Lớp Giáo Lý
Mô Rô Ni 7:20–43: Tìm Thấy Niềm Hy Vọng nơi Đấng Ky Tô


“Mô Rô Ni 7:20–43: Tìm Thấy Niềm Hy Vọng nơi Đấng Ky Tô’”, Hướng Dẫn Dạy Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên (năm 2024)

“Mô Rô Ni 7:20–43”, Hướng Dẫn Dạy Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên

Mô Rô Ni 7:20–43

Tìm Thấy Niềm Hy Vọng nơi Đấng Ky Tô

Đấng Ky Tô mỉm cười với một đứa trẻ

Em có bao giờ cần cảm thấy hy vọng nhiều hơn trong cuộc sống của mình không? Mô Rô Ni, người đã lang thang một mình trong nhiều năm sau khi dân của ông bị hủy diệt, đã ghi lại lời của cha mình về niềm hy vọng mà chúng ta có thể có nơi Đấng Ky Tô về những điều lớn lao hơn sẽ đến. Bài học này có thể giúp em cảm thấy niềm hy vọng gia tăng nhờ Chúa Giê Su Ky Tô.

Hãy giúp học viên nhận ra ảnh hưởng của Đấng Cứu Rỗi trong cuộc sống của các em. Hãy tìm kiếm cơ hội để nhấn mạnh vào quyền năng nâng cao tinh thần và lòng thương xót của Đấng Cứu Rỗi như được ghi lại trong thánh thư. Hãy mời học viên suy ngẫm xem Chúa Giê Su Ky Tô đã làm nhẹ gánh nặng của các em và giúp các em chịu đựng những khó khăn như thế nào. Hãy khuyến khích các em tìm đến Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô bằng đức tin.

Học viên chuẩn bị: Hãy cân nhắc mời học viên đọc 1 Phi E Rơ 3:15 và suy ngẫm về cách Chúa Giê Su Ky Tô ban cho các em niềm hy vọng.

Các Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Hãy nắm vững được mọi điều tốt lành

Nếu có thể, hãy chuẩn bị một cái bàn bày những món mà học viên sẽ muốn có được và những đồ vật mà học viên sẽ không muốn lấy (ví dụ: có thể có một số bánh kẹo ngon trên bàn cũng như rau héo và giấy gói kẹo). Hãy bắt đầu bằng cách mời học viên đến và “nắm vững” một món mà các em chọn. Hãy hỏi các em lý do tại sao các em chọn những thứ đó và các em có xem nó là “điều tốt lành” hay không.

Trong Mô Rô Ni 7, Mặc Môn nói rằng ông muốn giúp dân của mình biết cách để họ có thể “nắm vững được mọi điều tốt lành” (câu 21).

  • Khi Mặc Môn sử dụng cụm từ “điều tốt lành”, thì em nghĩ ông đang đề cập đến điều gì?

  • Em muốn nắm vững, hoặc nhận được một số “điều tốt lành” nào về mặt thuộc linh và vĩnh cửu trong cuộc sống này hoặc cuộc sống tiếp theo?

Em có thể nhớ rằng trong Mô Rô Ni 7:12–19, Mặc Môn đã dạy rằng tất cả những điều tốt đẹp đều đến từ Chúa Giê Su Ky Tô. Hãy đọc Mô Rô Ni 7:20–26, tìm kiếm những điều Mặc Môn đã dạy về cách để nhận được những điều tốt lành này từ Đấng Ky Tô.

  • Em đã tìm thấy điều gì?

    Nếu cần, hãy giải thích Mặc Môn đã nhấn mạnh rằng chúng ta cần phải có đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Mặc Môn đã dạy rằng để giúp chúng ta có đức tin nơi Đấng Ky Tô, Cha Thiên Thượng đã phái các thiên sứ đến dạy về Vị Nam Tử của Ngài.

  • Em có thể nghĩ đến những câu chuyện nào mà trong đó Cha Thiên Thượng đã phái các thiên sứ đến để tuyên bố rằng Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Cứu Rỗi của thế gian?

Một số câu trả lời có thể bao gồm các thiên sứ đã đến với A Đam và Ê Va (Môi Se 5:6–9), Vua Bên Gia Min (Mô Si A 3:1–11) và những người chăn chiên (Lu Ca 2:10–12).

