 1 là hoàn toàn không đồng ý và 5 là hoàn toàn đồng ý), em đồng ý hay không đồng ý với những câu sau ở mức độ nào? Tại sao?

Phần lớn các thông tin đến với tôi mỗi ngày là sự thật. (Ví dụ: trên phương tiện truyền thông xã hội, trong quảng cáo, từ các nhà lãnh đạo và người có ảnh hưởng trong xã hội.)

Thông tin tôi nhận được ảnh hưởng đến đức tin của tôi nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

Thượng Đế đã giúp tôi nhận ra lẽ thật từ sai lầm.

Chúng ta sống trong một thế giới với nhiều thông điệp sai lạc có thể làm suy yếu đức tin của chúng ta nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Trong khi học An Ma 1, hãy tìm kiếm sự hướng dẫn của Thánh Linh để giúp em nhận ra những lời dạy sai lạc trong thế giới xung quanh mình mà có thể khiến em xa rời Chúa Giê Su Ky Tô.

Trước khi qua đời, Vua Mô Si A đã thành lập một chính quyền mới. Thay vì có vua, dân chúng chọn lựa ra các phán quan để thực thi pháp luật. An Ma Con được chọn làm vị trưởng phán quan, tức là người cai trị đầu tiên (xin xem An Ma 2:16). Ông cũng là thầy tư tế thượng phẩm và là người lãnh đạo Giáo Hội (xin xem Mô Si A 29). Dân chúng bắt đầu tính thời gian từ khi chính quyền của họ thay đổi.

Trong năm đầu tiên của chế độ các phán quan, một kẻ độc ác tên là Nê Hô bắt đầu ảnh hưởng đến dân Nê Phi. Anh Cả D. Todd Christofferson thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy về lý do tại sao câu chuyện của Nê Hô được đưa vào Sách Mặc Môn.

Sách Mặc Môn ghi chép câu chuyện về một người tên là Nê Hô. Rất dễ để hiểu lý do tại sao khi tóm lược các biên sử một ngàn năm về dân Nê Phi, Mặc Môn đã nghĩ rằng việc viết về người này và ảnh hưởng lâu dài của học thuyết đầy sức phá hoại của hắn là điều quan trọng. Mặc Môn cố gắng cảnh cáo chúng ta khi biết rằng triết lý này sẽ được giảng dạy một lần nữa trong thời kỳ chúng ta. (D. Todd Christofferson, “Ân Tứ Thiêng Liêng về Sự Hối Cải”, Liahona, tháng Mười Một năm 2011, trang 38)

Hãy đọc An Ma 1:2–6 và tìm kiếm những điều Nê Hô đã dạy cho dân chúng. Lập một bản liệt kê những lời dạy của Nê Hô. Ghi chú những lời dạy đó là “Chân chính”, “Sai lạc” hay “Cả hai”.

Để giúp thu hút học viên tích cực tham gia, anh chị em có thể yêu cầu các em liệt kê và phân loại những lời dạy của Nê Hô trên bảng. Mời nhiều học viên chia sẻ những suy nghĩ của các em.

Em có thể đã nhận thấy rằng Nê Hô đã trộn lẫn những lời dạy sai lạc của hắn với những lẽ thật. Điều này minh họa một chiến thuật mà Sa Tan cũng sử dụng. Khi chúng ta so sánh Nê Hô với Sa Tan, chúng ta biết rằng Sa Tan sử dụng những lời dối trá lẫn với lẽ thật để lừa dối mọi người và khiến họ xa rời Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Em thấy được bằng chứng nào về điều này ngày nay?

Anh Cả Dale G. Renlund thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã minh họa những ý kiến sai lạc của Nê Hô ảnh hưởng đến một số người ngày nay ra sao:

15:45

[Một lời dạy sai lạc khiến chúng ta không hối cải] là [nghĩ] rằng tội lỗi của chúng ta không quan trọng vì Thượng Đế yêu thương chúng ta bất kể chúng ta làm điều gì. Thật là cám dỗ để tin vào điều mà Nê Hô xảo trá đã dạy cho dân Gia Ra Hem La: “Tất cả nhân loại sẽ được cứu vào ngày sau cùng, và họ không cần phải kinh hãi hay run sợ gì cả, … và cuối cùng là tất cả mọi người sẽ có được cuộc sống vĩnh cửu”. [An Ma 1:4] Nhưng ý nghĩ cám dỗ này là sai. Thượng Đế thật sự yêu thương chúng ta. Tuy nhiên, điều gì chúng ta làm cũng quan trọng đối với Ngài và đối với chúng ta. Ngài đã đưa ra những chỉ thị rõ ràng về cách chúng ta nên xử sự. Chúng ta gọi đó là những giáo lệnh. Sự chấp nhận của Ngài và cuộc sống vĩnh cửu của chúng ta tùy thuộc vào hành vi của chúng ta, kể cả sự sẵn lòng của chúng ta để khiêm nhường tìm kiếm sự hối cải thật sự. (Dale G. Renlund, “Sự Hối Cải: Một Sự Chọn Lựa Đáng Mừng”, Liahona, tháng Mười Một năm 2016, trang 123)

Nhận ra những lời dạy sai lạc

Đôi khi có thể khó nhận ra những lời dạy sai lạc, giống như những lời dạy của Nê Hô. Thật may mắn là em có thể nhận ra những lời dạy sai lạc đó. Mặc Môn dạy rằng nếu một thông điệp hoặc lời dạy thuyết phục chúng ta “làm điều ác, và không tin nơi Đấng Ky Tô, cùng chối bỏ Ngài và không phục vụ Thượng Đế”, thì chúng ta có thể biết rằng nó là sai lạc và từ quỷ dữ mà ra (Mô Rô Ni 7:17).

