Lớp Giáo Lý
Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 18: Hiểu Giáo Lý


“Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 18: Hiểu Giáo Lý”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)

“Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 18”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn

Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 18

Hiểu Giáo Lý

Đấng Ky Tô đang giảng dạy cho dân Nê Phi

Một mục đích của việc thông thạo giáo lý là giúp em hiểu rõ những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi. Bài học này sẽ tạo cơ hội cho em hiểu sâu hơn về những lẽ thật được giảng dạy trong các đoạn thông thạo giáo lý khác nhau của Sách Mặc Môn.

Giúp học viên học cách liên kết các đoạn thánh thư.Việc tham khảo chéo hoặc liên kết các câu thánh thư có thể giúp học viên hiểu rõ hơn về giáo lý và các nguyên tắc phúc âm và xem những điều đó được dạy như thế nào trong các sách thánh thư khác nhau. Hãy giúp học viên học cách sử dụng các phần tham khảo chéo được cung cấp trong cước chú và các công cụ hỗ trợ học tập khác. Hãy khuyến khích các em tạo các liên kết của riêng mình bằng cách sử dụng các bài nói chuyện tại đại hội trung ương, sách hướng dẫn và tạp chí của Giáo Hội và các nguồn tài liệu đáng tin cậy khác.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên thành tâm chọn một đoạn thông thạo giáo lý trong Sách Mặc Môn mà có thể ban phước cho cuộc sống của các em khi các em nghiên cứu đoạn đó.

Những Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Có thể cần dạy bài học về đoạn thông thạo giáo lý thay cho bài học ôn tập này. Hãy tham khảo thời khóa biểu về tiến độ giảng dạy do giám đốc hoặc điều phối viên giáo vùng hay khu vực cung cấp để đảm bảo rằng mỗi bài học về đoạn thông thạo giáo lý sẽ được giảng dạy trong khi tổ chức lớp giáo lý.

Em là ai?

Hãy tưởng tượng rằng một người nào đó mà em vừa gặp muốn biết thêm về em. Nếu họ yêu cầu mỗi người sau đây viết một câu mô tả điều gì đó tích cực về em, em nghĩ mỗi người đó sẽ viết điều gì?

Để giúp học viên hiểu nhau hơn và gia tăng sự đoàn kết trong lớp, hãy mời học viên viết ra và nộp những câu mà các em nghĩ rằng những người sau đây sẽ sử dụng để mô tả các em. Hãy cho các em biết rằng giấy của các em có thể được đọc cho cả lớp. Hãy đọc một vài tờ giấy trước lớp, tạm dừng sau mỗi tờ để xem liệu học viên có thể xác định được bạn nào cùng lớp đang được mô tả hay không.

  1. Bạn thân của em

  2. Cha mẹ hoặc người giám hộ

  3. Vị giám trợ hoặc chủ tịch chi nhánh của em

  • Việc nói chuyện với những người khác nhau mà biết em có thể giúp người nào đó hiểu em rõ hơn như thế nào?

Tương tự như vậy, việc nghiên cứu và so sánh các lẽ thật có trong nhiều đoạn thông thạo giáo lý có thể giúp em hiểu Đấng Cứu Rỗi và giáo lý của Ngài một cách trọn vẹn hơn, thay vì chỉ dựa vào một đoạn đơn lẻ nào đó.

Hiểu các đoạn thánh thư

Học viên có thể hoàn thành sinh hoạt sau đây trên giấy theo nhóm ba người hoặc trên bảng cùng với cả lớp.

Hãy vẽ một tam giác lớn, và ghi vào ba đỉnh của nó với ba phần tham khảo thánh thư sau đây. Mời học viên viết vào bên trong tam giác các lẽ thật mà mỗi đoạn bổ sung cho sự hiểu biết của các em. Sau đó, thảo luận cách cả ba đoạn này giúp giảng dạy tiến trình để đạt được một chứng ngôn.

Hãy đọc đoạn thông thạo giáo lý Mô Rô Ni 10:4–5, và ghi lại những điều em học được từ đoạn đó.

Sau đó nghiên cứu 2 Nê Phi 28:30Ê The 12:6. Hãy ghi lại những điều mà mỗi đoạn thêm vào sự hiểu biết của em về Mô Rô Ni 10:4–5. (Em có thể cân nhắc tham khảo chéo hoặc liên kết các đoạn này với nhau.)

Hiểu biết về các đề tài phúc âm

Hình ảnh Chúa Giê Su Ky Tô từ video về Sách Mặc Mặc Môn

Việc sử dụng nhiều đoạn thánh thư có thể hữu ích khi em muốn tìm hiểu thêm về một đề tài cụ thể. Ví dụ, em có thể muốn tìm hiểu thêm về Chúa Giê Su Ky Tô. Từ bảng biểu sau đây, hãy chọn ít nhất ba đoạn thông thạo giáo lý mà dạy về Chúa Giê Su Ky Tô. Hãy so sánh những điều em học được về Ngài từ mỗi đoạn.

Cân nhắc trưng ra bảng biểu sau đây.

Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn: An Ma–Mô Rô Ni

Hướng Dẫn Dạy Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên (năm 2024)

Phần Tham Khảo Thánh Thư

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

Phần Tham Khảo Thánh Thư

An Ma 7:11–13

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

“Và Ngài sẽ đi ra ngoài đời để chịu đựng mọi sự đau đớn, thống khổ, cùng mọi cám dỗ”.

Phần Tham Khảo Thánh Thư

An Ma 34:9–10

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

“Cần phải thực hiện sự chuộc tội, … một sự hy sinh vô hạn và vĩnh cửu”.