Ý nghĩa của niềm hy vọng

Để giúp em chuẩn bị tìm hiểu thêm về những lời giảng dạy của Mặc Môn về niềm hy vọng, hãy đọc câu chuyện này từ Anh Cả Dieter F. Uchtdorf thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ:

Trước khi tôi tròn 12 tuổi, gia đình chúng tôi đã hai lần bị bắt buộc phải rời khỏi nhà của mình và bắt đầu lại trong cảnh hỗn loạn, sợ hãi và bất ổn do chiến tranh và sự chia rẽ chính trị gây ra. Đó là khoảng thời gian đầy lo lắng đối với tôi. …

Thời gian ảm đạm này sau Đệ Nhị Thế Chiến đã để lại ảnh hưởng đáng kể cho thế giới. Nó đã để lại dấu ấn nơi tôi.

Lúc ấy, trong những giờ phút cô đơn nhất của mình, tôi thường tự hỏi: “Liệu có còn hy vọng nào trên thế giới này không?” (Dieter F. Uchtdorf, “Thượng Đế Đang ở giữa Chúng Ta”, Liahona, tháng Năm năm 2021, trang 8)

  • Ngày nay, mọi người cảm thấy thiếu hy vọng vì một số lý do nào?

Hãy cân nhắc viết những câu trả lời của học viên lên trên bảng.

Anh Cả Uchtdorf nhớ lại rằng “trong khi thế giới đang tràn ngập sự nhạo báng, cay đắng, hận thù và sợ hãi” thì ông đã tìm thấy một điều gì đó khiến “lòng [ông] tràn đầy hy vọng” (“Thượng Đế Đang ở giữa Chúng Ta”, Liahona, tháng Năm năm 2021, trang 8).

Em có đang thiếu hy vọng trong cuộc sống của mình không? Hãy suy nghĩ về những điều mang lại niềm hy vọng cho em ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn nhất. Khi em tiếp tục học bài học này, hãy tìm kiếm những lẽ thật có thể giúp lòng em tràn đầy hy vọng.

Mặc Môn dạy về niềm hy vọng

Hãy đọc Mô Rô Ni 7:40–44 và tìm hiểu xem đức tin của chúng ta nơi Chúa Giê Su Ky Tô có liên quan như thế nào đến niềm hy vọng.

Một phần của cuộc thảo luận này là anh chị em có thể muốn chỉ ra rằng Mặc Môn cũng dạy rằng lòng bác ái là điều cần thiết để nắm vững tất cả những điều tốt đẹp đến từ Đấng Ky Tô. Lòng bác ái sẽ được giảng dạy trong bài học tiếp theo.

  • Em sẽ tóm lược câu 41 bằng lời của riêng mình như thế nào?

Một lẽ thật từ những lời giảng dạy của Mặc Môn

Một lẽ thật mà chúng ta có thể học được từ Mặc Môn là nếu chúng ta sử dụng đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô thì chúng ta có thể có được niềm hy vọng qua Sự Chuộc Tội của Ngài để được sống lại vĩnh cửu.

  • Em nghĩ việc có niềm hy vọng nơi Chúa Giê Su Ky Tô có nghĩa là gì?

    Khi học viên trả lời, hãy giúp các em hiểu rằng niềm hy vọng này không phải là ước muốn theo kiểu thế gian. Niềm hy vọng nơi Chúa Giê Su Ky Tô là được tràn đầy sự đảm bảo rằng cuối cùng chúng ta sẽ hội đủ điều kiện để có được cuộc sống vĩnh cửu.

  • Tại sao chúng ta cần phải khiêm nhường, hoặc “nhu mì và khiêm tốn trong lòng” (Mô Rô Ni 7:43), để sử dụng đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và có niềm hy vọng?

Để xem ví dụ về một người đã tìm thấy niềm hy vọng qua đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô, thì hãy ôn lại một trong những câu chuyện sau đây. Khi ôn lại, hãy tìm hiểu xem người đó đã có niềm hy vọng qua Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào.

Hãy chọn một trong các câu chuyện sau đây để chia sẻ với cả lớp hoặc chuẩn bị sẵn tất cả các câu chuyện và cho phép học viên chọn câu chuyện mà các em muốn đọc hoặc muốn xem.

  • Hãy đọc An Ma 22:12–18, câu chuyện về cha của Vua La Mô Ni.

  • Hãy đọc An Ma 36:12–21, hoặc xem “Alma Testifies to His Son Helaman (An Ma Làm Chứng với Con Trai Hê La Man của Ông)”, có sẵn trên trang ChurchofJesusChrist.org, từ phút 1:30 đến 2:32.

