Lớp Giáo Lý
Mô Rô Ni 7–9: Khái Quát


“Mô Rô Ni 7–9: Khái Quát”, Hướng Dẫn Dạy Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên (năm 2024)

“Mô Rô Ni 7–9”, Hướng Dẫn Dạy Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên

Mô Rô Ni 7–9

Khái Quát

Mô Rô Ni, người đã lang thang một mình trong nhiều năm sau khi dân của ông bị hủy diệt, đã ghi lại lời của cha mình về niềm hy vọng mà chúng ta có thể có nơi Đấng Ky Tô về những điều lớn lao hơn sẽ đến. Ông khuyến khích chúng ta sử dụng Ánh Sáng của Đấng Ky Tô để phân biệt điều đúng với điều sai. Ông đã dạy cách “nắm vững được mọi điều tốt lành” (Mô Rô Ni 7:20, 25), đặc biệt là lòng bác ái, “tình thương yêu thanh khiết của Đấng Ky Tô” (Mô Rô Ni 7:47). Ông cũng chia sẻ một lá thư từ cha mình dạy rằng trẻ thơ được cứu rỗi nhờ Sự Chuộc Tội của Đấng Ky Tô và không cần phải chịu phép báp têm.

Chuẩn Bị Giảng Dạy

Thông tin sau đây cung cấp cho giảng viên ý tưởng về những điều có thể cần được chuẩn bị trước cho mỗi bài học.

Mô Rô Ni 7:1–19

Mục đích của bài học: Bài học này có thể giúp học viên trông cậy nơi Chúa Giê Su Ky Tô để xét đoán giữa điều thiện và điều tà ác.

  • Học viên chuẩn bị: Hãy mời học viên chuẩn bị trước khi đến lớp để sẵn sàng chia sẻ xem niềm tin của các em nơi Chúa Giê Su Ky Tô đã ảnh hưởng như thế nào đến những lựa chọn của các em.

  • Hình ảnh cần trưng ra: Hình ảnh có hai ô vuông có vẻ như có các sắc độ xám khác nhau

  • Dụng cụ trực quan: Một chiếc đèn pin cho bài học trực quan được gợi ý

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Để dạy bài học trực quan với chiếc đèn pin, hãy đảm bảo rằng không gian xung quanh anh chị em mờ tối. Hãy cân nhắc đóng rèm, chuyển sang một căn phòng không có nhiều cửa sổ hoặc phủ một tấm chăn lên máy tính và bản thân anh chị em. (Anh chị em có thể muốn luyện tập sinh hoạt này bằng cách sử dụng camera trên máy tính của mình trước buổi học để đảm bảo rằng không gian xung quanh đủ tối.) Hãy mời học viên đọc một câu thánh thư hoặc một tấm thiệp mà anh chị em giơ lên trước camera trong khi xung quanh vẫn còn tối. Sau đó, chiếu đèn pin lên tấm thiệp hoặc câu thánh thư và yêu cầu học viên thử lại. Cũng có thể là hữu ích khi mời trước một học viên để thực hiện bài học với dụng cụ trực quan này cho cả lớp.

Mô Rô Ni 7:20–43

Mục đích của bài học: Bài học này có thể giúp học viên cảm thấy gia tăng hy vọng nhờ Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Học viên chuẩn bị: Hãy cân nhắc mời học viên đọc 1 Phi E Rơ 3:15 và suy ngẫm về cách Chúa Giê Su Ky Tô ban cho các em niềm hy vọng.

  • Dụng cụ trực quan: Một cái bàn bày nhiều đồ vật khác nhau, bao gồm cả đồ ăn vặt mà các học viên có thể coi là lành mạnh và không lành mạnh

  • Video:Alma Testifies to His Son Helaman” (7:09; xem từ phút 1:30 đến 2:32); “Đức Thầy Chữa Lành” (13:00; xem từ phút 8:49 đến 11:53)

  • Tài liệu phát tay:Tìm Kiếm Niềm Hy Vọng nơi Chúa Giê Su Ky Tô

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Hãy cân nhắc sử dụng camera của anh chị em để cho học viên xem chiếc bàn đã được chuẩn bị cho bài học với dụng cụ trực quan và hỏi học viên xem những món nào mà các em cho là tốt và những món nào các em cho là không tốt.

Mô Rô Ni 7:44–48

Mục đích của bài học: Bài học này nhằm giúp học viên hiểu và tìm kiếm lòng bác ái trong cuộc sống của các em.

  • Học viên chuẩn bị: Hãy mời học viên nghĩ đến những ví dụ khi Đấng Cứu Rỗi cho thấy tình thương yêu, cũng như những ví dụ ngày nay về tình yêu thương giống như Đấng Ky Tô.

  • Video:Lòng Bác Ái Không Bao Giờ Hư Mất” (19:48; xem từ phút 15:05 đến 17:22)

  • Hình ảnh cần trưng ra: Bức tranh về Đấng Cứu Rỗi

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Hãy cân nhắc mời học viên sử dụng tính năng chat để chia sẻ những câu hỏi của các em về lòng bác ái. Điều này sẽ giúp các bạn cùng lớp có thể đọc câu hỏi của các em trong phần tiếp theo của bài học. Sau đó, trưng ra những sinh hoạt mà học viên có thể thực hiện để cố gắng tìm câu trả lời cho các câu hỏi của các em.

Thông Thạo Giáo Lý: Mô Rô Ni 7:45–48

Mục đích của bài học: Bài học này có thể giúp học viên học thuộc lòng phần tham khảo thông thạo giáo lý và cụm từ thánh thư then chốt trong Mô Rô Ni 7:45–48, giải thích giáo lý được dạy trong đoạn này và áp dụng các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh vào những tình huống thực tế.

  • Học viên chuẩn bị: Hãy mời học viên suy nghĩ về những tình huống mà các em đã trải qua hoặc chứng kiến, trong đó các em có thể thực hành lòng bác ái

  • Nội dung cần trưng ra: Một bức vẽ hình trái tim trên bảng với phần tham khảo thánh thư và những từ của cụm từ thánh thư then chốt được viết xung quanh trái tim theo thứ tự ngẫu nhiên

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Để giúp học viên của anh chị em ôn lại các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh, hãy cân nhắc xáo trộn các từ ở mỗi nguyên tắc trong số ba nguyên tắc. Nhập từng nguyên tắc đã được xáo trộn vào khung chat và mời học viên đọc lại theo thứ tự đúng càng nhanh càng tốt.

Mô Rô Ni 8

Mục đích của bài học: Bài học này nhằm giúp học viên hiểu rõ hơn tại sao trẻ nhỏ không cần phải chịu phép báp têm và điều đó dạy cho chúng ta điều gì về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Học viên chuẩn bị: Anh chị em có thể chia sẻ câu chuyện từ đầu bài học hoặc một điều gì đó tương tự và yêu cầu học viên suy nghĩ về cách các em có thể phản ứng với tình huống này.

  • Video:Một Đứa Con Trẻ Sẽ Dắt Chúng Nó Đi” (16:55; xem từ phút 4:40 đến 5:59)

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Anh chị em có thể tạo lại bảng biểu dưới dạng kỹ thuật số và chia sẻ màn hình của mình với các học viên. Khi học viên báo cáo những điều các em đã tìm thấy trong việc nghiên cứu của mình, thì anh chị em có thể nhập những phát hiện của các em vào cột thích hợp.