  • Điều gì trong những lời dạy của Nê Hô có thể khiến cho người nào đó cảm thấy họ không cần đến Đấng Cứu Rỗi?

    Câu hỏi sau đây có thể giúp học viên nhận ra những lời dạy sai lạc. Khuyến khích một vài học viên chia sẻ những suy nghĩ của các em.

  • Ngày nay, có những lời dạy sai lạc nào khác khiến mọi người xa rời Chúa Giê Su Ky Tô?

Những câu hỏi sau đây là để học viên tự suy ngẫm và không phải để đưa ra thảo luận trong lớp.

Hãy suy ngẫm về những thông điệp em nghe thấy hoặc đọc thường xuyên. Những thông điệp đó ảnh hưởng như thế nào đến em? Có thông điệp nào trong số đó ảnh hưởng tiêu cực đến đức tin của các em nơi Chúa Giê Su Ky Tô không?

Nếu em đang nhận được những thông điệp truyền thông sai lạc ảnh hưởng tiêu cực đến đức tin của em nơi Chúa Giê Su Ky Tô, thì hãy tắt hoặc xóa nguồn của những thông điệp đó ra khỏi cuộc sống của em. Hãy thay thế chúng bằng những sứ điệp sẽ xây đắp đức tin của em nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Ví dụ, tạp chí Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới TrẻLiahona, có sẵn trên trang ChurchofJesusChrist.org, có nội dung xây đắp đức tin.

Có thể là hữu ích khi chỉ ra rằng những lời dạy của Nê Hô có ảnh hưởng độc hại đáng kể. Trong cả Sách An Ma, nhiều nhóm người đã chối bỏ Đấng Cứu Rỗi vì những lời dạy của Nê Hô. Nếu anh chị em cảm thấy học viên có thể có lợi ích từ việc tìm hiểu thêm về điều này, thì hãy xem “Ảnh hưởng của những lời dạy của Nê Hô” trong phần Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung.

Mưu chước tăng tế

Hãy cân nhắc thảo luận sự trung tín của Ghê Đê Ôn trong việc bảo vệ Đấng Ky Tô. Anh chị em có thể tô đậm An Ma 1:7. Anh chị em cũng có thể nói đến An Ma 1:8 và nhắc nhở các học viên về những hành động trung tín của Ghê Đê Ôn trong Mô Si A 22:3–9.

Một ngày nọ, Nê Hô đã gặp một vị lãnh đạo lớn tuổi của Giáo Hội tên là Ghê Đê Ôn. Khi Nê Hô cố gắng dẫn dắt dân của Giáo Hội đi lạc lối, Ghê Đê Ôn “đã dùng những lời của Thượng Đế chống lại [Nê Hô] và khiển trách hắn” (An Ma 1:7). Nê Hô nổi giận với Ghê Đê Ôn và giết ông. Sau đó, Nê Hô bị đưa đến trước An Ma và bị xử tử theo luật pháp (xin xem An Ma 1:9–15).

Đọc An Ma 1:12, tìm kiếm cách An Ma mô tả những lời dạy của Nê Hô.

Anh chị em có thể muốn giúp học viên tập sử dụng phần cước chú. Học viên có thể chia sẻ nhiều cách thức khác nhau để hiểu mưu chước tăng tế là gì. Nếu không ai đề cập đến cước chú 12a, thì hãy chỉ cho học viên đọc nó.

Đọc An Ma 1:162 Nê Phi 26:29, tìm kiếm phần mô tả về mưu chước tăng tế.

  • Em thấy làm thế nào mà việc thuyết giảng của Nê Hô là một ví dụ về mưu chước tăng tế?

  • Em nghĩ tại sao một số ý kiến sai lạc lại phổ biến?

  • Em nghĩ tại sao mưu chước tăng tế lại rất nguy hiểm?

Bác bỏ những lời dạy sai lạc

Giống như Ghê Đê Ôn, chúng ta có thể sử dụng những lời của Thượng Đế để giúp chúng ta bác bỏ những lời dạy sai lạc (xin xem An Ma 1:7, 9). Chọn một hoặc nhiều lời dạy sai lạc của Nê Hô hoặc một số lời dạy em đã nghe được trong thời kỳ của chúng ta. Sau đó, tìm một câu thánh thư để chấn chỉnh sự sai lạc đó. Ví dụ, em có thể bác lại những lời dạy của Nê Hô trong An Ma 1:3 bằng lời dạy của Đấng Cứu Rỗi trong Ma Thi Ơ 23:11.

Một số ví dụ về những câu thánh thư học viên có thể sử dụng bao gồm Ma Thi Ơ 7:15–23; 2 Nê Phi 26:29–31; Mô Si A 18:24–26; Hê La Man 12:25–26; và Giáo Lý và Giao Ước 1:31–32.

  1. Chia sẻ (những) lời dạy sai lạc mà em đã chọn và (những) câu thánh thư mà em cảm thấy chấn chỉnh được những lời dạy sai lạc đó.

  2. Chia sẻ những điều em đã học được từ An Ma 1 về cách nhận biết và bác bỏ những lời dạy sai lạc.