Trong các phần ghi chép của mình, tiên tri Mô Rô Ni đã chia sẻ một lá thư do cha mình, Mặc Môn, đã viết cho ông về phép báp têm cho trẻ nhỏ. Các bài viết của Mặc Môn về đề tài này bắt nguồn từ một sự mặc khải mà ông đã nhận được từ Chúa Giê Su Ky Tô. Sự mặc khải minh họa quyền năng của Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi và cách mà quyền năng đó tác động đến trẻ nhỏ. Bài học này nhằm giúp học viên hiểu rõ hơn tại sao trẻ nhỏ không cần phải chịu phép báp têm và điều đó dạy chúng ta điều gì về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô.
Các Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện
Em sẽ phản ứng như thế nào?
Hãy đọc câu chuyện sau đây được Chủ Tịch Boyd K. Packer (1924–2015) thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ chia sẻ, hoặc xem “Một Đứa Con Trẻ Sẽ Dắt Chúng Nó Đi” từ phút 4:42 đến 5:59, có sẵn trên trang ChurchofJesusChrist.org. Hãy tưởng tượng em là một trong những người truyền giáo trong tình huống này.
16:55
Hai người truyền giáo đang phục vụ ở vùng núi miền nam Hoa Kỳ. Một ngày nọ, từ một đỉnh đồi, họ thấy người ta quy tụ lại trong một khu đất phá hoang ở đằng xa phía dưới đó. Những người truyền giáo thường không có nhiều người để có thể thuyết giảng nên họ đi xuống khu đất đó.
Một đứa bé trai bị chết đuối, và lúc đó là tang lễ của nó. Cha mẹ của nó đã cho mời vị mục sư đến để nói chuyện trong tang lễ của con trai họ. Những người truyền giáo đứng ngoài sau trong khi vị mục sư du hành đó đứng đối diện với hai người cha mẹ đang đau buồn và bắt đầu bài giảng của mình. Nếu hai người cha mẹ đó trông mong nhận được sự an ủi từ vị mục sư này thì chắc hẳn họ sẽ thất vọng.
Vị mục sư quở trách họ một cách nghiêm khắc vì đã không để cho đứa bé đó chịu phép báp têm. Họ đã trì hoãn việc đó vì lý do này hay lý do khác, và giờ đây thì đã quá trễ. Vị mục sư ấy nói thẳng thừng với họ rằng đứa con của họ đã đi xuống địa ngục rồi. Đó là lỗi của họ. Họ phải chịu trách nhiệm về nỗi thống khổ bất tận của đứa bé.
Sau khi bài giảng kết thúc và ngôi mộ đã được lắp đất, hai anh cả tiến đến gần hai cha mẹ đang buồn phiền. Họ nói với người mẹ: “Chúng tôi là tôi tớ của Chúa, và chúng tôi đã đến với một sứ điệp cho bà”. (Boyd K. Packer, “Một Đứa Con Trẻ Sẽ Dắt Chúng Nó Đi”, Liahona, tháng Năm năm 2012, trang 7)
Hãy đánh giá câu trả lời của em cho câu hỏi sau theo thang điểm từ 1 đến 4, với (1) không tin chút nào, (2) có phần tin, (3) tin và (4) tin chắc.
Em sẽ cảm thấy tin chắc như thế nào khi giảng dạy và an ủi những bậc cha mẹ đau buồn này và giúp họ cảm nhận được tình thương yêu của Chúa?
Khi em nghiên cứu Mô Rô Ni 8, thì hãy suy ngẫm cách em có thể giúp những bậc cha mẹ này hiểu rõ hơn về Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô liên quan đến trẻ nhỏ. Ngoài ra, hãy suy nghĩ xem làm thế nào mà những lẽ thật từ Mô Rô Ni 8 có thể giúp em hiểu rõ hơn lòng nhân từ và sự thương xót của Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô.
Trẻ con là những người lành mạnh
Khi vừa được kêu gọi vào giáo vụ cho Chúa Giê Su Ky Tô, Mô Rô Ni đã nhận được một lá thư từ cha mình là Mặc Môn. Mặc Môn đã viết cho “con trai yêu dấu” của mình (Mô Rô Ni 8:2) rằng ông “luôn luôn nhớ đến [con trai mình] trong lời cầu nguyện [của ông]” (Mô Rô Ni 8:3). Ông đã khuyên bảo Mô Rô Ni về những cuộc cãi vã đã nảy sinh giữa dân Nê Phi về phép báp têm cho trẻ thơ. Sau này trong cuộc đời của mình, Mô Rô Ni đã thêm lá thư này vào biên sử mà ông đã khắc lên các bảng khắc bằng vàng.
Hãy đọc Mô Rô Ni 8:4–8, tìm kiếm xem Mặc Môn đã phản ứng như thế nào khi nghe về những cuộc cãi vã.
Tại sao trẻ nhỏ không cần phải chịu phép báp têm
Những điều chúng ta học được về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô
Một lẽ thật mà chúng ta có thể học được từ những câu này là trẻ nhỏ được làm cho lành mạnh nhờ Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô.
Một công cụ nghiên cứu thánh thư hữu ích là sử dụng phần cước chú. Hãy chú ý cước chú c bên cạnh “những người lành mạnh” trong câu 8.
Hãy đọc ít nhất một trong số các câu sau đây từ cước chú, tìm hiểu lý do tại sao trẻ nhỏ là những người lành mạnh:
“Trẻ con là những người lành mạnh” trong Mô Rô Ni 8:8 có nghĩa gì?
Trẻ nhỏ không cần phải chịu phép báp têm
Mặc Môn đã đưa ra những sự hiểu biết sâu sắc khác mà giúp chúng ta tìm hiểu thêm về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô từ giáo lý này liên quan đến trẻ em. Hãy đọc các câu sau đây, tìm kiếm các ý mà em có thể thêm vào cả hai mặt của bảng biểu.