    7:9

    Alma Testifies to His Son Helaman | Alma 36–37

    Alma the younger explains his conversion to his son Helaman. Alma promises that if Helaman keeps the commandments of God, he will prosper. Alma asks Helaman to continue keeping the sacred records of the people.

  • 4:41

    Finding Hope Through the Resurrection of Christ

    Jesus Christ is central to our Heavenly Father’s plan of salvation. Through our Savior’s atonement and resurrection, He made it possible for us to live again with our loved ones for eternity.

  • Hãy xem “Đức Thầy Chữa Lành”, có sẵn trên trang ChurchofJesusChrist.org, từ phút 8:49 đến 11:53.

    13:0

    The Master Healer

    Sister Stephens testifies of the Savior’s power to heal us from our sins, from the unrighteous actions of others, and from difficulties of mortality.

Hãy mời học viên chia sẻ về khi các em có được niềm hy vọng nhờ việc thực hành đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và tình huống có thể đã khác đi ra sao nếu không có niềm hy vọng đó.

Điều quan trọng cần lưu ý là ngay cả khi chúng ta cho thấy đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và hy vọng vào những phước lành mà Ngài ban cho, thì chúng ta vẫn có thể có những giây phút khó khăn và thử thách trong cuộc sống của mình. Nhưng khi chúng ta tiếp tục sử dụng đức tin nơi Đấng Cứu Rỗi và tập trung vào Ngài và cuộc sống vĩnh cửu mà Ngài ban cho chúng ta, thì chúng ta sẽ đạt được niềm hy vọng mà chúng ta tìm kiếm.

biểu tượng tài liệu phát tay Đối với sinh hoạt sau đây, hãy cân nhắc mời học viên làm việc cùng nhau theo nhóm nhỏ để hoàn thành tài liệu phát tay.

Tìm Thấy Niềm Hy Vọng nơi Chúa Giê Su Ky Tô

Hướng Dẫn Dạy Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên (năm 2024)—“Mô Rô Ni 7:20–43: Tìm Thấy Niềm Hy Vọng nơi Đấng Ky Tô”

Để giúp em suy nghĩ về việc có niềm hy vọng nhờ vào Đấng Ky Tô có thể ảnh hưởng ra sao đến cuộc sống của chúng ta trong các hoàn cảnh khác nhau, thì hãy chọn một trong các tình huống sau đây (hoặc tự nghĩ ra một tình huống của riêng mình):

  • James lại rơi vào những thói quen tội lỗi mà cậu tưởng mình đã bỏ được.

  • Cha của Becca đã ngừng đến nhà thờ và tuyên bố rằng ông không còn tin nơi Thượng Đế nữa.

  • Analise đang phải vật lộn để hoàn thành mọi nghĩa vụ của mình ở trường, ở nơi làm việc và ở nhà.

Hãy hoàn thành hai cụm từ này, nêu rõ cách người đó có thể nhìn nhận hoàn cảnh của mình theo một cách khác:

  • Khi không có niềm hy vọng nơi Chúa Giê Su Ky Tô,

  • Khi có niềm hy vọng nơi Chúa Giê Su Ky Tô,

Hãy thảo luận những câu hỏi sau đây:

  • Người này có thể sử dụng đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào? Hãy xem liệu em có thể tìm thấy một câu thánh thư để đưa vào câu trả lời của mình hay không.

  • Làm thế nào mà việc sử dụng đức tin theo cách đó có thể giúp người này có thêm niềm hy vọng qua Chúa Giê Su Ky Tô?

  • Em có thể nói gì với người này nếu họ hỏi em tại sao em có niềm hy vọng nơi Chúa Giê Su Ky Tô? (Xin xem 1 Phi E Rơ 3:15.)

Sau khi các nhóm đã hoàn thành sinh hoạt này, thì hãy mời các em cử một người phát ngôn chia sẻ một trong những điều đã thảo luận mà các em nghĩ sẽ hữu ích nhất.

Hãy chia sẻ chứng ngôn của anh chị em về việc có niềm hy vọng nơi Đấng Cứu Rỗi. Hãy nhớ rằng một số học viên của anh chị em có thể đang tìm kiếm thêm hy vọng trong cuộc sống của các em. Chứng ngôn của anh chị em và chứng ngôn của những người bạn cùng lớp có thể là một phước lành lớn lao cho học viên và soi dẫn cho các em có nhiều hy vọng hơn.