Thông Thạo Giáo Lý: Mô Rô Ni 7:45–48—“Lòng Bác Ái Là Tình Thương Yêu Thanh Khiết của Đấng Ky Tô”
“Thông Thạo Giáo Lý: Mô Rô Ni 7:45–48—‘Lòng Bác Ái Là Tình Thương Yêu Thanh Khiết của Đấng Ky Tô’”, Hướng Dẫn Dạy Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên (năm 2024)
“Thông Thạo Giáo Lý: Mô Rô Ni 7:45–48”, Hướng Dẫn Dạy Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên
“Lòng Bác Ái Là Tình Thương Yêu Thanh Khiết của Đấng Ky Tô”
Khi nghiên cứu về Mô Rô Ni 7:44–48, em đã học cách tìm kiếm để phát triển lòng bác ái, tình thương yêu thanh khiết của Chúa Giê Su Ky Tô. Bài học này có thể giúp học viên học thuộc lòng phần tham khảo thông thạo giáo lý và cụm từ thánh thư then chốt trong Mô Rô Ni 7:45–48, giải thích giáo lý được dạy trong đoạn này và áp dụng các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh vào những tình huống thực tế.
Các Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện
Giải thích và học thuộc lòng
Hãy tưởng tượng trong một cuộc thảo luận Hãy Đến Mà Theo Ta với gia đình của em, trong khi nói về ý nghĩa của lòng bác ái, em trai của em nói điều gì đó như, “Chẳng phải lòng bác ái chỉ là làm những điều tốt đẹp cho mọi người sao?” Em nói với em trai của mình rằng tốt bụng là một phần của lòng bác ái nhưng em đã học được nhiều hơn về điều đó trong lớp giáo lý.
Em sẽ nói với em của mình những chi tiết nào khác về lòng bác ái?
Thực hành cách áp dụng
Xem xét trong đức tin.
Tìm kiếm thêm sự hiểu biết qua quan điểm thiêng liêng đã được Chúa quy định.
Hành động theo các khái niệm và câu hỏi với những nguồn tài liệu vĩnh cửu.
Oskar dễ bị các em của mình làm phiền. Chúng thường nài nỉ Oskar chơi chung hoặc giúp chúng làm bài tập về nhà. Oskar chỉ muốn các em để cho mình yên để cậu ấy có thể làm việc riêng của mình.
Hae-Won biết được rằng một bạn khác trong lớp Hội Thiếu Nữ đã lan truyền tin đồn về mình. Hae-Won cảm thấy bối rối và bị tổn thương bởi điều này và không chắc nên phản ứng ra sao.
Kapo muốn trở nên nổi tiếng ở trường và tỏ ra không biết sợ trước mặt bạn bè. Cậu ta thường coi thường các bạn cùng lớp khác và lấy đồ của họ mà không hỏi trước.
Tìm kiếm thêm sự hiểu biết qua các nguồn phương tiện thiêng liêng đã được Chúa quy định
Em có thể chia sẻ điều gì từ Mô Rô Ni 7:45–48 mà có thể thúc đẩy người này cho thấy lòng bác ái nhiều hơn trong tình huống của họ?
Có một số câu thánh thư hoặc lời phát biểu nào khác của các lãnh đạo Giáo Hội mà có thể giúp ích?
Hành động trong đức tin
Người này có thể gặp những thử thách nào khi họ cố gắng áp dụng những điều mà em chia sẻ với họ?
Họ có thể hành động trong đức tin như thế nào ngay cả với những thử thách này?
Xem xét các khái niệm và câu hỏi bằng một quan điểm vĩnh cửu
Làm thế nào mà việc xem xét tình huống với một quan điểm vĩnh cửu có thể giúp người đó cảm thấy có lòng bác ái hơn đối với người khác?
Việc xem xét cách Chúa Giê Su Ky Tô đối xử với những người khác có thể giúp người này có lòng bác ái hơn như thế nào?