Phần Tham Khảo Thánh Thư

An Ma 39:9

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

“Chớ đi theo sự thèm khát của mắt mình nữa”.

Phần Tham Khảo Thánh Thư

An Ma 41:10

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

“Sự tà ác có bao giờ là hạnh phúc đâu”.

Phần Tham Khảo Thánh Thư

Hê La Man 5:12

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

“Các con phải xây dựng nền móng của mình trên đá của Đấng Cứu Chuộc chúng ta”.

Phần Tham Khảo Thánh Thư

3 Nê Phi 11:10–11

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

“Ta đã cam chịu theo ý muốn của Đức Chúa Cha trong mọi sự việc từ lúc ban đầu”.

Phần Tham Khảo Thánh Thư

3 Nê Phi 12:48

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

“Ta muốn các ngươi phải được toàn hảo như ta, hay như Cha các ngươi trên trời là toàn hảo vậy”.

Phần Tham Khảo Thánh Thư

3 Nê Phi 27:20

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

“Hãy đến cùng ta và chịu phép báp têm … ngõ hầu các ngươi có thể được thánh hóa nhờ thụ nhận Đức Thánh Linh”.

Phần Tham Khảo Thánh Thư

Ê The 12:6

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

“Các người không thể nhận được bằng chứng cho đến khi đức tin của các người đã được thử thách”.

Phần Tham Khảo Thánh Thư

Ê The 12:27

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

“Nếu loài người đến cùng ta … thì lúc đó ta sẽ làm cho những điều yếu kém trở nên mạnh mẽ đối với họ”.

Phần Tham Khảo Thánh Thư

Mô Rô Ni 7:45–48

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

“Lòng bác ái là tình thương yêu thanh khiết của Đấng Ky Tô”.

Phần Tham Khảo Thánh Thư

Mô Rô Ni 10:4–5

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

“[Hãy] cầu vấn với một tấm lòng chân thành, với chủ ý thật sự cùng có đức tin nơi Đấng Ky Tô … [và] bởi quyền năng của Đức Thánh Linh, các người sẽ có thể biết được lẽ thật của tất cả mọi điều”.

  • Mỗi đoạn mà em đã chọn giúp em hiểu hơn về Đấng Cứu Rỗi ra sao?

Cân nhắc trưng ra một hình ảnh về Chúa Giê Su Ky Tô trên bảng và mời học viên viết quanh bức hình một số phần tham khảo mà các em đã chọn và những lẽ thật mà các em đã tìm thấy.

Sự lựa chọn của em

Cha Thiên Thượng yêu thương em và biết em cần gì trong cuộc sống, bây giờ và trong tương lai. Hãy cân nhắc cầu vấn Ngài trong lời cầu nguyện để giúp em chọn một đoạn thánh thư hoặc đề tài từ bảng biểu trên để nghiên cứu. Sử dụng các kỹ năng liên kết và nghiên cứu theo đề tài mà em đã luyện tập ngày hôm nay để tìm hiểu thêm về đoạn thánh thư hoặc đề tài em đã chọn. Em có thể sử dụng các bước sau đây để hướng dẫn mình:

Nếu anh chị em chọn hoàn thành sinh hoạt sau đây với cả lớp, thì hãy mời cả lớp cùng nhau chọn đoạn thánh thư hoặc đề tài phúc âm mà các em muốn tìm hiểu thêm.

Sau đó, hãy mời học viên làm việc theo các nhóm nhỏ để tìm càng nhiều đoạn thông thạo giáo lý liên quan càng tốt trong một khoảng thời gian nhất định.

Cuối cùng, hãy mời học viên giải thích xem làm thế nào mà các đoạn thánh thư bổ sung mà các em đã tìm thấy giúp gia tăng sự hiểu biết của các em về đoạn hoặc đề tài đã chọn.

  1. Hãy tìm bản liệt kê đầy đủ các đoạn thông thạo giáo lý và các cụm từ thánh thư then chốt ở cuối Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý (năm 2023).

  2. Hãy chọn và đọc ít nhất hai đoạn thông thạo giáo lý Sách Mặc Môn liên quan đến đoạn hoặc đề tài em đã chọn để nghiên cứu. Viết về cách mà mỗi đoạn thánh thư làm gia tăng sự hiểu biết của em về đoạn hoặc đề tài mà em đã chọn như thế nào.

  3. Chọn và đọc ít nhất hai đoạn thông thạo giáo lý bổ sung từ các khóa học thánh thư khác mà bổ sung cho sự hiểu biết của em về đoạn thánh thư trong Sách Mặc Môn hoặc đề tài mà em đã chọn. Hãy viết về cách mà mỗi đoạn làm gia tăng sự hiểu biết của em về đoạn thánh thư trong Sách Mặc Môn hoặc đề tài mà em đã chọn như thế nào.

Suy ngẫm xem việc áp dụng kiên định những điều em đã luyện tập ngày hôm nay khi học tập thánh thư tại nhà có thể giúp em ra sao.

Nếu học viên đã tự mình hoàn tất sinh hoạt trước, thì hãy mời các em chia sẻ với các học viên xung quanh mình về đoạn thánh thư trong Sách Mặc Môn hoặc đề tài mà các em đã chọn và những điều mà các em đã học được từ mỗi đoạn mình tìm thấy.

Nếu thời gian cho phép, hãy cân nhắc thực hiện lại sinh hoạt này, bắt đầu với một đoạn thánh thư hoặc đề tài khác.